Luyện tập Chương 3: Dòng điện trong các môi trường

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 40 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 40 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Thông hiểu
    Chọn phát biểu đúng

    Chọn phát biểu đúng.

    Một sợi dây đòng có điện trở 70Ω ở nhiệt độ 200C. Điện trở của dây đó ở nhiệt độ 400C sẽ:

    Hướng dẫn:

    Khi nhiệt độ của kim loại càng cao, điện trở suất của nó càng tăng

    => Điện trở của dây ở nhiệt độ 400C sẽ lớn hơn điện trở của dây dẫm ở 200C

    => Điện trở của dây đó ở nhiệt độ 400C sẽ lớn hơn 70Ω.

  • Câu 2: Thông hiểu
    Hoàn thành khẳng định

    Khi nhiệt độ của dây kim loại tăng, điện trở của nó sẽ

    Hướng dẫn:

    Khi nhiệt độ của dây kim loại tăng, điện trở suất của kim loại tăng theo nên điện trở của dây kim loại tăng lên.

  • Câu 3: Nhận biết
    Phát biểu nào dưới đây là sai

    Phát biểu nào dưới đây là sai khi nói về quá trình dẫn điện tự lực của không khí?

    Hướng dẫn:

    Sự phóng điện khi ngừng tác dụng của tác nhân ion hóa gọi là sự phóng điện tự lực hay phóng điện tự duy trì.

    Quá trình dẫn điện tự lực của không khí là quá trình dẫn điện trong không khí khi có hiện tượng nhân số hạt tải điện, thường gặp ở tia lửa điện, hồ quang điện.

  • Câu 4: Thông hiểu
    Tìm hiểu bản chất dòng điện

    Bản chất dòng điện trong kim loại khác với bản chất dòng điện trong chân không và trong chất khí như thế nào?

    Hướng dẫn:

    Dòng điện trong kim loại và trong chân không đều là dòng dịch chuyển có hướng của các electron.

    Còn dòng điện trong chất khí là dòng dịch chuyển có hướng của các electron, của các ion dương và ion âm.

  • Câu 5: Nhận biết
    Dòng chuyển dời có hướng

    Dòng chuyển dời có hướng của các ion dương, ion âm và electron tự do là dòng điện trong môi trường:

    Hướng dẫn:

    Dòng chuyển dời có hướng của các ion dương, ion âm và electron tự do là dòng điện trong môi trường chất khí.

  • Câu 6: Nhận biết
    Tính chất của điôt bán dẫn

    Tính chất của điot bán dẫn là

    Hướng dẫn:

    Điot là các dụng cụ bán dẫn hai cực, trong đó có một lớp chuyển tiếp p- n.

    Điot chỉnh lưu dùng để chỉnh lưu dòng điện xoay chiều, hoạt động trên cơ sở tính chất chỉnh lưu của lớp chuyển tiếp p – n

  • Câu 7: Thông hiểu
    Bản chất thì dòng điện trong các môi trường

    So sánh bản chất thì dòng điện trong các môi trường nào do cùng một loại hạt tải điện tạo nên?

    Hướng dẫn:

    Dòng điện trong kim loại và chân không đều do electron tạo nên.

  • Câu 8: Thông hiểu
    Chọn khẳng định sai

    Khi nói về kim loại câu nào dưới đây là sai?

    Hướng dẫn:

    Vẫn có một có kim loại tồn tại ở thể lỏng như thủy ngân.

  • Câu 9: Thông hiểu
    Chọn đáp án đúng

    Chất điện phân dẫn điện không tốt bằng kim loại vì

    Hướng dẫn:

    Chất điện phân dẫn điện không tốt bằng kim loại vì

    + Mật độ electron tự do nhỏ hơn trong kim loại.

    + Khối lượng và kích thước ion lớn hơn của electron.

    + Môi trường dung dịch rất mất trật tự.

