Luyện tập Hệ thống hóa về hidrocacbon

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 15 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 15 điểm
  • Thời gian làm bài: 30 phút
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
30:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Phân biệt hexane và hex-1-ene

    Để phân biệt hai bình không dán nhãn đựng hexane và hex-1-ene, người ta sử dụng

    Hướng dẫn:

    Lần lượt cho hexane và hex-1-ene đi qua dung dịch nước bromine, chất nào làm dung dịch nước bromine nhạt dần đến mất màu thì đó là hex-1-ene, chất nào không làm dung dịch nước bromine nhạt màu thì đó là hexane:

    CH2=CH-[CH2]3-CH3 + Br2  → CH2Br-CHBr-[CH2]3-CH3

                                       nâu đỏ                  (không màu)

    Hexane không tác dụng với dung dịch nước bromine.

  • Câu 2: Nhận biết
    Tách ethylene ra khỏi hỗn hợp

    Để tách ethylene ra khỏi hỗn hợp gồm ethylene và acetylene ta dẫn hỗn hợp qua dung dịch

    Hướng dẫn:

      Để tách riêng rẽ ethylene, ta cho hỗn hợp đi qua dung dịch AgNO3/NH3 dư vì acethylene có phản ứng tạo kết tủa còn ethylene không phản ứng sẽ bay ra. Tiếp tục cho kết tủa tác dụng với HCl sẽ thu được acetylene.

  • Câu 3: Thông hiểu
    Chất tạo kết tủa với dung dịch AgNO3

    Cho các chất: ethylene, acetylene, vinyl acetylene, but- 1-yne, but-2-yne. Trong các chất trên, số chất phản ứng được với dung dịch AgNO3 tạo kết tủa là

    Hướng dẫn:

     Các chất phản ứng được với dung dịch AgNO3 tạo kết tủa là: 

    • Acetylene:

    CH≡CH + 2AgNO3 + 2NH3 → Ag–C≡C-Ag↓ + 2NH4NO3

    • Vinyl acetylene:

    CH≡C-CH=CH2 + AgNO3 + NH3 →  AgC≡C-CH=CH2\downarrow  + NH4NO3

    • But-1-yne:

    CH≡C-CH2-CH3 + AgNO3 + NH3 → AgC≡C–CH2-CH3\downarrow + NH4NO3

  • Câu 4: Nhận biết
    Chất làm mất màu dung dịch KMnO4

    Chất nào sau đây làm mất màu dung dịch KMnO4 ở điều kiện thường?

    Hướng dẫn:

     3C2H2 + 8KMnO4 + 4H2O → 3(COOH)2 + 8MnO2 + 8KOH

  • Câu 5: Nhận biết
    Sản phẩm chính của phản ứng

    Chất nào dưới đây khi phản ứng với HCl thu được sản phẩm chính là 2-chlorobutane?

    Gợi ý:

     Áp dụng quy tắc Markovnikov:

    CH2=CH-CH2-CH3 + HCl ightarrow CH3-CHCl-CH2-CH3 + CH2Cl-CH2-CH2-CH3

                                                   Sản phẩm chính                Sản phẩm phụ

  • Câu 6: Thông hiểu
    Xác định dãy đồng đẳng của hydrocarbon

    Công thức đơn giản nhất của một hydrocarbon là CnH2n-1. Hydrocarbon đó thuộc dãy đồng đẳng của

    Hướng dẫn:

    Gọi công thức của hydrocarbon là (CnH2n+1)a

    Vì số H luôn là số chẵn nên a = 2

    \Rightarrow Công thức phân tử: C2nH4n+2

    Đặt m = 2n \Rightarrow Công thức phân tử là CmH2m+2

    \Rightarrow Hydrocarbon thuộc dãy đồng đẳng alkane.

