Luyện tập Crom và hợp chất của crom

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 20 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 20 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Vận dụng
    Tính phần trăm tạp chất trong muối

    Cho phương trình: (NH4)2Cr2O7\overset{t^{o} }{ightarrow}Cr2O3 +N2 + 4H2O. Khi nhiệt phân 38 gam muối này thấy còn 24 gam chất rắn và tạp chất chơ. Phần trăm tạp chất trong muối là:

    Hướng dẫn:

    Khối lượng giảm là do N2 và H2O bay hơi trong quá trình nhiệt phân, ta có:

    (NH4)2Cr2O7 \overset{t^{o} }{ightarrow} Cr2O3 +N2 + 4H2O

    a → 4a

    28a + 72a = 38 24

    a = 0,14 mol = n(NH4)2Cr2O7

    m(NH4)2Cr2O7 = 0,14.252 = 35,28 gam.

    mtạp chất = mmuối m(NH4)2Cr2O7 = 38 – 35,28 = 2,72 gam

    => %tạp chất = \frac{2,72}{38}.100%= 7,15%.

  • Câu 2: Nhận biết
    Kim loại nào bền trong không khí và nước

    Cặp kim loại nào sau đây bền trong không khí và nước do có màng oxit bảo vệ?

    Hướng dẫn:

    Al và Cr bền trong không khí và nước do trên bề mặt của chúng có lớp màng oxit bảo vệ.

  • Câu 3: Nhận biết
    Chất không có tính lưỡng tính

    Chất nào sau đây không có tính lưỡng tính?

    Hướng dẫn:

     Cr(OH)2 chỉ có tính bazơ, không có tính lưỡng tính.

  • Câu 4: Thông hiểu
    Chọn câu trả lời đúng

    Trong các câu sau, câu nào đúng.

    Gợi ý:

    Cr có thể tạo được oxi axit là Cr2O3

    Phương pháp điều chế crom là nhiệt nhôm giữa Al và Cr2O3

    Trong tự nhiên, không có crom ở dạng đơn chất mà chỉ có ở dạng hợp chất

    Nội dung đúng là Crom có thể cắt được thủy tinh.

  • Câu 5: Vận dụng cao
    Tính thành phần phần trăm khối lượng Cr

    Cho 34,14 gam hợp kim của Fe, Cr, Al tác dụng với dung dịch NaOH dư thoát ra 6,048 lít khí (đktc) và một phần rắn không tan. Lọc lấy phần không tan đem hoà tan hết bằng dung dịch HCl dư (không có không khí) thoát ra 12,096 lít khí (đktc). Thành phần % khối lượng của crom trong hợp kim là

    Hướng dẫn:

    Trong 3 kim loại, chỉ có Al tác dụng với dung dịch NaOH, ta có:

    2 Al + 2 NaOH + 2 H2O → 2 NaAlO2 + 3 H2

    0,18 ← 0,27

    Gọi số mol của Fe và Cr lần lượt là a, b:

    → 56a + 52b = 34,14 (1)

    Khi tác dụng với HCl:

    Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

    a → a

    Cr + 2HCl → CrCl2+ H2

    b → b

    nH2 = a + b = 0,54 (2)

    Từ (1), (2) ta có: a = 0,3; b = 0,24.

    → %mCr = \frac{0,24.52}{34,14} .100% = 36,55%.

  • Câu 6: Thông hiểu
    Hiện tượng mô tả đúng là

    Hiện tượng nào sau đây đúng?

    Hướng dẫn:

     Do có cân bằng: Cr2O72- + H2O ⇄ 2CrO42- + 2H+

                           (màu da cam)        (màu vàng)

    Khi thêm kiềm vào thì cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận làm cho màu da cam (Cr2O72-) chuyển sang màu vàng (CrO42-). Khi thêm axit vào thì cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch làm cho màu vàng (CrO42-) chuyển sang màu da cam (Cr2O72-).