  • Câu 10: Thông hiểu
    Tính số electron bứt ra khỏi mặt catốt

    Cường độ dòng điện bão hoà trong điot chân không bằng 1mA, trong thời gian 1s số electron bứt ra khỏi mặt catot là:

    Hướng dẫn:

    Khi dòng điện trong điot chân không đạt giá trị bão hoà thì có bao nhiêu êlectron bứt ra khỏi catot sẽ chuyển hết về anot.

    Số êlectron đi từ catot về anôt trong 1 giây là:

    N = \frac{{{I_{bh}}.t}}{{\left| e ight|}} = 6,{25.10^{15}}

  • Câu 11: Nhận biết
    Hoàn thành định nghĩa

    Dòng điện trong chất khí chỉ có thể là dòng chuyển dời có hướng của

    Hướng dẫn:

    Dòng điện trong chất khí chỉ có thể là dòng chuyển dời có hướng của các electron và ion được tạo ra trong chất khí hoặc đưa từ bên ngoài vào trong chất khí.

  • Câu 12: Nhận biết
    Bản chất của hiện tượng dương cực tan

    Bản chất của hiện tượng dương cực tan là

    Hướng dẫn:

    Bản chất của hiện tượng dương cực tan là cực dương của bình điện phân bị tác dụng hóa học tạo thành chất điện phân và tan vào dung dịch.

  • Câu 13: Nhận biết
    Tìm chất không phải chất điện phân

    Trong các chất sau, chất không phải là chất điện phân là

    Hướng dẫn:

    Nước nguyên chất điện li không đáng kể.

    => Chất không phải là chất điện phân là nước nguyên chất.

  • Câu 14: Nhận biết
    Tìm phương án đúng

    Tìm phương án đúng khi giải thích hiện tượng hồ quang điện

    Hướng dẫn:

    Hiện tượng hồ quang điện là sự dẫn điện trong không khí với tác nhân ion hoá bởi nhiệt của sự giữa các hạt dẫn điện với điện cực.

  • Câu 15: Nhận biết
    Chọn các quy ước đúng

    Chọn các quy ước đúng về cách gọi sấm, sét trong vật lí

    Hướng dẫn:

    Quy ước đúng: "Sấm là tiếng nổ khi có sự phóng điện giữa các đám nây với nhau".

  • Câu 16: Nhận biết
    Chọn phát biểu đúng

    Phát biểu nào sau đây là đúng?

    Hướng dẫn:

    Dòng điện trong điốt chân không chỉ theo một chiều từ anot đến catot.

  • Câu 17: Nhận biết
    Số lớp của Tranzito

    Tranzito là dụng cụ bán dẫn có ba chân, cấu tạo của nó có số lớp chuyển tiếp là

    Hướng dẫn:

     Tranzito là dụng cụ bán dẫn có ba chân, cấu tạo của nó có số lớp chuyển tiếp là 2 lớp.

  • Câu 18: Nhận biết
    Chất nào không phải chất bán dẫn

    Những chất nào dưới đây không phải là chất bán dẫn?

    Hướng dẫn:

    Chất không phải là chất bán dẫn là: Lưu huỳnh (S).

  • Câu 19: Nhận biết
    Chọn phát điểu đúng

    Chọn phát biểu đúng.

    Hướng dẫn:

    Khi nhiệt độ của kim loại càng cao thì điện trở suất của nó càng tăng.

  • Câu 20: Vận dụng
    Tìm nhận xét sai

    Nhận xét nào sau đây sai đối với đồ thị vôn - ampe của chất khí?

    Tìm nhận xét sai

    Hướng dẫn:

    Khi U_b < U < U_c công của lực điện trường đủ lớn để có thể đưa được tất cả các electron tự do trong chất khí đó về được anot, nhưng chưa đủ lớn để ion hóa chất khí.

    Vì vậy dù tăng U sao cho U_b < U < U_c thì số lượng electron tham gia vào dòng điện không tăng lên nữa.

    => Cường độ dòng điện giữ nguyên giá trị bằng I_b.

