Luyện tập Đại cương về polime

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 20 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 20 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Thông hiểu
    Thủy phân các polime

    Cho các polime: (1) polietilen, (2) poli(metyl metacrylat), (3) polibutađien, (4) polistiren, (5) poli(vinyl axetat) và (6) tơ nilon-6,6. Trong các polime trên, các polime có thể bị thuỷ phân trong dung dịch axit và dung dịch kiềm là:

    Gợi ý:

    Các polime vừa bị thủy phân trong môi trường axit vừa thủy phân trong môi trường kiềm trong phân tử phải có nhóm -COO hoặc CO-NH

    Như vậy các polime: 

    (2) poli(metyl metacrylat)

    (5) poli(vinyl axetat)

    (6) tơ nilon-6,6: -(-NH-[CH2]6-NHCO-[CH2]4-CO-)n

    có thể bị thủy phân trong dung dịch axit và dung dịch kiềm.

  • Câu 2: Vận dụng
    Phản ứng đốt cháy polime

    Đốt cháy hoàn toàn một lượng polietilen, sản phẩm cháy cho lần lượt đi qua bình 1 đựng H2SO4 đặc và bình 2 đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình 1 tăng m gam, bình 2 có 50 gam kết tủa. Giá trị của m là

    Hướng dẫn:

     nCO2 = nCaCO3 = 0,5 mol;

    Đốt cháy polietilen giống như đốt cháy etilen

    (C2H4)n \overset{t^{\circ} }{ightarrow} nCO2 + nH2O

    ⇒ nCO2= nH2O = 0,5 mol

    Khối lượng bình 1 tăng là khối lượng của nước:

    mbình 1 tăng = 0,5.18 = 9 gam

    ⇒ m = 9 gam.

  • Câu 3: Nhận biết
    Cấu trúc mạch của polime

    Khi đun phenol lấy dư với fomanđehit (có axit làm xúc tác) tạo thành nhựa phenol-fomanđehit có ứng dụng rộng rãi. Polime tạo thành có cấu trúc mạch:

    Hướng dẫn:

    Khi đun phenol lấy dư với fomanđehit (có axit làm xúc tác) tạo thành nhựa phenol-fomanđehit dạng nhựa novolac có mạch không phân nhánh.

  • Câu 4: Thông hiểu
    Công thức mắt xich của polime.

    Polime X có hệ số trùng hợp là 560 và phân tử khối là 35000. Công thức một mắt xích của X là :

    Hướng dẫn:

     

    Khối lượng của một mắt xích trong polime X là :

    \frac{3500}{560}= 62,5.

    → công thức của mắt xích là: –CH2–CHCl– .

  • Câu 5: Thông hiểu
    Các chất tham gia phản ứng trùng hợp

    Cho dãy các chất: CH2=CH-Cl; H2N-CH2-COOH; CH2=CH-CH=CH2; CH2=CH2. Số chất trong dãy có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là:

    Gợi ý:

    Điều kiện về cấu tạo của monome tham gia phản ứng trùng hợp là trong phân tử phải có liên kết bội hoặc là vòng kém bền.

    Chất có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là:

    CH2=CH-Cl; CH2=CH-CH=CH2; CH2=CH2.

  • Câu 6: Vận dụng cao
    Tính chất của polime

    Cho các phát biểu sau:

    (1) Thành phần chính của cao su thiên nhiên là poliisopren ở dạng đồng phân trans.

    (2) Nilon-6 có thể điều chế bằng phản ứng trùng hợp hoặc trùng ngưng.

    (3) Tơ visco, tơ xelulozơ axetat, tơ capron,... được gọi là tơ nhân tạo.

    (4) Polime dùng để sản xuất tơ phải có mạch cacbon không nhánh, xếp song song, không độc, có khả năng nhuộm màu, mềm dai.

    (5) Trùng hợp CH2=CH–COO–CH3 thu được PVA.

    6) Các polime không nóng chảy mà bị phân hủy khi đun nóng gọi là chất nhiệt rắn.

    (7) Có thể dùng C để thay S nhằm tăng độ cứng của cao su.

    Số phát biểu sai là:

    Hướng dẫn:

    (1) sai vì thành phần chính của cao su thiên nhiên là poliisopren ở dạng đồng phân cis (dạng cis tạo độ gấp khúc làm cao su có tính đàn hồi).

    (2) đúng.

    (3) đúng.

