Luyện tập Đồng và hợp chất của đồng

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 20 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 20 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Vận dụng
    Xác định dung dịch sau phản ứng

    Cho hỗn hợp X gồm Fe2O3, Al2O3 và Cu tác dụng với dung dịch HCl (dư) thu được dung dịch Y và phần không tan Z. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH (loãng, dư) thu được kết tủa:

    Hướng dẫn:

    Sau phản ứng của hỗn hợp X với dung dịch HCl thu được cả phần không tan nên Cu còn dư sau phản ứng với Fe3+.

    Như vậy, trong dung dịch Y có FeCl2, AlCl3 và CuCl2

    Cho Y phản ứng với NaOH dư thì kết tủa thu được là Fe(OH)2 và Cu(OH)2, kết tủa Al(OH)3 được tạo thành nhưng bị hòa tan bởi NaOH dư.

  • Câu 2: Thông hiểu
    Xác định tổng hệ số là các số nguyên, tối giản

    Tổng hệ số là các số nguyên, tối giản của các chất sản phẩm trong phương trình phản ứng giữa Cu với dung dịch HNO3 đặc, nóng là

    Hướng dẫn:

    Lập thăng bằng electron:

    1x

    Cu → Cu+2 + 2e

    2x

    N+5 + 1e → N+4

    Đặt vào phương trình phản ứng và cân bằng các hệ số còn lại ta được:

    Cu + 4HNO3(đặc) → Cu(NO3)2 + 2NO2↑ + 2H2O

  • Câu 3: Nhận biết
    Tính chất hóa học của Cu

    Kim loại nào sau đây không phản ứng được với HCl

    Gợi ý:

     Cu không phản ứng được HCl 

  • Câu 4: Nhận biết
    Nhận định nào sau đây là sai

    Nhận định nào sau đây là sai?

  • Câu 5: Vận dụng
    Tính thể tích khí SO2

    Cho 6,4 gam Cu tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 đặc nóng, sau phản ứng thu được V lít SO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của V là:

    Hướng dẫn:

    nFe= 6,4:64 = 0,1 mol

    Quá trình nhường e

    Cu0 → Cu+2 + 2e

    0,1 → 0,2

    Quá trình nhận e

    S+6 + 2e → S+4

                  2x ← x

    Áp dụng định luật bảo toàn electron

    0,2 = 2x => x = 0,1 mol

    => VSO2 = 0,1.22,4 = 2,24 lít

  • Câu 6: Vận dụng
    Hiện tượng quan sát được khi cho dung dịch NH3 vào dung dịch CuSO4

    Nhỏ từ từ dung dịch NH3 vào dung dịch CuSO4 cho tới dư. Hiện tượng quan sát được là

    Hướng dẫn:

     Nhỏ từ từ dung dịch NH3 vào dung dịch CuSO4 cho tới dư:

    CuSO4 + 2NH3 + 2H2O → Cu(OH)2↓ + (NH4)2SO4

    Cu(OH)2↓ + 4NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2

    → Hiện tượng quan sát được là xuất hiện kết tủa màu xanh nhạt Cu(OH)2, lượng kết tủa tăng dần đến không đổi. Sau đó kết tủa giảm dần cho tới khi tan hết thành dung dịch màu xanh đậm [Cu(NH3)4](OH)2.

  • Câu 7: Thông hiểu
    Tính chất hóa học của Cu(OH)2

    Cho các dung dịch: H2SO4, NaOH đặc, NH3, NaCl. Số dung dịch phản ứng được với Cu(OH)2

    Hướng dẫn:

    Các dung dịch phản ứng được với Cu(OH)2 là H2SO4, NH3

    Phương trình phản ứng minh họa

    Cu(OH)2 + H2SO4 → CuSO4 + 2H2O

    Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2

  • Câu 8: Nhận biết
    Vị trí của Cu trong bảng tuần hoàn

    Cho Cu (Z = 29), vị trí của Cu trong bảng tuần hoàn là

    Hướng dẫn:

     Cấu hình electron của Cu là:

    1s22s22p63s23p63d104s1

    Vậy Cu ở ô 29 (Z = 29), chu kỳ 4 (do có 4 lớp electron), nhóm IB (1 electron hóa trị, nguyên tố d).

