Luyện tập Cung chứa góc

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 10 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 10 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Vận dụng cao
    Tìm quỹ tích của điểm M

    Cho hình vuông ABCD. Trên cạnh BC lấy điểm E, trên tia đối của tia CD lấy điểm F sao cho CE = CF. Gọi M là giao điểm của hai đường thẳng DE và BF. Tìm quỹ tích của điểm M khi E di động trên cạnh BC

    Hướng dẫn:

     Hình vẽ minh họa

    Tìm quỹ tích của điểm M

    Xét phần thuận

    Xét tam giác vuông BFC và tam giác DCE có

    BC = CD (do ABCD là hình vuông)

    CE = CF (giả thiết)

    => ΔBFC=ΔDCE

    => \widehat {CBF} = \widehat {CDE}

    \widehat {BEM} = \widehat {CED}\left( {dd} ight)

    \begin{matrix}   \Rightarrow \widehat {CDE} + \widehat {CED} = {90^0} = \widehat {CBF} + \widehat {BEM} \hfill \\   \Rightarrow \widehat {BMD} = {90^0} \hfill \\ \end{matrix}

    Vậy điểm M nằm trên đường tròn đường kính BD.

    Giới hạn:

    Nếu E≡B⇒M≡B

    Nếu E≡C⇒M≡C

    Vậy điểm M nằm trên cung nhỏ BC của đường tròn đường kính BD.

    Xét phần đảo

    Lấy điểm M trên cung nhỏ BC của đường tròn đường kính BD.

    Nối MB, MD lần lượt cắt CD, BC tại F, E.

    Ta có: \widehat {BMD} = {90^0} (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn)

    => ΔBFC=ΔDCE (g-c-g)

    => CF = CE

    Vậy quỹ tích điểm M nằm trên cung nhỏ BC của đường tròn đường kính BD.

  • Câu 2: Vận dụng
    Tìm quỹ tích điểm M khi A di động

    Cho tam giác ABC vuông tại A, có cạnh BC cố định. Gọi M là tâm đường tròn nội tiếp tam giác ABC. Tìm quỹ tích điểm M khi A di động.

    Hướng dẫn:

    Hình vẽ minh họa

    Tìm quỹ tích điểm M khi A di động

    Ta có:

    \begin{matrix}  \widehat A + \widehat B + \widehat C = {180^0} \hfill \\   \Rightarrow \widehat B + \widehat C = {180^0} - \widehat A = {90^0} \hfill \\   \Rightarrow \dfrac{1}{2}\left( {\widehat B + \widehat C} ight) = {45^0} \hfill \\ \end{matrix}

    Do M là tâm đường tròn nội tiếp tam giác nên CM và BM lần lượt là tia phân giác góc C và góc B.

    => \widehat {MBC} + \widehat {MCB} = {45^0}

    Xét tam giác BMC ta có:

    \begin{matrix}  \widehat {MBC} + \widehat {MCB} + \widehat {CMB} = {180^0} \hfill \\   \Rightarrow \widehat {CMB} = {180^0} - \left( {\widehat {MBC} + \widehat {MCB}} ight) \hfill \\   \Rightarrow \widehat {CMB} = {180^0} - {45^0} = {135^0} \hfill \\ \end{matrix}

    Mặt khác các điểm B và C cố định, góc \widehat {CMB} = {135^0} không đổi

    => Quỹ tích điểm M là 2 cung chứa góc {135^0} dựng trên BC.

  • Câu 3: Vận dụng
    Tìm quỹ tích giao điểm O

    Cho các hình thoi ABCD có cạnh AB cố định. Tìm quỹ tích giao điểm O của hai đường chéo của hình thoi đó.

    Hướng dẫn:

    Hình vẽ minh họa

    Tìm quỹ tích giao điểm O

    Dự đoán: Quỹ tích cần tìm là nửa đường tròn đường kính AB.

    Chứng minh phần thuận

    ABCD là hình thoi

    ⇒ AC ⊥ BD (hình thoi có 2 đường chéo vuông góc với nhau)

    ⇒ \widehat {AOB} = {90^0}

    Vậy quỹ tích của O là nửa đường tròn đường kính AB.

    Chứng minh phần đảo

    Chứng minh với mọi điểm O thuộc nửa đường tròn đường kính AB ta đều có hình thoi ABCD thỏa mãn đề bài.

    + Lấy điểm O thuộc nửa đường tròn đường kính AB

    + Lấy C đối xứng với A qua O

    + Lấy D đối xứng với B qua O.

    Tứ giác ABCD có AC cắt BD tại O là trung điểm mỗi đường

    ⇒ ABCD là hình bình hành.

    Mà O thuộc nửa đường tròn đường kính AB

    ⇒ \widehat {AOB} = {90^0}

    ⇒ AC ⊥ DB

    ⇒ Hình bình hành ABCD là hình thoi.

    Kết luận: Quỹ tích điểm O là nửa đường tròn đường kính AB (khác A và B).

