Luyện tập Điện phân CTST

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 20 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 20 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu!!
00:00:00
  • Câu 1: Thông hiểu
    Trường hợp ion Mg2+ bị khử

    lon Mg2+ bị khử trong trường hợp

    Hướng dẫn:

    Ion Mg2+ bị khử trong trường hợp: Điện phân MgCl2 nóng chảy. 

  • Câu 2: Vận dụng
    Tính nồng độ mol ban đầu của dung dịch CuCl2

    Sau một thời gian điện phân 200 ml dung dịch CuCl2 người ta thu được 1,2395 lít khí (đkc) ở anode. Ngâm đinh sắt sạch trong dung dịch còn lại sau khi điện phân. Phản ứng xong, nhận thấy khối lượng đinh sắt tăng thêm 1,2 gam. Nồng độ mol ban đầu của dung dịch CuCl2

    Hướng dẫn:

    Phương trình điện phân :

            CuCl2 → Cu + Cl2

    mol: 0,05 ← 0,05

    Gọi số mol CuCl2 dư là a.

            CuCl2 + Fe → FeCl2 + Cu

    mol:   a   →   a         →         a

    ⇒ 64a – 56a = 1,2 ⇒ a = 0,15

    ⇒ nCuCl2 = a + 0,05 = 0,15 + 0,05 = 0,2 mol

    ⇒ CM CuCl2 = \frac{0,2}{0,2} = 1 M

  • Câu 3: Thông hiểu
    pH của dung dịch thay đổi

    Điện phân dung dịch gồm NaCl và HCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp). Trong quá trình điện phân, so với dung dịch ban đầu, giá trị pH của dung dịch thu được

    Hướng dẫn:

    Điện phân dung dịch NaCl và HCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp). Trong quá trình điện phân, so với dung dịch ban đầu thì giá trị pH của dung dịch thu được tăng lên. Lúc đầu dung dịch có pH nhỏ hơn 7, trong quá trình điện phân, HCl bị điện phân trước làm nồng độ H+ giảm nên pH bắt đầu tăng, khi H+ bị điện phân hết thì dung dịch có pH = 7. Tiếp đó NaCl bị điện phân làm cho nồng độ OH tăng lên và pH tiếp tục tăng lên lớn hơn.

    2HCl \xrightarrow{\mathrm{đpdd}} H2 + Cl2

    2NaCl + 2H2O \xrightarrow[\mathrm{mnx}]{\mathrm{đpdd}} 2NaOH + H2↑ + Cl2

  • Câu 4: Thông hiểu
    Tìm nhận định đúng

    Tiến hành điện phân dung dịch chứa CuSO4 và NaCl bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp đến khi khí bắt đầu thoát ra ở cả hai cực thì dừng điện phân. Dung dịch sau điện phân hòa tan được Al2O3. Nhận định nào sau đây là đúng?

    Hướng dẫn:

    Dung dịch sau điện phân hòa tan được Al2O3 ⇒ chứa H+ hoặc OH.

    Ta có thứ tự điện phân:

    - Cathode: Cu2+ + 2e || 2H2O + 2e → H2 + 2OH

    - Anode: 2Cl → Cl2 + 2e || 2H2O → 4H+ + 4e + O2

    Khí bắt đầu thoát ra ở cả 2 điện cực ⇒ H2O tại cathode chưa bị điện phân.

    ⇒ Khí thoát ra ở anode gồm Cl2 và O2.

  • Câu 5: Nhận biết
    Ứng dụng của hiện tượng điện phân

    Hiện tượng điện phân được ứng dụng để:

    Hướng dẫn:

    Hiện tượng điện phân có nhiều ứng dụng trong thực tiễn sản xuất và đời sống như luyện kim, tinh chế kim loại, mạ điện,...

  • Câu 6: Thông hiểu
    Phương trình hóa học phản ứng xảy ra ở điện cực âm khi mạ nickel

    Muốn mạ nickel (mạ kền) một vật bằng sắt người ta phải dùng cathode là vật bằng sắt, anode làm bằng Ni, dung dịch điện li là dung dịch muối nickel (NiSO4 chẳng hạn). Phương trình hoá học của phản ứng xảy ra ở điện cực âm là:

    Hướng dẫn:

    Điện cực âm (cathode) xảy ra phản ứng: Ni2+ + 2e → Ni

  • Câu 7: Nhận biết
    Chất thu được ở anode khi điện phân nóng chảy MgCl2

    Điện phân nóng chảy MgCl2, ở anode thu được chất nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    MgCl2 \xrightarrow{\mathrm{đpnc}} Mg (cathode) + Cl2 (anode) 

  • Câu 8: Nhận biết
    Hiện tượng anode tan xảy ra

    Hiện tượng anode tan xảy ra khi điện phân dung dịch:

    Hướng dẫn:

    Hiện tượng anode tan xảy ra khi điện phân dung dịch muối kim loại có anode làm bằng kim loại đó.