  • Câu 7: Thông hiểu
    Tìm kết luận đúng

    Cho các chất sau: methane, ethylene, but-2-in và acetylene. Kết luận đúng

    Hướng dẫn:
    • Có 3 chất làm mất màu dung dịch Br2 và làm mất màu dung dịch thuốc tím ở nhiệt độ thường là ethylene, but-2-in và acetylene.
    • Có 1 chất tạo kết tủa với dung dịch AgNO3/NHlà acetylene.
  • Câu 8: Thông hiểu
    Tính số công thức cấu tạo

    Hydrogen hóa hoàn toàn hydrocarbon mạch hở X thu được isopentane. Số công thức cấu tạo có thể có của X là

    Hướng dẫn:
    • TH1 X là alkene có 3 công thức cấu tạo:

      CH2=C(CH3)-CH2-CH3

      CH3-C(CH3)=CH-CH3

      CH3-CH(CH3)-CH=CH2

    • TH2 X là alkyne chỉ có 1 công thức cấu tạo:

       CH3-CH(CH3)-C≡CH.

    • TH3 X là alkadiene có 2 công thức cấu tạo:

       CH2=C(CH3)-CH=CH2

       CH3-C(CH3)=C=CH2

    • TH4: X vừa có nối đôi vừa có nối ba có 1 cấu tạo:

       CH2=C(CH3)-C≡CH

    Do đó có tất cả 7 công thức cấu tạo thỏa mãn.

  • Câu 9: Vận dụng
    Xác định công thức 2 alkene

    Dẫn 4,48 lít (đktc) hỗn hợp X gồm hai anken kế tiếp trong dãy đồng đẳng vào lượng dư dung dịch Br2, thấy dung dịch Br2 nhạt màu đồng thời khối lượng bình đựng tăng 7,0 gam. Công thức của 2 anken là

    Hướng dẫn:

     Gọi công thức phân tử hai alkyne là {\mathrm C}_\overline{\mathrm n}{\mathrm H}_{2\overline{\mathrm n}}

    {\mathrm n}_{\mathrm X}\;=\;\frac{4,48}{22,4}\;=\;0,2\;\mathrm{mol}

    \Rightarrow 0,2.14\overline{\mathrm n} = 7 \Rightarrow \overline{\mathrm n}  = 2,5

    \Rightarrow 2 alkene là C2H4 và C3H6

  • Câu 10: Thông hiểu
    Xác định dãy đồng đẳng

    Ba hydrocarbon X,Y, Z là đồng đẳng kế tiếp, khối lượng phân tử của Z bằng 2 lần khối lượng phân tử của X. Các chất X, Y, Z thuộc dãy đồng đẳng

    Hướng dẫn:

     X; Y; Z là đồng đẳng kế tiếp

    \Rightarrow MZ = MY + 14 = MX + 28

    \Rightarrow MX + 28 = 2MX

    \Rightarrow MX = 28  (C2H4: ethylene)

    Vậy X; Y; Z thuộc dãy đồng đẳng alkene

  • Câu 11: Vận dụng
    Tính khối lượng bình tăng thêm

    Hỗn hợp khí X gồm ethylene, methane, propyne và vinyl acetylen có tỉ khối so với H2 là 17. Đốt cháy hoàn toàn 0,025 ml hỗn hợp X rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 (dư) thì khối lượng bình tăng thêm m gam. Giá trị của m là

    Hướng dẫn:

    Hỗn hợp X: C2H4; CH4; C3H4; C4H4 có M = 17.2 = 34 (g/mol)

    Gọi công thức phân tử tổng quát của X là CxH4

    \Rightarrow 12x + 4 = 34 

    \Rightarrow x = 2,5

    Vậy công thức phân tử tổng quát của X là C2,5H4: 0,025 (mol)

    C2,5H →  2,5CO2 +  2H2O

    0,025  →    0,0625  →  0,05

    mbình tăng = mCO2 + mH2O = 0,0625.44 + 0,05.18 = 3,65 gam

  • Câu 12: Vận dụng
    Tính tỉ khối của X so với hydrogen

    Đốt cháy hoàn toàn 20,0 ml hỗn hợp X gồm C3H6, CH4, CO (thể tích CO gấp hai lần thể tích CH4), thu được 24,0 ml CO2 (các thể tích khí đo cùng ở điều kiện nhiệt độ và áp suất). Tỉ khối của X so với khí hydrogen là

    Hướng dẫn:

    Gọi a, b, 2b lần lượt là thể tích của C3H6, CH4, CO.