  • Câu 4: Thông hiểu
    Quỹ tích các điểm M

    Quỹ tích các điểm M nhìn đoạn thẳng AB cho trước dưới một góc vuông là:

    Hướng dẫn:

    Quỹ tích điểm M nhìn đoạn AB cho trước dưới một góc vuông là đường kính AB.

  • Câu 5: Thông hiểu
    Chọn đáp án đúng

    Đường tròn đường kính CD là quỹ tích của điểm nào dưới đây?

    Hướng dẫn:

    Quỹ tích điểm M nhìn đoạn thẳng CD cho trước dưới một góc vuông là đường kính CD.

  • Câu 6: Thông hiểu
    Chọn kết luận đúng

    Cho hình vẽ sau, chọn kết luận đúng:

    Chọn kết luận đúng

    Hướng dẫn:

    Quan sát hình vẽ ta thấy:

    + Các điểm B, D thuộc cung chứa góc 80o dựng trên đoạn AC.

    + Điểm E thuộc cung chứa góc 75o dựng trên đoạn AC.

    => Chỉ có đáp án 2 điểm B, D thuộc cung chứa góc 80o dựng trên đoạn AC là đúng.

  • Câu 7: Thông hiểu
    Tìm quỹ tích giao điểm O

    Cho các hình vuông ABCD có cạnh AB cố định. Tìm quỹ tích giao điểm O của hai đường chéo của hình vuông đó.

    Hướng dẫn:

    Hình vẽ minh họa:

    Tìm quỹ tích giao điểm O

    Ta có: ABCD là hình vuông

    => Hai đường chéo vuông góc với nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường 

    Hay AO \bot BO \Rightarrow \widehat {AOB} = {90^0}

    Ta có các điểm A và B cố định, \widehat {AOB} = {90^0} không đổi 

    => Quỹ tích điểm O là nửa đường tròn đường kính AB trừ hai điểm A và B.

  • Câu 8: Thông hiểu
    Tìm quỹ tích điểm D

    Cho tam giác ABC có BC cố định và góc A bằng 50o. Gọi D là giao điểm của ba đường phân giác trong của tam giác. Tìm quỹ tích điểm D.

    Hướng dẫn:

    Hình vẽ minh họa:

    Tìm quỹ tích điểm D

    Ta có: 

    \begin{matrix}  \widehat A + \widehat B + \widehat C = {180^0} \hfill \\   \Rightarrow \widehat B + \widehat C = {180^0} - \widehat A \hfill \\   \Rightarrow \widehat B + \widehat C = {180^0} - {50^0} = {130^0} \hfill \\   \Rightarrow \widehat {DBC} + \widehat {BCD} = \dfrac{1}{2}\left( {\widehat B + \widehat C} ight) = \dfrac{{{{130}^0}}}{2} = {65^0} \hfill \\   \Rightarrow \widehat {BDC} = {115^0} \hfill \\ \end{matrix}

    Vậy quỹ tích điểm D là hai cung chứa góc 1150 dựng trên đoạn BC.

  • Câu 9: Thông hiểu
    Tìm quỹ tích điểm D

    Cho tam giác ABC có BC cố định và góc A bằng 60o. Gọi D là giao điểm của ba đường phân giác trong của tam giác. Tìm quỹ tích điểm D

    Hướng dẫn:

    Hình vẽ minh họa

    Tìm quỹ tích điểm D

    Ta có:

    \begin{matrix}\widehat A + \widehat B + \widehat C = {180^0} \hfill \\   \Rightarrow \widehat B + \widehat C = {180^0} - \widehat A \hfill \\   \Rightarrow \widehat B + \widehat C = {180^0} - {60^0} = {120^0} \hfill \\   \Rightarrow \widehat {DBC} + \widehat {BCD} = \dfrac{1}{2}\left( {\widehat B + \widehat C} ight) = \dfrac{{{{120}^0}}}{2} = {60^0} \hfill \\   \Rightarrow \widehat {BDC} = {120^0} \hfill \\ \end{matrix}

    => Quỹ tích điểm D là hai cung chứa góc 1200 dựng trên đoạn BC.

  • Câu 10: Thông hiểu
    Tìm các điểm cùng thuộc một đường tròn

    Cho nửa đường tròn đường kính AB. Gọi M là điểm chính giữa của cung AB. Trên cung AM lấy điểm N. Trên tia đối của tia MA lấy điểm D sao cho MD = MB, trên tia đối của tia NB lấy điểm E sao cho NA = NE, trên tia đối của tia MB lấy điểm C sao cho MC = MA. Các điểm nào dưới đây cùng thuộc một đường tròn?

    Hướng dẫn:

    Hình vẽ minh họa

    Tìm các điểm cùng thuộc một đường tròn

    Ta có:

    Các tam giác ANE, AMC, BMD vuông cân

    \Rightarrow \widehat {AEB} = \widehat {ADB} = \widehat {ACB} = {45^0}

    Mà AB cố định nên các điểm A, B, C, D, E cùng thuộc một đường tròn.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (70%):
    2/3
  • Thông hiểu (20%):
    2/3
  • Vận dụng (10%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 5 lượt xem
Sắp xếp theo