  • Câu 7: Vận dụng
    Tính số mol

    Đổ dung dịch chứa 6 mol KI vào dung dịch K2Cr2O7 trong axit H2SO4 đặc, dư thu được đơn chất X. Số mol của X là

    Hướng dẫn:

    Phương trình phản ứng hóa học

    6KI + K2Cr2O7 + 7H2SO4 → Cr2 (SO4)3 + 4K2SO4 + 3I2 +7H2O

    Đơn chất X là I2.

    nI_{2} =\frac{3.n_{KI} }{6} = 3\:  mol 

  • Câu 8: Thông hiểu
    Xác định sản phẩm của phản ứng

    Sục khí Cl2 vào dung dịch CrCl3 trong môi trường NaOH. Sản phẩm thu được là:

    Hướng dẫn:

    Phương trình phản ứng:

    16NaOH + 3Cl 2 + 2CrCl3 → 2Na 2 CrO 4 + 12NaCl + 8H2O.

  • Câu 9: Nhận biết
    Số electron lớp ngoài cùng của Cr

    Cho nguyên tử Cr (Z = 24), số electron lớp ngoài cùng của Cr là

    Hướng dẫn:

     Cấu hình e của Cr (Z = 24) là: 1s22s22p63s23p63d54s1

    => Vậy số e lớp ngoài cùng là 1.

  • Câu 10: Vận dụng
    Tính thể tích khí O2

    Nung nóng 3,0 mol CrO3 ở 420oC thì tạo thành oxit crom có màu lục và O2. Biết rằng hiệu suất phản ứng đạt 85%, thể tích khí O2 (đktc) là

    Hướng dẫn:

     Phương trình phản ứng

    4CrO3 \overset{420^{o}C }{ightarrow}2Cr2O3 + 3O2

    3                     → 2,25

    Thể tích khí O2 thực tế thu được là:

    V = 2,25.22,4.85% = 42,84 lít.

  • Câu 11: Nhận biết
    Phương trình phản ứng không đúng là

    Sản phẩm của phản ứng nào sau đây không đúng?

    Hướng dẫn:

     Crom phản ứng với axit HCl hoặc H2SO4 loãng sinh ra khí H2 và muối Cr2+

    Cr + H2SO4(loãng) → CrSO4 + H2

  • Câu 12: Vận dụng
    Tính khối lượng K2Cr2O7

    Khối lượng K2Cr2O7 cần dùng để oxi hoá hết 0,3 mol FeSO4 trong môi trường dung dịch H2SO4 loãng là

    Hướng dẫn:

    Phương trình phản ứng:

    K2Cr2O7 + 6FeSO4 + 7H2SO4 → Cr2SO4 + 3Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 7H2O
    0,05 ← 0,3

    mK2Cr2O7 = 0,05. 294 = 14,7 gam.

  • Câu 13: Vận dụng
    Tính thể tích khí H2

    Cho m gam bột crom phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl (dư) thu được V lít khí H2 (đktc). Mặt khác cũng m gam bột crom trên phản ứng hoàn toàn với khí O2 (dư) thu được 30,4 gam oxit duy nhất. Giá trị của V là

    Hướng dẫn:

    Crom phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl (dư)

    4Cr + 3O2 → 2Cr2O3

    0,4 ← 0,2

    nCr2O3 = 30,4 : 152 = 0,2 mol

    Crom phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl (dư)

    Cr + 2HCl → CrCl2 + H2

    0,4 → 0,4

    → nH2 = 0,4 mol

    → V = 0,4.22,4 = 8,96 lít

  • Câu 14: Vận dụng
    Tính khối lượng Al

    Khối lượng bột nhôm cần dùng để thu được 39 gam Crom từ Cr2O3 bằng phản ứng nhiệt nhôm (giả sử hiệu suất phản ứng là 100%) là