  • Câu 21: Thông hiểu
    Cường độ dòng điện bão hoà trong chân không

    Cường độ dòng điện bão hoà trong chân không tăng khi nhiệt độ catot tăng là do:

    Hướng dẫn:

    Cường độ dòng điện bão hoà trong chân không tăng khi nhiệt độ của catot tăng là do số eletron bật ra khỏi catot trong một giây tăng lên.

  • Câu 22: Vận dụng
    Xác định cường độ và chiều của dòng điện

    Một dòng điện được tạo ra trong một ống chứa khí hidro, khi có một hiệu điện thế đủ cao giữa hai điện cực của ống. Chất khí bị ion hoá và các electron chuyển động về cực dương, các ion dương về cực âm. Cường độ và chiều của dòng điện chạy qua ống khí này khi có 4,2.1018electron và 2,2.1018 proton chuyển động qua tiết diện của ống trong mỗi giây là:

    Hướng dẫn:

    Chiều dòng điện trong ống phòng điện là từ cực dương sang cực âm của ống.

    Cường độ dòng điện qua ống là:

    \begin{matrix}  I = \dfrac{q}{t} = \dfrac{{\left( {{n_e} + {n_i}} ight).e}}{t} \hfill \\   = \dfrac{{\left( {4,{{2.10}^{18}} + 2,{{2.10}^{18}}} ight).1,{{6.10}^{ - 19}}}}{1} \hfill \\   = 1,024\left( A ight) \hfill \\ \end{matrix}

  • Câu 23: Nhận biết
    Tìm hiểu về tia catot

    Tia catot KHÔNG có tính chất nào dưới đây:

    Hướng dẫn:

    Tia catot không có tính chất: "Không bị lệch trong điện trường".

  • Câu 24: Nhận biết
    Chọn phát biểu đúng

    Chọn phát biểu đúng

    Hướng dẫn:

    Ở điều kiện thường, không khí là điện môi.

    Khi có tác nhân ion hóa (ví dụ như bị đốt nóng), không khí trở nên dẫn điện, có dòng điện chạy qua không khí từ bản nọ sang bản kia.

    Đó là sự phóng điện trong không khí.

  • Câu 25: Vận dụng
    Tìm nhiệt độ của lò điện

    Một cặp nhiệt điện có hệ số nhiệt điện động là α = 52.10-6V/K, điện trở trong r = 0,5Ω. Nối cặp nhiệt điện này với điện kế G có điện trở R_G = 20Ω. Đặt một mối hàn của cặp nhiệt điện này trong không khí ở 240C và đưa mối hàn thứ hai vào trong lò điện thì thấy cường độ dòng điện qua điện kế G là 1,52mA. Nhiệt độ trong lò điện khi đó là:

    Hướng dẫn:

    Suất điện động của cặp nhiệt điện:

    \begin{matrix}  \xi  = I\left( {{R_G} + r} ight) \hfill \\   = 1,{52.10^{ - 3}}.\left( {20 + 0,5} ight) \hfill \\   \approx 31,{16.10^{ - 3}}\left( V ight) \hfill \\ \end{matrix}

    Ta lại có:

    \begin{matrix}  \xi  = \alpha .\left( {{T_1} - {T_2}} ight) \hfill \\   = \alpha .\left[ {\left( {{t_1} + 273} ight) - \left( {24 + 273} ight)} ight] \hfill \\   \Rightarrow {t_1} = \dfrac{{\xi  + 24\alpha }}{\alpha } \hfill \\   = \dfrac{{31,{{2.10}^{ - 3}} + {{24.52.10}^{ - 6}}}}{{{{52.10}^{ - 6}}}} \hfill \\   = {624^0}C \hfill \\ \end{matrix}

  • Câu 26: Thông hiểu
    Áp dụng định luật Faraday

    Nếu có dòng điện không đổi chạy qua bình điện phân gây ra hiện tượng dương cực tan thì khối lượng chất giải phóng ở điện cực không tỉ lệ thuận với

    Hướng dẫn:

    Áp dụng định luật Faraday ta có:

    Nếu có dòng điện không đổi chạy qua bình điện phân gây ra hiện tượng dương cực tan thì khối lượng chất giải phóng ở điện cực không tỉ lệ thuận với hóa trị của của chất được giải phóng.