    (4) đúng. 

    (5) sai vì trùng hợp CH3COOCH=CH2 thu được PVA.

    (6) đúng. 

    (7) sai vì không thể dùng C để thay S nhằm tăng độ cứng của cao su do C không tạo được liên kết ngang.

  • Câu 7: Thông hiểu
    Ứng dụng của polime.

    Polime được dùng để sản xuất:

    Hướng dẫn:

    Polime có nhiều ứng dụng như làm các loại vật liệu polime phục vụ cho sản xuất và đời sống: Chất dẻo, tơ, sợi, cao su, keo dán.

  • Câu 8: Nhận biết
    Điều chế tơ bằng phương pháp trùng hợp

    Quá trình điều chế loại tơ nào dưới đây là quá trình trùng hợp:

    Gợi ý:

    Trùng hợp là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome), giống nhau hay tương tự nhau thành phân tử rất lớn.

    → Quá trình điều chế tơ nitron (tơ olon) từ acrilonitrin là quá trình trùng hơp.

  • Câu 9: Vận dụng
    Chuỗi phản ứng điều chế

    Hợp chất đầu và các hợp chất trung gian trong quá trình điều chế ra cao su Buna (1) là: etilen (2), metan (3), rượu etylic (4), đivinyl (5), axetilen (6). Sự sắp xếp các chất theo đúng thứ tự xảy ra trong quá trình điều chế là :

    Hướng dẫn:

     

    Quá trình điều chế cao su buna:

    2 CH_{4}  \xrightarrow[làm lạnh nhanh ]{1550^{\circ} C } CH≡CH + 3H_{2}

    CH ≡ CH + H2 \overset{Pd/PdCO3}{ightarrow}CH2 = CH2

    CH2 = CH2 + H2O \overset{H^{+}, t^{\circ}  }{ightarrow}C2H5OH

    2C2H5OH \xrightarrow[ZnO,MgO]{400^{\circ}C }CH2=CH-CH=CH2 + 2H2O + H2

    nCH2=CH-CH=CH2 \overset{Na,t^{\circ},p }{ightarrow}(CH2-CH=CH-CH2)n

  • Câu 10: Nhận biết
    Xác định polime tổng hợp

    Dãy chỉ gồm các polime tổng hợp là:

    Gợi ý:

    Polime tổng hợp là các polime do con người tổng hợp nên.

  • Câu 11: Nhận biết
    Phản ứng trùng ngưng

    Chất không có khả năng tham gia phản ứng trùng ngưng là:

    Hướng dẫn:

    Điều kiện để có phản ứng trùng ngưng: các monome tham gia phản ứng trùng ngưng phải có ít nhất 2 nhóm chức có khả năng tham gia phản ứng để tạo được liên kết với nhau.

    Axit axetic: CH3COOH chỉ có 1 nhóm chức –COOH khả năng tham gia phản ứng để tạo được liên kết.

    → C sai.

  • Câu 12: Vận dụng
    Tìm polime X

    Một polime X được xác định có phân tử khối là 39062,5 đvC với hệ số trùng hợp để tạo nên polime này là 625. Polime X là?

    Hướng dẫn:

     Ta có:

    Mcao su = n.Mmắt xích

    39062,5 = 625.Mmắt xích

    ⇒ Mmắt xích = 62,5

    → Polime X là (-CH2-CHCl-)n (PVC)

  • Câu 13: Thông hiểu
    Cấu trúc mạch của polime

    Cho các phân tử polime: tinh bột (amilozơ), xenlulozơ, tinh bột (amilopectin), poli(vinyl clorua), nhựa bakelit. Số polime có mạch không phân nhánh là

    Gợi ý:

     - Mạch không phân nhánh: aminlozơ, xenlulozơ, poli(vinyl clorua).

    - Mạch phân nhánh: amilopectin.

    - Không gian: nhựa bakelit.

  • Câu 14: Vận dụng
    Tính chất của polime

    Cho các phát biểu sau:

    (1) PVC là chất vô định hình.

    (2) Keo hồ tinh bột được tạo ra bằng cách hòa tinh bột trong nước lạnh.

    (3) Poli(metyl metacrylat) có đặc tính trong suốt, cho ánh sáng truyền qua.

    (4) Tơ lapsan được tạo ra do phương pháp trùng hợp.

    (5) Vật liệu compozit có độ bền, độ chịu nhiệt tốt hơn polime thành phần.

