Luyện tập Chương 1: Điện tích, điện trường

Mô tả thêm: Trắc nghiệm môn Vật Lý lớp 11 Chương 1: Điện học - Điện trường với nhiều câu hỏi bổ ích bao gồm cả lý thuyết và bài tập vận dụng
  • Thời gian làm: 45 phút
  • Số câu hỏi: 40 câu
  • Số điểm tối đa: 40 điểm
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
Mua gói để Làm bài
  • Câu 1: Vận dụng

    Ba điểm A, B, C tạo thành một tam giác vuông tại C, AC = 4cm, BC = 3cm và nằm trong một điện trường đều. Vectơ cường độ điện trường hướng A đến C và có độ lớn E = 5000V/m. Hiệu điện thế U_{AB} bằng bao nhiêu?

     Hình vẽ minh họa

    Tính hiệu điện thế

    Hiệu điện thế U_{AB}  là:

    \begin{matrix}  {U_{AB}} = E.{d_{AB}} \hfill \\   \Rightarrow {U_{AB}} = E.AB.\cos \alpha  \hfill \\   \Rightarrow {U_{AB}} = E.AB.\dfrac{{AC}}{{AB}} = E.AC \hfill \\   \Rightarrow {U_{AB}} = 5000.0,04 = 200\left( V ight) \hfill \\ \end{matrix}

  • Câu 2: Nhận biết

    Điện phổ cho biết:

  • Câu 3: Thông hiểu

    Một electron di chuyển một đoạn 0,6cm từ điểm M đến điểm N dọc theo một đường sức điện của 1 điện trường đều thì lực điện sinh công9,6.10^{-18}J. Cường độ điện trường E bằng bao nhiêu?

    Ta có: {A_{MN}} = q.E.\overline {M'N'}

    Do {A_{MN}} > 0,a < 0,E > 0 \Rightarrow \overline {M'N'}  < 0 hay electron đi ngược chiều đường sức.

    Cường độ điện trường khi đó là:

    \begin{matrix}  E = \dfrac{{{A_{MN}}}}{{q.\overline {M'N'} }} \hfill \\   \Rightarrow E = \dfrac{{9,{{6.10}^{ - 18}}}}{{\left( { - 1,{{6.10}^{ - 19}}} ight).\left( { - 0,006} ight)}} = {10^4}\left( {V/m} ight) \hfill \\ \end{matrix}

  • Câu 4: Vận dụng

    Để tụ tích mộ điện lượng 10nC thì đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế 2V. Để tụ đó tích được điện lượng 2nC thì phải đặt vào hai đầu tụ mộ hiệu điện thế:

    Ta có:

    \begin{matrix}  Q = C.U \Rightarrow Q \sim C \hfill \\   \Rightarrow U' = \dfrac{{Q'}}{Q}.U = \dfrac{2}{{10}}.2 = 0,4V = 400mV \hfill \\ \end{matrix}

  • Câu 5: Nhận biết

    Hai điện tích điểm q1 và q2 đẩy nhau. Khẳng định nào sau đây là ĐÚNG?

  • Câu 6: Thông hiểu

    Ba quả cầu bằng kim loại A,B,C đặt trên 3 giá cách điện riêng rẽ. Tích điện dương cho quả cầu A. Trường hợp nào sau đây thì quả cầu B bị nhiễm điện dương, quả cầu C bị nhiễm điện âm.

    Cho hai quả cầu B tiếp xúc với quả cầu C tạo thành một vật dẫn điện.

    Đưa quả cầu A lại gần quả cầu C thì xảy ra hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng.

    Quả cầu C gần quả cầu A sẽ nhiễm điện âm do các electron tự do của B và C bị kéo về gần A, quả cầu B thiếu electron nên nhiễm điện dương.

    Sau đó tách quả cầu C ra khỏi quả cầu B thì quả cầu B bị nhiễm điện dương, quả cầu C bị nhiễm điện.

  • Câu 7: Nhận biết

    Một tụ điện có điện dung C, được nạp điện đến hiệu điện thế U, điện tích của tụ là Q. Công thức nào sau đây không phải là công thức xác định năng lượng của tụ điện?

  • Câu 8: Thông hiểu

    Một proton chỉ chịu tác dụng của lực điện, chuyển động trong điện trường đều dọc theo một đường sức từ điểm C đến điểm D. Nhận xét nào sau đây sai?