  • Câu 27: Thông hiểu
    Sự thay đổi khối lượng cực âm

    Điện phân cực dương tan một dung dịch trong 20 phút thì khối lượng cực âm tăng thêm 4 gam. Nếu điện phân trong một giờ với cùng cường độ dòng điện như trước thì khối lượng cực âm tăng thêm là

    Hướng dẫn:

    Ta có:

    Khi điện phân trong thời gian {t_1} = 1200\left( s ight)

    {m_1} = 4\left( g ight) = \frac{{A.I.{t_1}}}{{F.n}}

    Khi điện phân trong thời gian {t_2} = 3600\left( s ight)

    {m_2} = \frac{{A.I.{t_2}}}{{F.n}}

    \begin{matrix}  \dfrac{{{m_2}}}{{{m_1}}} = \dfrac{{{t_2}}}{{{t_1}}} = \dfrac{{3600}}{{1200}} = 3 \hfill \\   \Rightarrow {m_2} = 3{m_1} = 3.4 = 12\left( g ight) \hfill \\ \end{matrix}

  • Câu 28: Thông hiểu
    Hoàn thành khẳng định

    Khi điện phân nóng chảy muối của kim loại kiềm thì

    Hướng dẫn:

    Vì gốc kim loại mang điện dương bị hút về cực âm, gốc axit mang điện âm bị hút về cực dương.

    => Khi điện phân nóng chảy muối của kim loại kiềm thì ion kim loại chạy về cực âm, ion của gốc axit chạy về cực dương.

  • Câu 29: Nhận biết
    Dòng điện trong chân không là

    Dòng điện trong chân không là

    Hướng dẫn:

    Dòng điện trong chân không là dòng chuyển dời có hướng của các electron dương được đưa vào khoảng chân không đó.

  • Câu 30: Vận dụng
    Tìm hệ số nhiệt điện động

    Biết suất nhiệt điện động của cặp nhiệt điện có một đầu được nhúng vào nước đá đang tan và một đầu vào hơi nước sôi là 4,5.10-3V. Hệ số nhiệt điện động của cặp nhiệt điện này là:

    Hướng dẫn:

    Hệ số nhiệt điện động của cặp nhiệt điện này là:

    \begin{matrix}  {\alpha _T} = \dfrac{\xi }{{{T_1} - {T_2}}} \hfill \\   = \dfrac{{4,{{5.10}^{ - 3}}}}{{\left( {273 + 100} ight) - \left( {273 + 0} ight)}} \hfill \\   = {45.10^{ - 6}}\left( {V/K} ight) \hfill \\ \end{matrix}

  • Câu 31: Nhận biết
    Chọn câu không đúng

    Câu nào dưới dây nói về phân loại của chất bán dẫn là không đúng?

    Hướng dẫn:

    Bán dẫn loại n là bán dẫn trong đó có mật độ lỗ trống nhỏ hơn mật độ electron.

    => Câu không đúng là: "Bán dẫn loại n là bán dẫn trong đó mật độ lỗ trống lớn hơn rất nhiều mật độ electron."

  • Câu 32: Nhận biết
    Chọn phát biểu đúng

    Chọn phát biểu đúng khi nói về các hạt tải điện trong chất bán dẫn

    Hướng dẫn:

    Chất bán dẫn có hai loại hạt tải điện là electron và lỗ trống.

  • Câu 33: Nhận biết
    Khi nào hiện tượng dương cực tan không xảy ra

    Trong các trường hợp sau đây, hiện tượng dương cực tan không xảy ra khi

    Hướng dẫn:

    Vì gốc sunfat không tác dụng với grafit tạo thành chất điện phân tan trong dung dịch.

    => Hiện tượng dương cực tan không xảy ra khi điện phân dung dịch muối đồng sunfat với cực dương là graphit (than chì).