  • Câu 9: Vận dụng
    Tính giá trị của V

    Điện phân dung dịch hồn hợp gồm 0,1 mol FeCl3, 0,2 mol CuCl2 và 0,1 mol HCl (điện cực trơ). Khi ở cathode bắt đầu thoát khí thì ở anode thu được V lít khí (đkc). Biết hiệu suất của quá trình điện phân là 100%. Giá trị của V là:

    Hướng dẫn:

    Thứ tự điện phân:

    Ở cathode: ion nào có tính oxi hóa mạnh hơn sẽ điện phân trước:

             Fe3++ 1e → Fe2+

    mol: 0,1 → 0,1 

            Cu2++ 2e → Cu

    mol: 0,2 → 0,4 

           2H++ 2e → H2

    Khi ở cathode bắt đầu thoát khí thì chứng tỏ Fe3+ và Cu2+ vừa bị điện phân hết.

    Σne nhận =  0,1 + 0,4 = 0,5 (mol)

    Ở anode:

             2Cl → Cl2+ 2e

    mol: 0,25 ← 0,5

    Vậy V = VCl2 = 0,25.24,79 = 6,1975 lít

  • Câu 10: Vận dụng cao
    Tính giá trị của a

    Điện phân dung dịch X gồm 0,2 mol NaCl và a mol Cu(NO3)2 (với các điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện không thay đổi), thu được dung dịch Y có khối lượng giảm 17,5 gam so với khối lưọng của X. Cho m gam Fe vào Y đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Z, khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và (m – 0,5) gam hỗn hợp kim loại. Giả thiết hiệu suất điện phân là 100%, nước bay hơi không đáng kể. Giá trị của a là

    Hướng dẫn:

    Y + Fe sinh ra khí NO → Y chứa H+ → nước bị điện phân bên anode.

    Y + Fe sinh ra hỗn hợp kim loại → Cu2+ còn dư.

    Anode: nCl2 = 0,1 mol; nO2 = x mol

    Cathode: nCu = y mol

    Bảo toàn electron ta có: 0,1.2 + 4x = 2y

    mgiảm = 0,1.71 + 32x + 64y = 17,5

    ⇒ x = 0,025; y = 0,15

    nH+ = 4nO2 = 0,1 (mol) ⇒ nNO = \frac{{\mathrm n}_{\mathrm H^+}}4 = 0,025 (mol)

    Gọi số mol Cu2+ dư là z.

    Bảo toàn electron:

    2nFe p/ứ = 3nNO + 2nCu2+

    ⇒ nFe p/ứ = z + 0,0375 (mol)

    ⇒ m – 56.(z + 0,0375) + 64z = m – 0,5

    ⇒ z = 0,2

    Bảo toàn Cu ⇒ a = y + z = 0,35 (mol)

  • Câu 11: Nhận biết
    Quá trình xảy ra cathode

    Điện phân CaCl2 nóng chảy, ở cathode xảy ra quá trình nào? 

    Hướng dẫn:

    Cực âm (cathode): Ca2+ 2e → Ca.

    Như vậy, ở cực âm xảy ra sự khử ion Ca2+.

  • Câu 12: Thông hiểu
    Xác định chất Z

    Điện phân dung dịch NaCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp) thu được dung dịch X. Hấp thụ CO2 dư vào X, thu được dung dịch chất Y. Cho Y tác dụng với Ca(OH)2 theo tỉ lệ mol 1 : 1, tạo ra chất Z tan trong nước. Chất Z là

    Hướng dẫn:

    Quá trình diễn ra theo thứ tự các phản ứng sau:

    2NaCl + 2H2O \xrightarrow[\mathrm{cmn}]{\mathrm{đpdd}} 2NaOH (X) + Cl2↑ (anode) + H2↑ (cathode)

    CO2 (dư) + NaOH (X) → NaHCO3 (Y)

    NaHCO3 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + NaOH + H2O.

    Vậy chất Z lại chính là NaOH.

  • Câu 13: Thông hiểu
    Điện phân dung dịch CuSO4 có điện cực bằng Cu

    Trong quá trình điện phân dung dịch CuSO4 có điện cực bằng Cu, nhận thấy:

    Hướng dẫn:

    Khi kim loại làm cực dương (anode) trùng với kim loại của muối trong dung dịch chất điện phân thì xảy ra hiện tượng cực dương tan.

    Ví dụ: Điện phân dung dịch CuSO4 với anode làm bằng Cu thì các bán phản ứng xảy ra tại mỗi điện cực như sau:

    Cathode (–): Cu2+ + 2e → Cu

    Anode (+): Cu → Cu2+ + 2e

    Ta thấy anode bị tan nên người ta gọi là dương cực tan.

    Vậy nồng độ Cu2+ không thay đổi do ở cực âm xảy ra quá trình khử đồng, cực dương xảy ra quá trình oxi hóa đồng.

  • Câu 14: Nhận biết
    Quá trình xảy ra ở anode

    Điện phân dung dịch Cu(NO3)2 với điện cực trơ, ở anode xảy ra quá trình nào? 