    Lực điện trường tác dụng lên hạt mang điện tích dương \overrightarrow F  = q.\overrightarrow E cùng phương, cùng chiều với \overrightarrow E, làm nó chuyển động theo đường sức điện.

    Công của lực điện:

    \begin{matrix}  {A_{CD}} = q.E.d = {U_{CD}}.q > 0 \hfill \\   \Rightarrow {U_{CD}} = {V_C} - {V_D} > 0 \hfill \\   \Rightarrow {V_C} > {V_D} \hfill \\ \end{matrix}

    Đường sức điện có chiều từ nơi điện thế cao đến nơi có điện thế thấp.

  • Câu 9: Thông hiểu

    Biết điện thế tại điểm M trong điện trường là 24V. Electron có điện tích –e = -1,6.10-19 C đặt tại điểm M có thế năng là:

    Ta có: 

    \begin{matrix}  {W_M} = q.{V_M} \hfill \\   \Rightarrow {W_M} =  - 1,{6.10^{ - 19}}.24 =  - 3,{84.10^{ - 18}}\left( J ight) \hfill \\ \end{matrix}

  • Câu 10: Nhận biết

    Hai điện tích điểm q1=5.10-9C, q2=-5.10-9C đặt tại hai điểm trong chân không. Độ lớn cường độ điện trường tại điểm nằm trên đường thẳng đi qua hai điện tích và cách q1 5cm, cách q2 15cm là

  • Câu 11: Nhận biết

    Công thức xác định cường độ điện trường gây ra bởi điện tích điểm q<0, tại một điểm trong chân không, cách điện tích q một khoảng r là:

  • Câu 12: Nhận biết

    Chọn câu sai? Hạt nhân của một nguyên tử:

    Hạt nhân của nguyên tử mang điện tích dương.

    => Phương án sai: "Trung hòa về điện."

  • Câu 13: Thông hiểu

    Khi khoảng cách giữa hai điện tích điểm trong chân không giảm xuống 2 lần thì độ lớn lực Cu – lông

    Ta có: 

    \begin{matrix}  F = k\dfrac{{\left| {{q_1}{q_2}} ight|}}{{{r^2}}} \hfill \\  F' = k\dfrac{{\left| {{q_1}{q_2}} ight|}}{{{{\left( {r'} ight)}^2}}} \hfill \\   \Rightarrow \dfrac{F}{{F'}} = \dfrac{{k\dfrac{{\left| {{q_1}{q_2}} ight|}}{{{r^2}}}}}{{k\dfrac{{\left| {{q_1}{q_2}} ight|}}{{{{\left( {r'} ight)}^2}}}}} = {\left( {\dfrac{{r'}}{r}} ight)^2} = {\left( {\dfrac{r}{{\dfrac{r}{4}}}} ight)^2} = \dfrac{1}{4} \hfill \\   \Rightarrow F' = 4F \hfill \\ \end{matrix}

    => Khi khoảng cách giữa hai điện tích điểm trong chân không giảm xuống 2 lần thì độ lớn lực Cu – lông tăng 4 lần.

  • Câu 14: Nhận biết

    Một tụ điện phẳng có điện dung C, được mắc vào một nguồn điện, sau đó ngắt khỏi nguồn điện. Người ta nhúng hoàn toàn tụ điện vào chất điện môi có hằng số điện môi ε. Khi đó điện tích của tụ điện

  • Câu 15: Thông hiểu

    Nhận xét không đúng về điện môi là:

    Nhận định sai: "Hằng số điện môi có thể nhỏ hơn 1."

     Vì hằng số điện môi của chân không bằng 1 là nhỏ nhất.

  • Câu 16: Thông hiểu

    Theo nội dung của thuyết electron, phát biểu nào sau đây là sai?

    Nội dung thuyết electron:

    Electron có thể rời khỏi nguyên tử để di chuyển từ nơi này sang nơi khác. Nguyên tử bị mất electron sẽ trở thành một hạt mang điện dương gọi là ion dương.

    Một nguyên tử trung hòa có thể nhận them một electron để tạo thành một hạt mang điện âm gọi là ion âm.

    Sự cư trú và di chuyển của các electron tạo nên các hiện tượng về điện và tính chất điện muôn màu muôn vẻ của tự nhiên.

    => Phát biểu sai là: "Nguyên tử nhận thêm electron sẽ trở thành ion dương"

    Vì nguyên tử nhận thêm electron sẽ trở thành ion âm.

