Luyện tập Dòng điện trong chất điện phân

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 15 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 15 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Tìm chất không phải chất điện phân

    Trong các chất sau, chất không phải là chất điện phân là

    Hướng dẫn:

    Nước nguyên chất điện li không đáng kể.

    => Chất không phải là chất điện phân là nước nguyên chất.

  • Câu 2: Thông hiểu
    Xác định các ion mang điện tích âm

    Trong các dung dịch điện phân điện phân, các ion mang điện tích âm là

    Hướng dẫn:

    Gốc axit và bazơ mang điện âm.

    Gốc kim loại và ion H+ mang điện dương.

  • Câu 3: Nhận biết
    Bản chất dòng điện trong chất điện phân

    Bản chất dòng điện trong chất điện phân là

    Hướng dẫn:

    Dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển dời có hướng của các ion dương theo chiều điện trường và các ion âm ngược chiều điện trường.

    => Bản chất dòng điện trong chất điện phân là dòng ion dương và dòng ion âm chuyển động có hướng theo hai chiều ngược nhau.

  • Câu 4: Thông hiểu
    Chọn đáp án đúng

    Chất điện phân dẫn điện không tốt bằng kim loại vì

    Hướng dẫn:

    Chất điện phân dẫn điện không tốt bằng kim loại vì

    + Mật độ electron tự do nhỏ hơn trong kim loại.

    + Khối lượng và kích thước ion lớn hơn của electron.

    + Môi trường dung dịch rất mất trật tự.

  • Câu 5: Nhận biết
    Bản chất của hiện tượng dương cực tan

    Bản chất của hiện tượng dương cực tan là

    Hướng dẫn:

    Bản chất của hiện tượng dương cực tan là cực dương của bình điện phân bị tác dụng hóa học tạo thành chất điện phân và tan vào dung dịch.

  • Câu 6: Thông hiểu
    Hoàn thành khẳng định

    Khi điện phân nóng chảy muối của kim loại kiềm thì

    Hướng dẫn:

    Vì gốc kim loại mang điện dương bị hút về cực âm, gốc axit mang điện âm bị hút về cực dương.

    => Khi điện phân nóng chảy muối của kim loại kiềm thì ion kim loại chạy về cực âm, ion của gốc axit chạy về cực dương.

  • Câu 7: Thông hiểu
    Chất điện phân

    NaCl và KOH đều là chất điện phân. Khi tan trong dung dịch điện phân thì

    Hướng dẫn:

    NaCl và KOH đều là chất điện phân.

    Khi tan trong dung dịch điện phân thì Na+ và K+ là cation.

  • Câu 8: Nhận biết
    Khi nào hiện tượng dương cực tan không xảy ra

    Trong các trường hợp sau đây, hiện tượng dương cực tan không xảy ra khi

    Hướng dẫn:

    Vì gốc sunfat không tác dụng với grafit tạo thành chất điện phân tan trong dung dịch.

    => Hiện tượng dương cực tan không xảy ra khi điện phân dung dịch muối đồng sunfat với cực dương là graphit (than chì).

  • Câu 9: Nhận biết
    Chọn đáp án đúng

    Khối lượng chất giải phóng ở điện cực của bình điện phân tỉ lệ với

    Hướng dẫn:

    Theo định luật Farraday ta có:

    Khối lượng chất giải phóng ở điện cực của bình điện phân tỉ lệ với điện lượng chuyển qua bình.

  • Câu 10: Thông hiểu
    Áp dụng định luật Faraday

    Nếu có dòng điện không đổi chạy qua bình điện phân gây ra hiện tượng dương cực tan thì khối lượng chất giải phóng ở điện cực không tỉ lệ thuận với

    Hướng dẫn:

    Áp dụng định luật Faraday ta có:

    Nếu có dòng điện không đổi chạy qua bình điện phân gây ra hiện tượng dương cực tan thì khối lượng chất giải phóng ở điện cực không tỉ lệ thuận với hóa trị của của chất được giải phóng.

  • Câu 11: Thông hiểu
    Ứng dụng của điện phân

    Hiện tượng điện phân không ứng dụng để

    Hướng dẫn:

    Hiện tượng điện phân không ứng dụng để sơn tĩnh điện.

