Luyện tập cấu tạo và tính chất của amin, amino axit và protein (Tiếp)

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 20 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 20 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Vận dụng
    Tính hiệu suất của phản ứng

    Hòa tan 30 gam glyxin trong 60 gam etanol rồi thêm từ từ 10 ml dung dịch H2SO4 đặc, sau đó nung nóng một thời gian. Để nguội, cho hỗn hợp vào nước lạnh, rồi trung hòa bằng NH3 dư thu được một sản phẩm hữu cơ có khối lượng 32,96 gam. Hiệu suất của phản ứng là:

    Hướng dẫn:

    H2NCH2COOH + C2H5OH → H2NCH2COOC2H5 + H2O

              0,4                  1,3                       

              0,32       \leftarrow     0,32        \leftarrow         0,32 

    Ta thấy ban đầu nglyxin < netanol \Rightarrow H% tính theo glyxin

    \Rightarrow\mathrm H\;=\;\frac{0,32}{0,4}.100\%\;=\;80\%

  • Câu 2: Thông hiểu
    Tính khối lượng phân tử peptit X

    Peptit X có công thức sau: Gly-Ala-Val. Khối lượng phân tử của peptit X (đvC) là

    Hướng dẫn:

    Peptit X có công thức sau: Gly-Ala-Val

    ⇒ MX = 75 + 89 + 117 – 36 = 245

  • Câu 3: Vận dụng cao
    Tính số liên kết peptit

    Đốt cháy hoàn toàn x mol một peptit X mạch hở được tạo thành từ amino axit no A chỉ chứa 1 nhóm –NH2 và một nhóm –COOH thì thu được b mol CO2 và c mol nước. Biết b – c = 3,5x. Số liên kết peptit trong X là

    Hướng dẫn:

    Giả sử X có CTTQ:

    H-(HNCH(R)CO)n-OH : x mol

    Quy đổi X gồm:

    CO-NH: nx mol; CH2: y mol; H2O: x mol

    Ta có:

    nCO2 = nx + y = b (bảo toàn C)

    nH2O = 0,5nx + x + y = c (bảo toàn H)

    Theo giả thiết: b - c = 3,5x

    ⇒ nx + y – (0,5nx + x + y) = 3,5x

    ⇒ n = 9

    ⇒ Số liên kết peptit = số mắt xích peptit – 1 = n – 1 = 8.

  • Câu 4: Vận dụng
    Tính khối lượng chất rắn thu được

    Tripeptit X có công thức sau: H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH(CH3)-COOH. Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol X trong 400 ml dung dịch NaOH 1M. Khối lượng chất rắn thu được khi cô cạn dung dịch sau phản ứng là:

    Hướng dẫn:

     X là Gly-Ala-Ala có MX = 75 + 89.2 – 2.18 = 217

    Gly-Ala-Ala + 3NaOH → hh muối + H2O

             0,1            →                            0,1

    Bảo toàn khối lượng:

    mchất rắn = mX + mNaOH ban đầu – mH2O

    = 0,1.217 + 0,4.40 – 0,1.18 = 35,9 gam

  • Câu 5: Thông hiểu
    Xác định công thức của amin X

    Cho amin X phản ứng với dung dịch HCl dư, thu được muối có phân tử khối bằng 95,5. Công thức của X là?

    Hướng dẫn:

    Mmuối = 95,5 \Rightarrow Mamin = 95,5 - 36,5 = 59 

    \Rightarrow X là C3H9N.

  • Câu 6: Thông hiểu
    Các tính chất của amino axit

    Cho các tính chất sau:

    (1) Là chất rắn tinh thể không màu, vị hơi ngọt.

    (2) Nhiệt độ nóng chảy cao.

    (3) Nhiệt độ nóng chảy thấp.

    (4) Luôn luôn có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp.

    (5) Luôn luôn có khả năng tham gia phản ứng trùng ngưng.

    (6) Có khả năng tham gia phản ứng este hóa.

    (7) Là hợp chất lưỡng tính.

    Có bao nhiêu tính chất của amino axit?

    Hướng dẫn:

    - Tính chất vật lí: Các amino axit là những chất rắn ở dạng tinh thể không màu, vi hơi ngọt, có nhiệt độ nóng chảy cao (khoảng từ 220 đến 300oC).

    - Tính chất hóa học:

    • Phân tử amino axit có nhóm COOH thể hiện tính axit và NH2 thể hiện tính bazơ nên có tính chất lưỡng tính và luôn luôn có phản ứng trùng ngưng.
    • Trong phân tử có nhóm COOH nên amino axit có khả năng tham gia phản ứng este hóa.