    Hướng dẫn:

    Ở anode, ion NO3 không bị điện phân, H2O bị điện phân:

    2H2O → O2 + 4H+ + 4e hay có thể viết H2O → \frac12O2 + 2H+ + 2e

  • Câu 15: Thông hiểu
    Thứ tự các kim loại thoát ra ở cathode khi điện phân dung dịch

    Một dung dịch X chứa đồng thời NaNO3, Cu(NO3)2, Fe(NO3)3, Zn(NO3)2, AgNO3. Thứ tự các kim loại thoát ra ở cathode khi điện phân dung dịch trên là

    Hướng dẫn:

    Ion nào trong dung dịch có tính oxi hóa mạnh hơn sẽ bị điện phân trước.

    Tính oxi hóa: Ag+ > Fe3+ > Cu2+ > Fe2+ > Zn2+ > Na+.

    → Thứ tự các kim loại thoát ra là: Ag, Cu, Fe, Zn.

    Lưu ý phản ứng điện phân dung dịch:

    - Ion dương về cực âm (cathode), ion âm về cực dương (anode).

    - Ở cực dương xảy ra quá trình khử ion dương, những ion không bị khử thì nước sẽ bị khử (Na, K,...).

    - Ở cực âm xảy ra quá trình oxi hóa ion âm, những ion không bị oxi hóa thì nước sẽ bị oxi hóa (NO3, SO42−,... ).

    - Thứ tự ưu tiên cation có tính oxi hóa mạnh hơn và anion có tính khử mạnh hơn.

  • Câu 16: Nhận biết
    Phương pháp điều chế nhôm trong công nghiệp

    Trong công nghiệp nhôm được điều chế bằng phương pháp nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Trong công nghiệp Al được điều chế bằng phương pháp điện phân Al2O3 nóng chảy với xúc tác cryolite là Na3AlF6.

  • Câu 17: Nhận biết
    Khí thu được ở cathode khi điện phân dung dịch CaCl2

    Điện phân dung dịch CaCl2, ở cathode thu được khí

    Hướng dẫn:

    Điện phân dung dịch CaCl2:

    CaCl2 + 2H2O \xrightarrow{\mathrm{đpdd}} Ca(OH)2 + H2↑ (cathode) + Cl2↑ (anode) 

  • Câu 18: Vận dụng
    Xác định kim loại M

    Điện phân nóng chảy hoàn toàn 1,9 g muối chloride của kim loại M được 0,48 g kim loại M ở cathode. Kim loại M là:

    Hướng dẫn:

    Gọi kim loại là M ⇒ Muối là MCl2.

    MCl2 \xrightarrow{\mathrm{đpnc}} M + Cl2

    Bảo toàn khối lượng:

    mmuối = mKL + mCl2 ⇒ mCl2 = 1,42 gam ⇒ nCl2 = 0,02 mol

    ⇒ nM = nCl2 = 0,02 mol ⇒ MM = \frac{0,48}{0,02} = 24

    Vậy kim loại là magnesium (Mg).

  • Câu 19: Vận dụng
    Tính giá trị của m

    Điện phân nóng chảy Al2O3 với anode than chì (hiệu suất điện phân 100%) thu được m kg Al ở cathode và 74,37 m3 (ở đkc) hỗn hợp khí X có tỉ khối so với hydrogen bằng 16. Lấy 2,479 lít (ở đkc) hỗn hợp khí X sục vào dung dịch nước vôi trong (dư) thu được 2 gam kết tủa. Giá trị của m là:

    Hướng dẫn:

    2Al2O3 → 4Al + 3O2

    C + O2 → CO2 

    2C + O2 → 2CO 

    Sục khí X vào dung dịch Ca(OH)2 dư nên kết tủa thu được là CaCO3.

    ⇒ nCaCO3 = nCO2 = 0,02 mol

    Ta có MX = 16.2 = 32 → hỗn hợp X có CO2 (0,02 mol); CO (x mol) và O2 dư (y mol).

    ⇒ nX = 0,02 + x + y = 0,1                          (1)

    MX = 0,02.44 + 28x + 32y = 0,1.2.16        (2)

    Giải hệ (1) và (2) ⇒ x = 0,06; y = 0,02

    Bảo toàn O ⇒ nO2 sinh ra do điện phân = \frac{0,02.2+\mathrm x+2\mathrm y}2 = 0,07 mol

    ⇒ nAl = \frac{4.{\mathrm n}_{\mathrm O}}3 = \frac{0,28}3 mol

    ⇒ m = 2,52 gam

    Xét tỉ lệ: 0,1 mol X ứng với 2,52 gam Al.

    ⇒ 3 kmol X tương ứng với mAl = 75,6 kg Al.

  • Câu 20: Thông hiểu
    Tìm phát biểu sai

    Phát biểu nào sau đây là sai?

    Hướng dẫn:

    Một số dung dịch có chứa ion không điện phân được trong dung dịch như: NaCl, K2SO4, MgCl2,... (ion kim loại đứng trước Zn trong dãy hoạt động hóa học) thì khi đó cathode sẽ không xuất hiện kim loại mà là khí H2 (nước bị điện phân).

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (35%):
    2/3
  • Thông hiểu (40%):
    2/3
  • Vận dụng (20%):
    2/3
  • Vận dụng cao (5%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 2 lượt xem
Sắp xếp theo