  • Câu 17: Nhận biết

    Đặt vào hai bản tụ điện có điện dung C một hiệu điện thế U, điện tích của tụ là Q. Biểu thức nào sau đây đúng với biểu thức tính năng lượng của tụ điện:

  • Câu 18: Thông hiểu

    Hiệu điện thế giữa hai điểm M, N là UMN = 32V. Nhận xét nào sau đây đúng?

     Điện thế tại một điểm có giá trị tuỳ thuộc cách chọn mốc điện thế.

    Hiệu điện thế giữa hai điểm là U_{MN}=V_M−V_N không đổi, không phụ thuộc cách chọn mốc điện thế.

  • Câu 19: Thông hiểu

    Một electron bay với vận tốc \overrightarrow {{v_0}} vào trong điện trường đều giữa hai bản kim loại phẳng theo hướng song song, cách đều hai bản. Nhận xét nào sau đây đúng?

    Lực điện trường tác dụng lên electron \overrightarrow F  = q.\overrightarrow E cùng phương ngược chiều với \overrightarrow E.

    => \overrightarrow F vuông góc với \overrightarrow {{v_0}} nên quỹ đạo chuyển động của electron không thể là quỹ đạo thẳng. Electron chuyển động theo quỹ đạo cong về phía bản kim loại tích điện dương.

    Hình vẽ minh họa

    Chọn nhận xét đúng

  • Câu 20: Thông hiểu

    Cọ xát thanh êbônit vào miếng dạ, thanh êbônit tích điện âm vì

    Cọ xát thanh êbônit vào miếng dạ, thanh êbônit tích điện âm vì electron chuyển từ dạ sang thanh ebônit.

  • Câu 21: Vận dụng

    Một hạt bụi khối lượng 10^{-4}g mang điện tích q nằm cân bằng trong điện trường đều có vecto cường độ điện trường \overrightarrow E có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống (E = 1600 V/m). Lấy g = 10m/s^2. Điện tích của hạt bụi là

    Một hạt bụi mang điện tích q nằm cân bằng trong điện trường đều có vecto cường độ điện trường \overrightarrow E có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống nên ta có:

    \begin{matrix}  \overrightarrow 0  = \overrightarrow F  + \overrightarrow P  \hfill \\   \Rightarrow \overrightarrow F  =  - \overrightarrow P  \hfill \\ \end{matrix}

    Ta lại có: \overrightarrow F hướng thẳng đúng đi lên, ngược chiều với \overrightarrow E => q < 0 (q mang điện tích âm)

    Khi đó ta có:

    \begin{matrix}  F = P \hfill \\   \Leftrightarrow \left| q ight|.E = mg \hfill \\   \Leftrightarrow q =  - \dfrac{{mg}}{E} = \dfrac{{{{10}^{ - 4}}.10}}{{1600}} =  - 6,{25.10^{ - 7}}\left( C ight) \hfill \\ \end{matrix}

  • Câu 22: Thông hiểu

    Một hạt bụi khối lượng m mang điện tích q>0 nằm cân bằng trong điện trường đều giữa hai bản kim loại mang điện tích trái dấu. khoảng cách giữa hai bản là d. Hiệu điện thế giữa hai bản là U. Nhận xét nào sau đây sai?

    Hạt bụi cân bằng do tác dụng của lực điện trường cân bằng với trọng lực:

    \left\{ \begin{gathered}  F = P,F = q.E = q.\frac{U}{d} \hfill \\  P = mg \hfill \\ \end{gathered}  ight. \Rightarrow q = \frac{{m.g.d}}{U}

    Vì trọng lực \overrightarrow P hướng thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới nên lực \overrightarrow F có hướng thẳng đúng chiều từ dưới đi lên.

    \overrightarrow F  = q.\overrightarrow Eq > 0 nên \overrightarrow F có cùng hướng với \overrightarrow E, \overrightarrow E có hướng thẳng đúng, chiều từ dưới đi lên.

    => Các đường sức điện trường đều có hướng thẳng đứng, chiều từ dưới đi lên

    => Hai bản kim loại được đặt nằm ngang, bản tích điện âm ở phía trên.

  • Câu 23: Vận dụng

    Một tụ điện phẳng có điện dung 4,8nF được tích điện ở hiệu điện thế 200V thì số electron đã di chuyển đến bản tích điện âm của tụ điện là:

     Điện tích của tụ điện là:

    Q = C.U = 4,{8.10^{ - 9}}.200 = 9,{6.10^{ - 7}}\left( C ight)

    Khi được tích điện, hai bản của tụ điện phẳng mang điện tích trái dấu cùng độ lớn.