    Vậy các tính chất của amino axit là: (1); (2); (5); (6); (7)

  • Câu 7: Vận dụng
    Xác định CTCT đúng của X, Y, Z

    Các chất X, Y, Z có cùng CTPT C2H5O2N. X tác dụng được cả với HCl và Na2O. Y tác dụng được với H mới sinh tạo ra Y1. Y1 tác dụng với H2SO4 tạo ra muối Y2. Y2 tác dụng với NaOH tái tạo lại Y1. Z tác dụng với NaOH tạo ra một muối và khí NH3. CTCT đúng của X, Y, Z là:

    Hướng dẫn:
    • X là H2NCH2COOH:

    H2NCH2COOH + HCl ightarrow ClH3NCH2COOH

    H2NCH2COOH + Na2O ightarrow H2NCH2COONa + H2O

    • Y là CH3CH2NO2:

    CH3CH2NO2 + [H] ightarrow CH3CH2NH2 (Y1)

    CH3CH2NH2 + H2SO4 ightarrow CH3CH2NH3HSO4 (Y2)

    CH3CH2NH3HSO4 + 2NaOH ightarrow CH3CH2NH2 + Na2SO4 + H2O

    • Z là CH3COONH4:

    CH3COONH4 + NaOH ightarrow CH3COONa + NH3 + H2O

  • Câu 8: Thông hiểu
    Tính giá trị của m

    Cho 3,0 gam hỗn hợp X gồm metylamin, trimetylamin phản ứng vừa đủ với 0,07 mol HCl, thu được m gam muối. Giá trị của m là

    Hướng dẫn:

     Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

    mamin + mHCl = mmuối

    \Rightarrow mmuối = 3 + 0,07.36,5 = 5,555 gam

  • Câu 9: Vận dụng
    Xác định các chất X, Y

    Hai hợp chất hữu cơ X và Y có cùng công thức phân tử là C3H7NO2, đều là chất rắn ở điều kiện thường. Chất X phản ứng với dung dịch NaOH, giải phóng khí. Chất Y có phản ứng trùng ngưng. Các chất X và Y lần lượt là

    Hướng dẫn:

    Hai hợp chất hữu cơ X và Y có cùng công thức phân tử là C3H7NO2, đều là chất rắn ở điều kiện thường:

    Chất X phản ứng với dung dịch NaOH, giải phóng khí \Rightarrow X là muối amoni, có công thức là CH2=CHCOONH4 (amoni acrylat) hoặc HCOOH3NCH=CH2 (vinylamoni fomat).

    Chất Y có phản ứng trùng ngưng \Rightarrow Y là amino axit, có công thức là H2NCH2CH2COOH (axit 3-aminopropanoic) hoặc CH3CH(H2N)COOH (axit 2-aminopropanoic). Vậy căn cứ vào các phương án suy ra X và Y lần lượt là amoni acrylat và axit 2-aminopropionic.

    Phương trình phản ứng:

    CH2=CHCOONH4 + NaOH \xrightarrow{\mathrm t^{\mathrm o}} CH2=CHCOONa + NH3\uparrow + H2O

    nH2N CH(CH3)COOH \xrightarrow{\mathrm t^{\mathrm o}} (-HNCH(CH3)-CO-)n + nH2O

  • Câu 10: Nhận biết
    Đốt cháy chất hữu cơ thu được sản phẩm có N2

    Đốt cháy hoàn toàn chất hữu cơ nào sau đây thu được sản phẩm có chứa N2?

    Hướng dẫn:

    Vì protein được tạo thành từ các gốc α–Amino axit

    ⇒ Thành phần phân tử chứa C, H, O và N

    ⇒ Khi đốt cháy protein ta sẽ thu được khí N2.

  • Câu 11: Vận dụng
    Tính giá trị của m

    Cho 24,25 gam muối H2NCH2COONa tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl (dư), thu được dung dịch X. Cô cạn toàn bộ dung dịch X, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:

    Hướng dẫn:

    H2NCH2COONa + 2HCl → ClH3NCH2COOH ClH3NCH2COOH + NaCl

    {\mathrm n}_{{\mathrm H}_2{\mathrm{NCH}}_2\mathrm{COONa}}\;=\;\frac{24,25}{97}=0,25\;\mathrm{mol}

    \Rightarrow nHCl = 0,25.2 = 0,5 mol

    Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:

    m = 24,25 + 0,5.36,5 = 42,5 gam

  • Câu 12: Thông hiểu
    Tính số peptit

    Có bao nhiêu tripeptit (mạch hở) được tạo ra từ 3 amino axit: glyxin, alanin và valin?

    Gợi ý:

     Nếu phân tử peptit chứa n gốc α-amino axit khác nhau thì số đồng phân loại peptit sẽ là n!

    → Số tripeptit được tạo ra là 3! = 6.