  • Câu 9: Vận dụng cao
    Tính khối lượng muối sinh ra trong dung dịch

    Hoà tan 6,46 gam hỗn hợp gồm CuCl2 và Cu(NO3)2 vào nước được dung dịch X. Nhúng thanh kim loại Mg vào dung dịch X đến khi dung dịch mất màu xanh rồi lấy thanh Mg ra, cân lại thấy tăng thêm 1,6 gam. Khối lượng muối tạo ra trong dung dịch là:

    Hướng dẫn:

    Khối lượng kim loại tăng 1,6 gam:

    khối lượng muối trong dung dịch giảm 1,6 gam.

    mmuối = 6,46 = 4,86 gam.

  • Câu 10: Vận dụng
    Số nhận định đúng

    Cho các mô tả sau:

    (1) Hoà tan Cu bằng dung dịch HCl đặc nóng giải phóng khí H2.

    (2) Ðồng dẫn nhiệt và dẫn điện tốt, chỉ thua Ag.

    (3) Ðồng kim loại có thể tan trong dung dịch FeCl3.

    (4) Có thể hoà tan Cu trong dung dịch H2SO4 đặc nóng.

    (5) Ðồng thuộc nhóm kim loại nhẹ (d = 8,98 g/cm3).

    Số mô tả đúng là:

    Hướng dẫn:

     (1) Sai vì Cu không tác dụng với HCl.

    (2) Đúng.

    (3) Đúng vì Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2.

    (4) Đúng vì Cu + 2H2SO4 → CuSO4+ SO2↑ + 2H2O

    (5) Sai vì đồng thuộc nhóm kim loại nặng.

  • Câu 11: Thông hiểu
    Để nhận biết ion nitrat, thường dùng Cu

    Để nhận biết ion nitrat, thường dùng Cu và dung dịch axit sulfuric loãng đun nóng là vì: 

    Hướng dẫn:

    Phương trình phản ứng:

    3Cu + 8H + + 2NO 3 → 3Cu 2+ + 2NO + 4H2O

    Hiện tượng: Dung dịch Cu2+ có màu xanh; khí NO không màu hóa nâu trong không khí.

  • Câu 12: Vận dụng
    Tính thể tích khí NO

    Cho 9,6 gam Cu tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 loãng dư, sau phản ứng thu được V lít NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của V là:

    Hướng dẫn:

    nCu = 9,6 : 64 = 0,15 mol

    Phương trình phản ứng hóa học

    3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO↑ + 4H2O

    Theo phương trình phản ứng:

    2nCu = 3nNO

    => nNO = 0,15.2 : 3 =  0,1 mol

    => V = 0,1. 22,4 = 2,24 lít

  • Câu 13: Thông hiểu
    Kim loại phản ứng với axit

    Trong các kim loại sau: Fe, Al, Zn, Cu. Số kim loại đều tan trong dung dịch HCl và dung dịch H2SO4 đặc nguội là:

    Hướng dẫn:

    Cu không tan trong dung dịch HCl

    Al không tan trong dung dịch H2SO4 đặc nguội

    => Số kim loại đều tan trong dung dịch HCl và dung dịch H2SO4 đặc nguội là: Fe, Zn

    Phương trình phản ứng minh họa

    Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

    2Fe + 6H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3SO2 ↑ + 6H2O

    Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

    Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2

  • Câu 14: Nhận biết
    Quá trình khử xảy ra

    Trong pin điện hóa Al-Cu, quá trình khử xảy ra là:

    Hướng dẫn:

    Các quá trình xảy ra trong khi pin hoạt động:

    Anot (-): Al → Al3+ +3e → quá trình oxi hóa.

    Catot (+): Cu + 2e → Cu2+→ quá trình khử.

  • Câu 15: Thông hiểu
    Hiện tượng quan sát được khi cho Cu tác dụng FeCl3

    Tiến hành thí nghiệm cho mẩu Cu vào dung dịch FeCl3. Hiện tượng quan sát được là:

    Hướng dẫn:

    Phản ứng hóa học xảy ra khi cho mẩu Cu vào dung dịch FeCl3:

    Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + FeCl2

    nâu đỏ               xanh

    Sau phản ứng đồng tan ra, dung dịch từ màu nâu đỏ chuyển sang màu xanh.