    Điện tích bản âm của tụ là: - Q =  - 9,{6.10^{ - 7}}\left( C ight)

    Số electron đã di chuyển đến bản tích điện âm của tụ điện là:

    n = \frac{{ - Q}}{{ - e}} = \frac{Q}{e} = \frac{{9,{{6.10}^{ - 7}}}}{{1,{{6.10}^{ - 19}}}} = {6.10^{12}}\left( e ight)

  • Câu 24: Thông hiểu

    Cho điện tích thử q di chuyển trong một điện trường đều dọc theo hai đoạn thẳng MN và NP. Biết rằng lực sinh công dương và MN dài hơn NP. Khi so sánh các công {A_{MN}}{A_{NP}} kết quả nào sau đây là đúng?

    Ta có: Công của lực điện trong sự di chuyển của một điện tích không phụ thuộc vào hình dạng đường đi mà chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm đầu và điểm cuối của đường đi trong điện trường.

    => Xảy ra cả 3 trường hợp {A_{MN}} > {A_{NP}}, {A_{MN}} < {A_{NP}}, {A_{MN}} = {A_{NP}}.

  • Câu 25: Nhận biết

    Khoảng cách giữa một proton và một electron là r=5.10-9 (cm), coi rằng proton và electron là các điện tích điểm. Lực tương tác giữa chúng là:

  • Câu 26: Nhận biết

    Một tụ điện có điện dung 2µF được tích điện ở hiệu điện thế U. Biết điện tích của tụ là 2,5.10-4C. Hiệu điện thế U là:

    Ta có:

    Q = C.U \Rightarrow U = \frac{Q}{C} = \frac{{2,{{5.10}^{ - 4}}}}{{{{2.10}^{ - 6}}}} = 125\left( V ight)

  • Câu 27: Nhận biết

    Hiệu điện thế giữa hai điểm M và N là UMN = 1 (V). Công của điện trường làm dịch chuyển điện tích q = - 1(µC) từ M đến N là:

  • Câu 28: Nhận biết

    Hai bản của một tụ điện phẳng là hình tròn, tụ điện được tích điện sao cho điện trường trong tụ điện bằng E=3.105 (V/m). Khi đó điện tích của tụ điện là Q=100nC.Lớp điện môi bên trong tụ điện là không khí. Bán kính của các bản tụ là:

  • Câu 29: Nhận biết

    Bộ tụ điện gồm hai tụ điện: C1=20µF, C2=30µF mắc song song với nhau, rồi mắc vào hai cực của nguồn điện có hiệu điện thế U=60V. Điện tích của mỗi tụ điện là:

  • Câu 30: Thông hiểu

    Một hạt bụi khối lượng 10-3 mang điện tích 5.10-5C chuyển động trong điện trường đều theo một đường sức điện từ điểm M đến điểm N thì vật vận tốc tăng từ 2.104m/s đến 3,6.104m/s. Biết đoạn đường MN dài 5cm, cường độ điện trường đều là

    Theo định lí biến thiên động năng ta có:

    \begin{matrix}  A = {W_{dN}} - {W_{dM}} \hfill \\   \Rightarrow q.E.d = \dfrac{{m.{v_N}^2}}{2} - \dfrac{{m.{v_M}^2}}{2} \hfill \\   \Rightarrow E = \dfrac{m}{{2.q.d}}.\left( {{v_N}^2 - {v_M}^2} ight) \hfill \\   \Rightarrow E = \dfrac{{{{10}^{ - 8}}{{.10}^{ - 3}}}}{{{{2.5.10}^{ - 5}}.0,05}}.\left[ {{{\left( {3,{{6.10}^4}} ight)}^2} - {{\left( {{{2.10}^4}} ight)}^2}} ight] \hfill \\   \Rightarrow E = 1792\left( {V/m} ight) \hfill \\ \end{matrix}

  • Câu 31: Nhận biết

    Phát biểu nào sau đây là KHÔNG đúng?

  • Câu 32: Nhận biết

    Một tụ điện phẳng, giữ nguyên diện tích đối diện giữa hai bản tụ điện, tăng khoảng cách giữa hai bản tụ lên hai lần thì:

  • Câu 33: Thông hiểu

    Trong các cách nhiễm điện:

    I. Do cọ xát;II. Do tiếp xúc;III. Do hưởng ứng.

    Ở cách nào thì tổng đại số điện tích trên vật không thay đổi?