    \Rightarrow VX = a + b + 2b = 20 ml             (1)

    VCO2 = 3a + b + 2b = 24 ml             (2)

    Từ (1) và (2) ta có a = 2 và b = 6

    \Rightarrow{\mathrm M}_{\mathrm X}\;=\;\frac{\;(\;{\mathrm m}_{\mathrm C3\mathrm H6}\;+\;{\mathrm m}_{\mathrm{CH}4}\;+\;{\mathrm m}_{\mathrm{CO}}\;)\;}{{\mathrm n}_{\mathrm X}}

    =\;\frac{(42.2\;+\;16.6\;+\;28.12)}{20}\;=\;25,8

    \Rightarrow dX/H2 = 12,9

  • Câu 13: Vận dụng
    Xác định công thức của X

    Đốt cháy 6,72 lít (đktc) hỗn hợp gồm 2 hydrocarbon X và Y (MY > MX) thu được 11,2 lít CO2 (đktc) vào 10,8 gam H2O. Công thức của X là

    Hướng dẫn:

    nhh = 0,3 mol; nH2O = 0,6 mol; nCO2 = 0,5 mol

    Ta có: nH2O > nCO2 \Rightarrow X hoặc Y phải có 1 chất là alkane

    \mathrm{Mà}:\;{\overline{\mathrm n}}_{\mathrm C}\;=\;\frac{{\mathrm n}_{{\mathrm{CO}}_2}}{{\mathrm n}_{\mathrm{hh}}}\;=\;\frac{0,5}{0,3}\;=\;1,67\;

    Vậy trong hỗn hợp có CH4

    Mặt khác: MY > MX \Rightarrow X là CH4

  • Câu 14: Vận dụng cao
    Tính thể tích khí oxygen cần dùng

    Hỗn hợp X gồm C2H2 và H2 có cùng số mol. Lấy một lượng hỗn hợp X cho qua chất xúc tác nung nóng, thu được hỗn hợp Y gồm C2H4, C2H6, C2H2 và H2. Sục Y vào dung dịch bromine (dư) thì khối lượng bình bromine tăng 16,2 gam và thoát ra 6,72 lít hỗn hợp khí (đktc) có tỉ khối so với H2 là 8. Thể tích O2 (đktc) cần để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y là

    Hướng dẫn:

    Gọi số mol C2H2 và số mol H2 ban đầu là x:

    Bảo toàn khối lượng: mX = mY = mbình brom tăng + m khí thoát ra

    ⇒ 26a + 2a = 16,2 + 0,3.8.2

    ⇒ a = 0,75 mol

    Đốt X và Y tiêu tốn lượng O2 bằng nhau nên:

    C2H2 + 5/2O2 \xrightarrow{t^\circ} 2CO2 + H2O

    H2 + 1/2O2 \xrightarrow{t^\circ} H2O

    ⇒ nO2 = 2,5a + 0,5a = 2,25 mol

    ⇒ V = 50,4 lít

  • Câu 15: Vận dụng
    Tính số mol Br2 phản ứng

    Hỗn hợp khí X gồm 0,1 mol C2H2; 0,2 mol C2H4 và 0,3 mol H2. Đun nóng X với xúc tác Ni, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 11. Hỗn hợp Y phản ứng tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là

    Hướng dẫn:

    Bảo toàn khối lượng: 

    mY = mX = 0,1.26. + 0,2.28 + 0,3.2 = 8,8 gam

    \Rightarrow MY = 11.2 = 22 

    \Rightarrow nY = 0,4 mol

    Số mol H2 tham gia phản ứng là:

    nX – nY = (0,1 + 0,2 + 0,3) – 0,4 = 0,2 mol

    \RightarrownH2 (pư) + nBr2 = 2.nC2H2 + nC2H4

    nBr2 = 2.0,1 + 0,2 - 0,2 = 0,2 mol

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (27%):
    2/3
  • Thông hiểu (33%):
    2/3
  • Vận dụng (33%):
    2/3
  • Vận dụng cao (7%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 84 lượt xem
Sắp xếp theo