    Hướng dẫn:

     nCr = 39 : 52 = 0,75 mol

    Phương trình phản ứng xảy ra

    2Al + Cr2O3 → Al2O3 + 2Cr

    Theo phương trình phản ứng

    nAl = nCr = 0,75 mol

    => mAl = 0,75 . 27 = 20,25 (g)

  • Câu 15: Vận dụng cao
    Tính khối lượng của muối

    Hỗn hợp muối X gồm Al(NO3)3 và Cr(NO3)3, cho từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch chứa 9,02 gam hỗn hợp muối X cho đến khi kết tủa thu được là lớn nhất. Tách kết tủa rồi nung đến khối lượng không đổi thu được 2,54 gam chất rắn. Khối lượng của muối Al(NO3)3 và Cr(NO3)3 lần lượt là

    Hướng dẫn:

    Gọi số mol của Al(NO3)3 và Cr(NO3)3 lần lượt là x và y

    mX = 213x + 238 y = 9,02 (1)

    Phương trình phản ứng

    Al(NO3)3 + 3NaOH → Al(OH)3↓ + 3NaNO3 (3)

    x → x (mol)

    Cr(NO3)3 + 4NaOH → Cr(OH)3 + 3NaNO3 (4)

    y → y (mol)

    Nung kết tủa thu được là Al(OH)3 và Cr(OH)3

    2Al(OH)3 \overset{t^{o} }{ightarrow} Al2O3 + 3H2O (5)

    x → 1/2x (mol)

    2Cr(OH)3 \overset{t^{o} }{ightarrow} Cr2O3 + 3H2O (6)

    y → 1/2y (mol)

    Sau phản ứng chất rắn thu được là Al2O3 và Cr2O3

    Theo phương trình phản ứng (5) và (6)

    mrắn = 102.1/2x + 152.1/2y = 2,54 (7)

    Từ (1) và (7) giải hệ phương trình ta được:

    x = y = 0,02 mol

    mAl(NO3)3 = 213.0,02 = 4,26 gam

    mCr(NO3)3= 238.0,02 = 4,76 gam

  • Câu 16: Nhận biết
    Chọn phương án không đúng

    Nhận xét nào sau đây không đúng

    Gợi ý:

     Độ cứng của Cr > Fe.

  • Câu 17: Nhận biết
    Crom không phản ứng với chất nào sau đây

    Crom không phản ứng với chất nào sau đây?

    Hướng dẫn:

     Crom không phản ứng với dung dịch kiềm.

  • Câu 18: Thông hiểu
    Tính khối lượng crom bị đốt cháy

    Đốt cháy bột crom trong oxi dư thu được 4,56 gam một oxit duy nhất. Khối lượng crom bị đốt cháy là:

    Hướng dẫn:

    Phương trình phản ứng

     4Cr + 3O2 \overset{t^{o} }{ightarrow}2Cr2O3

    nCr = 2.n Cr2O3 = 2.\frac{4,56}{152}= 0,06 mol

    → mCr = 0,06.52 = 3,12 gam.

  • Câu 19: Thông hiểu
    Phản ứng đúng

    Phản ứng nào sau đây không đúng?

    Gợi ý:

    Phương trình phản ứng đúng

    4Cr + 3O2 \overset{t^{\circ } }{ightarrow} 2Cr2O3

  • Câu 20: Thông hiểu
    Tính chất hóa học của CrO

    Crom(II) oxit là oxit

    Gợi ý:

    Crom (II) oxit có công thức hóa học là CrO (Cr trong hợp chất có số oxi hóa là +2) là hợp chất có tính bazo, có tính khử vì có thể lên Cr3+, Cr6+; có tính oxi hóa vì có thể về Cr0

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (30%):
    2/3
  • Thông hiểu (30%):
    2/3
  • Vận dụng (30%):
    2/3
  • Vận dụng cao (10%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 1 lượt xem
Sắp xếp theo