    Ở hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng, hai phần của vật nhiễm điện trái dấu có cùng độ lớn, tổng đại số điện tích trên vật không thay đổi.

  • Câu 34: Vận dụng

    Tụ điện có điện dung C1 = 2µF được tích điện ở hiệu điện thế 12V. Tụ điện có điện dung C2 = 1µF được tích điện ở hiệu điện thế 15V. Sau đó ngắt hai tụ điện ra khỏi nguồn điện và mắc các bản cùng dấu của hai tụ với nhau. Điện tích của mỗi tụ sau khi nối là:

    Hình vẽ minh họa

    Tính điện tích của mỗi tụ

    Khi mắc các bản cùng dấu của hai tụ điện với nhau, điện tích tổng cộng trên hai bản dương là:

    \begin{matrix}  Q = {Q_1} + {Q_2} \hfill \\   \Rightarrow Q = {C_1}{U_1} + {U_2}{C_2} \hfill \\   \Rightarrow Q = 2.12 + 1.15 = 39\mu c = {39.10^{ - 6}}\left( C ight) \hfill \\ \end{matrix}

    Sau khi ngắt hai tụ điện ra khỏi nguồn điện và mắc các bản cùng dấu của hai tụ với nhau ta có: {U_1}' = {U_2}'

    Độ lớn điện tích của mỗi bản tụ sau khi nối là: {Q_1}',{Q_2}'

    Theo định luật bảo toàn điện tích ta có:

    {Q_1}' + {Q_2}' = Q = {39.10^{ - 6}}\left( * ight)

    Ta lại có: \left\{ \begin{gathered}  {Q_1}\prime  = {C_1}{U_1}\prime  \hfill \\  {Q_2}\prime  = {U_2}{C_2}\prime  \hfill \\ \end{gathered}  ight. \Rightarrow \dfrac{{{Q_1}'}}{{{Q_2}'}} = \dfrac{{{C_1}}}{{{U_2}}} = 2\left( {**} ight)

    Từ (*) và (**) ta được: \left\{ \begin{gathered}  {Q_1}' = 2,{6.10^{ - 5}}\left( C ight) \hfill \\  {Q_2}' = 1,{3.10^{ - 5}}\left( C ight) \hfill \\ \end{gathered}  ight.

  • Câu 35: Nhận biết

    (I) Khi đặt một điện tích điểm trong điện trường thì điện tích chịu tác dụng của lực điện.

    (II) Tính chất cơ bản của điện trường là tác dụng lực điện lên điện tích đặt trong nó

  • Câu 36: Nhận biết

    Một tụ điện có điện dung C=5µF được tích điện, điện tích của tụ điện bằng 10-3(C). Nối tụ điện đó vào bộ acquy suất điện động 80V, bản điện tích dương nối với cực dương, bản điện tích âm nối với cực âm của bộ acquy. Sau khi đã cân bằng điện thì:

  • Câu 37: Nhận biết

    Biểu thức nào sau đây sai:

    Biểu thức nào sau đây sai: U_{MN} = V_N - V_M

  • Câu 38: Nhận biết

    (I) Các dung dịch muối, axit, bazơ là các chất dẫn điện tốt.

    (II) Trong các dung dịch muối, axit, bazơ có rất nhiều ion dương và âm có thể chuyển động tự do.

  • Câu 39: Thông hiểu

    Hai điện tích điểm trái dấu có cùng độ lớn \frac{{{{10}^{ - 4}}}}{3}C đặt cách nhau 1 m trong parafin có điện môi bằng 2 thì chúng

    Hai điện tích trái dấu thì hút nhau:

    F = k\frac{{\left| {{q_1}{q_2}} ight|}}{{{r^2}}} = {9.10^9}.\frac{{\left| {{{\left( {\frac{{{{10}^{ - 4}}}}{3}} ight)}^2}} ight|}}{{{{2.1}^2}}} = 5\left( N ight)

  • Câu 40: Nhận biết

    Một tụ điện phẳng gồm hai bản có dạng hình tròn bán kính 5 (cm), đặt cách nhau 2(cm) trong không khí. Điện trường đánh thủng đối với không khí là 3.105 (V/m). Hiệu điện thế lớn nhất có thể đặt vào hai bản cực của tụ điện là:

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Luyện tập Chương 1: Điện tích, điện trường Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 1.309 lượt xem
Sắp xếp theo