  • Câu 34: Thông hiểu
    Chọn đáp án đúng

    Chọn những thiết bị áp dụng sự phóng điện trong không khí

    Hướng dẫn:

    Trong động cơ nổ, bộ phận tạo ra tia lửa điện là bugi, đó chỉ là hai điện cực gắn vào một khối sứ cách điện cách nhau một khoảng rất nhỏ (vài phần mười mm).

  • Câu 35: Vận dụng
    Tìm hệ số chỉnh lưu

    Trên hình vẽ a, b là đường đặc tuyến vôn - ampe của một điot dẫn (dòng điện thuận và dòng điện ngược). Biết hệ số chỉnh lưu của một điot bán dẫn đước xác định bằng tỉ số giữa trị số của cường độ dòng điện thuận (Ith) và cường độ dòng điện ngược (Ing) ứng với cùng một giá trị tuyệt đối của hiệu điện thế đặt vào điot. Hệ số chỉnh lưu của điot này ở hiệu điện thế 1,5V là:

    Tìm hệ số chỉnh lưu

    Hướng dẫn:

    Kẻ hai đường thẳng song song với trục tung và đi qua hai điểm U=1,5VU=-1,5V.

    Giao tuyến của chúng với đường đặc trưng Vôn - ampe cho ta: \left\{ \begin{gathered}  {I_{th}} \approx 150mA \hfill \\  U \approx 11mV \hfill \\ \end{gathered}  ight.

    => Hệ số chỉnh lưu: \eta  = \frac{{{I_{th}}}}{{{I_{ng}}}} = \frac{{150}}{{11}} \approx 13,6

  • Câu 36: Thông hiểu
    Chọn cách pha tạp chất đúng

    Để tạo ra chất bán dẫn loại p, người ta pha thêm tạp chất, cách pha tạp chất đúng là:

    Hướng dẫn:

    Bán dẫn pha tạp chất trong đó hạt tải điện chính mang điện dương gọi là bán dẫn loại p.

    Ví dụ: Silic pha tạp bo (B), nhôm (Al) hoặc gali (Ga).

  • Câu 37: Thông hiểu
    Chất điện phân

    NaCl và KOH đều là chất điện phân. Khi tan trong dung dịch điện phân thì

    Hướng dẫn:

    NaCl và KOH đều là chất điện phân.

    Khi tan trong dung dịch điện phân thì Na+ và K+ là cation.

  • Câu 38: Nhận biết
    Dòng điện trong chân không

    Dòng điện trong chân không sinh ra do chuyển động của:

    Hướng dẫn:

    Dòng điện trong chân không sinh ra do chuyển động của các electron phát ra từ catot.

  • Câu 39: Nhận biết
    Chọn phát biểu đúng

    Chọn phát biểu đúng.

    Hướng dẫn:

    Ở nhiệt độ thấp, điện trở suất của bán dẫn siêu tinh khiết rất lớn. Khi nhiệt độ tăng, điện trở suất giảm nhanh, hệ số nhiệt điện trở có giá trị âm. Đây là sự dẫn điện riêng của bán dẫn.

    Tính chất điện của bán dẫn phụ thuộc rất mạnh vào các tạp chất có mặt trong tinh thể. (độ tinh khiết của chất bán dẫn).

    Chất bán dẫn có hai loại hạt tải điện là electron và lỗ trống mang điện tích dương.

  • Câu 40: Thông hiểu
    Điều kiện để chất khí dẫn điện

    Chất khí có thể dẫn điện không cần tác nhân ion hoá trong điều kiện

    Hướng dẫn:

    Chất khí có thể dẫn điện không cần tác nhân ion hoá trong điều kiện hiệu điện thế rất cao để tạo ra một điện trường cực mạnh.

    Ví dụ: Tia lửa điện (tia điện) là quá trình phóng điện tự lực xảy ra trong chất khí khi có tác dụng của điện trường đủ mạnh.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (50%):
    2/3
  • Thông hiểu (38%):
    2/3
  • Vận dụng (12%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 205 lượt xem
Sắp xếp theo