  • Câu 16: Vận dụng
    Tính pH

    Nung 6,58 gam Cu(NO3)2 trong bình kín không chứa không khí, sau một thời gian thu được 4,96 gam chất rắn và hỗn hợp khí X. Hấp thụ hoàn toàn X vào nước để được 300 ml dung dịch Y. Dung dịch Y có pH bằng

    Hướng dẫn:

    Phương trình phản ứng hóa học xảy ra

    2Cu(NO3)2 → 2CuO + 4NO2 + O2

                                           4x      x mol

    Gọi số mol của khí oxi sinh ra là x

    => nNO2 = 4x

    Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng có:

    mchất rắn ban đầu = mchất rắn sau+ mkhí

    → 6,58 = 4,96 + 46.4x + 32x

    → x = 0,0075 mol

    Dẫn khí X vào nước

    Phương trình phản ứng minh họa

    O2 + 4NO2 + 2H2O → 4HNO3

    0,0075 → 0,03 → 0,03

    CM (HNO3) = 0,03 : 0,3 = 0,1

    → pH = 1.

  • Câu 17: Thông hiểu
    Nhúng một thanh Cu vào dung dịch AgNO3

    Nhúng một thanh Cu vào dung dịch AgNO3, sau một thời gian lấy ra, rửa sạch, sấy khô, đem cân thì khối lượng thanh đồng thay đổi thế nào?

    Hướng dẫn:

    Giả sử có a mol Cu tham gia phản ứng:

    Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag↓

    a → 2a

    nAg = 2nCu = 2a mol

    → Khối lượng thanh đồng tăng = 2.108.a – 64a = 152a gam.

  • Câu 18: Nhận biết
    Số oxi hóa của Cu

    Trong hợp chất, đồng có số oxi hóa chủ yếu là

    Gợi ý:

     Trong các hợp chất, đồng có số oxi hóa phổ biến là +1 và +2.

  • Câu 19: Nhận biết
    Phát biểu nào không đúng

    Phát biểu nào không đúng?

    Hướng dẫn:

    Phương trình minh họa cho các nội dung

    3Cu + 8HNO3→ 3Cu(NO3)2+ 4H2O + 2NO

    CuO + CO \overset{t^{o} }{ightarrow}Cu + CO2

    2Cu + 2HCl + O2→ 2CuCl2+ 2H2O

    CuCl2+ H2S → CuS + 2HCl.

    Vậy phát biểu: "Đồng phản ứng với HNO3 loãng giải phóng khí nitơ". không đúng đồng phản ứng với HNO3 sau phản ứng giải phóng khí nito oxit

  • Câu 20: Vận dụng cao
    Xác định khối lượng hỗn hợp

    Nung 25,2 gam hỗn hợp X gồm Cu và Cu(NO3)2 trong bình kín cho đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn Y. Hòa tan hết Y cần vừa đủ 400 ml dung dịch H2SO4 0,5M. Khối lượng Cu và Cu(NO3)2 có trong hỗn hợp X lần lượt là

    Hướng dẫn:

    Gọi số mol Cu và Cu(NO3)2 lần lượt là x,y:

    64x + 188y = 25,2 (1)

    Nung hỗn hợp A:

    Cu(NO3)2 \overset{t^{o} }{ightarrow}CuO + 2NO2 + \frac{1}{2}O2

    Cu + O2 \overset{t^{o} }{ightarrow}CuO

    Vì Y tan hết trong H2SO4 nên Y chỉ gồm CuO.

    CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O

    0,2 ← 0,2

    x + y = 0,2 (2)

    Từ (1) và (2) ta có x = 0,1; y = 0,1.

    Khối lượng Cu, Cu(NO3)2 có trong X là:

    mCu = 64.0,1 = 6,4 gam.

    mCu(NO3)2 = 188.0,1 = 18,8 gam.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (30%):
    2/3
  • Thông hiểu (30%):
    2/3
  • Vận dụng (30%):
    2/3
  • Vận dụng cao (10%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 4 lượt xem
Sắp xếp theo