    (6) Cao su thiên nhiên không dẫn điện, có thể tan trong xăng, benzen và có tính dẻo.

    (7) Tơ nitron bền và giữ nhiệt tốt nên thường được dùng để dệt vải may áo ấm.

    Số phát biểu không đúng là:

    Gợi ý:

    (2) Sai vì khi nấu tinh bột thì mới thành hồ tinh bột được (cần phải có nhiệt độ).

    (4) Sai vì tơ lapsan được tạo ta từ phản ứng trùng ngưng.

    (6) Sai vì cao su thiên nhiên không dẫn điện, có thể tan trong benzen, xăng và có tính đàn hồi.

  • Câu 15: Thông hiểu
    Phản ứng hóa học của các polime.

    Polime nào sau đây có thể tham gia phản ứng cộng?

    Hướng dẫn:

     Polime có thể tham gia phản ứng cộng nếu trong phân tử có liên kết bội.

    - Tơ visco là sản phẩm của phản ứng giữa xenlulozơ với CS2 và NaOH → không có liên kết bội, không thể tham gia phản ứng cộng.

    - Tơ clorin là -(-CHCl-CHCl-)n-

    - Tơ lapsan là -(-CO-C6H4-COO-CH2-CH2-O)n-.

    - Tơ enang là -(-NH-[CH2]6-CO-)n-.

    Chỉ có tơ lapsan -(-CO-C6H4-COO-CH2-CH2-O)n- có thể tham gia phản ứng cộng.

  • Câu 16: Vận dụng
    Tính khối lượng polime

    Trùng hợp 6,72 lít C2H4 (đktc), nếu hiệu suất phản ứng là 90% thì khối lượng polime thu được là:

    Hướng dẫn:

     C2H4 → -(-C2H4-)n

    nC2H4 = npolime = 0,3 mol

    mpolime = 0,3.28.90% = 7,56 gam.

  • Câu 17: Nhận biết
    Chọn phát biểu sai về polime

    Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau:

    Gợi ý:

    B sai vì hầu hết các polime ở thể rắn, không bay hơi, có nhiệt độ nóng chảy xác định.

  • Câu 18: Vận dụng cao
    Sơ đồ phản ứng

    Cho sơ đồ phản ứng:

    X (C8H14O4) + 2NaOH \overset{t^{\circ} }{ightarrow}X1 + X2 + H2O                  (1)

    X1 + H2SO4 → X3 + Na2SO4                                      (2)

    nX5 + nX3\overset{t^{\circ},xt }{ightarrow} poli (hexametylen adipamit) + 2nH2O (3)

    2X2 + X3\overset{H2SO4đ, t^{\circ} }{ightleftharpoons}X6 + 2H2O                                      (4)

    Phân tử khối của X6 là phản ứng sau:

    Hướng dẫn:

     

    • Từ (3) → X5, X3 là: H2N-[CH2]6-NH2; HOOC-[CH2]4-COOH hoặc ngược lại.

    Vì X không chứa N → X1, X2 không chứa N → X3 không chứa N.

    → X3 là HOOC-[CH2]4-COOH; X5 là H2N-[CH2]6-NH2.

    • Từ (2) → X1 là NaOOC-[CH2]4-COONa
    • Từ (1): sản phẩm có H2O → X còn 1 gốc axit

    → X là: HOOC-[CH2]4-COOC2H5

    → X2 là C2H5OH

    • Từ (4) → X6 là: C2H5OOC-[CH2]4-COOC2H5

    → MX6 = 202 g/mol.

  • Câu 19: Nhận biết
    Xác định loại polime

    Polime nào sau đây là polime thiên nhiên?

    Gợi ý:

     Polime thiện nhiên là các polime có nguồn gốc từ thiên nhiên.

  • Câu 20: Vận dụng
    Xác định khối lượng của đoạn mạch

    Một đoạn mạch PVC có khoảng 1000 mắt xích. Hãy xác định khối lượng của đoạn mạch đó.

    Hướng dẫn:

    Ta có: 

    nC2H3Cl → (C2H3Cl)n

    Với n = 1000 nên khối lượng đoạn mạch = 1000.62,5 = 62500 đvC

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (30%):
    2/3
  • Thông hiểu (30%):
    2/3
  • Vận dụng (30%):
    2/3
  • Vận dụng cao (10%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 11 lượt xem
Sắp xếp theo