  • Câu 12: Thông hiểu
    Sự thay đổi khối lượng chất điện phân

    Khi điện phân dương cực tan, nếu tăng cường độ dòng điện và thời gian điện phân lên 2 lần thì khối lượng chất giải phóng ra ở điện cực.

    Hướng dẫn:

    Theo định luật Faraday ta có:

    Khối lượng chất giải phóng ở điện cực đồng thời tỉ lệ thuận với cả cường độ dòng điện và thời gian dòng điện chạy qua bình điện phân nghĩa là: m = \frac{1}{F}.\frac{A}{n}.I.t

    => Khi tăng I và t lên hai lần thì khối lượng chất giải phóng ra ở điện cực sẽ tăng 4 lần.

  • Câu 13: Thông hiểu
    Hoàn thành khẳng định

    Trong hiện tượng điện phân dương cực tan một muối xác định, muốn tăng khối lượng chất giải phóng ở điện cực thì cần phải tăng

    Hướng dẫn:

    Vì các yếu tố "khối lượng mol của chất được giải phóng" và "hóa trị của chất được giải phóng" không thay đổi được với một quá trình điện phân xác định.

    => Muốn tăng khối lượng chất giải phóng ở điện cực thì cần phải tăng thời gian lượng chất được giải phóng.

  • Câu 14: Thông hiểu
    Sự thay đổi khối lượng cực âm

    Điện phân cực dương tan một dung dịch trong 20 phút thì khối lượng cực âm tăng thêm 4 gam. Nếu điện phân trong một giờ với cùng cường độ dòng điện như trước thì khối lượng cực âm tăng thêm là

    Hướng dẫn:

    Ta có:

    Khi điện phân trong thời gian {t_1} = 1200\left( s ight)

    {m_1} = 4\left( g ight) = \frac{{A.I.{t_1}}}{{F.n}}

    Khi điện phân trong thời gian {t_2} = 3600\left( s ight)

    {m_2} = \frac{{A.I.{t_2}}}{{F.n}}

    \begin{matrix}  \dfrac{{{m_2}}}{{{m_1}}} = \dfrac{{{t_2}}}{{{t_1}}} = \dfrac{{3600}}{{1200}} = 3 \hfill \\   \Rightarrow {m_2} = 3{m_1} = 3.4 = 12\left( g ight) \hfill \\ \end{matrix}

  • Câu 15: Vận dụng
    Tính thời gian điện phân

    Cực âm của một bình điện phân dương cực tan có dạng một lá mỏng. Khi dòng điện chạy qua bình điện phân trong 1 h thì cực âm dày thêm 1mm. Để cực âm dày thêm 2 mm nữa thì phải tiếp tục điện phân cùng điều kiện như trước trong thời gian là

    Hướng dẫn:

    Khối lượng của chất giải phóng ra ở điện cực khi điện phân là:

    \begin{matrix}  m = \dfrac{1}{{96500}}.\dfrac{A}{n}.I.t \hfill \\   \Leftrightarrow DV = \dfrac{1}{{96500}}.\dfrac{A}{n}.I.t \hfill \\   \Leftrightarrow D.S.h = \dfrac{1}{{96500}}.\dfrac{A}{n}.I.t \hfill \\ \end{matrix}

    Theo bài ra ta có: \left\{ \begin{gathered}  {t_1} = \dfrac{{96500.n.D.S.{h_1}}}{{A.I.t}} \hfill \\  {t_2} = \dfrac{{96500.n.D.S.{h_2}}}{{A.I.t}} \hfill \\ \end{gathered}  ight.

    \begin{matrix}   \Rightarrow \dfrac{{{t_2}}}{{{t_1}}} = \dfrac{{{h_2}}}{{{h_1}}} = \dfrac{2}{1} = 2 \hfill \\   \Rightarrow {t_2} = 2\left( h ight) \hfill \\ \end{matrix}

    Vậy để cực âm dày thêm 2mm nữa thì phải tiếp tục điện phân cùng điều kiện như trước trong 2h.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (33%):
    2/3
  • Thông hiểu (60%):
    2/3
  • Vận dụng (7%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 580 lượt xem
Sắp xếp theo