  • Câu 13: Vận dụng
    Tính giá trị m

    Thuỷ phân hết m gam tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Ala (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 28,48 gam Ala, 32 gam Ala-Ala và 27,72 gam Ala-Ala-Ala. Giá trị của m là:

    Hướng dẫn:

    {\mathrm n}_{\mathrm{Ala}}\;=\;\frac{28,48}{89}\;=\;0,32\;\mathrm{mol}

    {\mathrm n}_{\mathrm{Ala}-\mathrm{Ala}}\;=\;\frac{32}{89.2-18}=0,2\;\mathrm{mol}

    {\mathrm n}_{\mathrm{Ala}-\mathrm{Ala}-\mathrm{Ala}}=\frac{27,72}{89.3-18.2}=0,12\mathrm{mol}

    - Bảo toàn gốc Ala ta có:

    4nAla-Ala-Ala-Ala = nAla + 2nAla-Ala + 3nAla-Ala-Ala = 0,32 + 0,2.2 + 0,12.3 = 1,08 mol

    \Rightarrow nAla-Ala-Ala-Ala = 0,27 mol

    \Rightarrow mAla-Ala-Ala-Ala = 0,27.(89.4 - 18.3) = 81,54 gam

  • Câu 14: Nhận biết
    Rửa dụng cụ đựng amin

    Sau khi đựng anilin, có thể chọn cách rửa nào sau đây để có dụng cụ thủy tinh sạch?

    Hướng dẫn:

    Để rửa được anilin thì cần dùng axit để phản ứng xảy ra, ví dụ sử dụng axit HCl:
                     C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3Cl
    Sau đó rửa bằng nước để đưa C6H5NH3Cl ra khỏi dụng cụ mang theo anilin.

  • Câu 15: Thông hiểu
    Tìm số amino axit

    Khi thủy phân polipeptit sau:

    H2N-CH2-CO-NH-CH—CO(CH2COOH)-NH-CH(CH2-C6H5)— CO-NH-CH(CH3)- COOH.
    Số amino axit khác nhau thu được là?

    Hướng dẫn:

     Ta có mỗi gốc CO-NH là 1 liên kết của 2 amino axit, có 3 liên kết => có 4 axit amin khác nhau

  • Câu 16: Nhận biết
    Phát biểu không đúng

    Câu nào sau đây không đúng?

    Gợi ý:

    - Thủy phân protein phức tạp ngoài các amino axit thu được thì còn có axit nucleic, lipit, cacbohidrat

    - Các amino axit trong nước tồn tại ở dạng ion lưỡng cực, dễ tan trong nước.

    - Protein có cấu trúc cầu tan trong nước tạo dung dịch keo.

  • Câu 17: Vận dụng cao
    Tìm đáp án gần nhất

    Hỗn hợp X gồm alanin, axit glutamic và 2 amin thuộc dãy đồng đẳng của metylamin. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X thu được 1,58 mol hỗn hợp Y gồm CO2, H2O và N2. Dẫn Y vào bình đựng dung dịch H2SO4 đặc dư thấy khối lượng bình tăng 14,76 gam. Nếu cho 29,47 gam X tác dụng với dung dịch HCl loãng dư thì thu được khối lượng muối gần nhất với giá trị là:

    Hướng dẫn:

    H2SO4 đặc hấp thụ H2O ⇒ nH2O = 0,82 mol

    Các chất trong X đều có 1N ⇒ nN2 = 0,5nX = 0,1 mol

    ⇒ nCO2 = nY − nH2O − nN2 = 0,66 mol

    Số C = nCO2:nX = 3,3

    Số H = 2.nH2O: nX = 8,2

    Số O = x ⇒ số liên kết π = k = 0,5x

    ⇒ Số H = 2C + 2 + N – 2O/2 = 3,3.2 + 2 + 1 – 2x/2 = 8,2

    ⇒ x = 1,4

    Vậy X là C3,3H8,2O1,4N

    ⇒ 0,2 mol X có mX = 16,84 gam

    Xét 29,47 gam X (nX = 1,75.0,2 = 0,35 mol)

    Với nHCl = nX = 0,35 mol

    ⇒ mmuối = 42,245 gam.

  • Câu 18: Nhận biết
    Chọn mệnh đề đúng về liên kết peptit

    Chọn mệnh đề đúng khi nói về liên kết peptit.

  • Câu 19: Nhận biết
    Dung dịch làm phenolphtalein đổi màu

    Dung dịch nào sau đây làm phenolphtalein đổi màu?

    Hướng dẫn:

    - Glyxin loại vì CH2(NH2)-COOH có pH = 7 nên không đổi màu phenolphtalein.

    - Axit axetic loại vì CH3COOH có pH < 7 nên không đổi màu phenolphtalein.

    - Alanin vì CH3CH(NH2)COOH có pH = 7 nên không đổi màu phenolphtalein.

    - Metylamin thõa mãn vì CH3NH2 có pH > 7 nên làm phenolphtalein chuyển sang màu hồng.

  • Câu 20: Nhận biết
    Tên của peptit

    Peptit có CTCT như sau: H2NCH(CH3)CONHCH2CONHCH(COOH)CH(CH3)2.Tên gọi đúng của peptit trên là

    Gợi ý:

     Tên của peptit được hình thành bằng cách ghép tên gốc ayxl của các \alpha-amino axit bắt đầu từ N, rồi kết thúc bằng tên của axit đầu C (được giữ nguyên).

    Tên gọi đúng của peptit trên là Ala-Gly-Val.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (30%):
    2/3
  • Thông hiểu (30%):
    2/3
  • Vận dụng (30%):
    2/3
  • Vận dụng cao (10%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 9 lượt xem
Sắp xếp theo