Luyện tập kim loại kiềm thổ và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 20 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 20 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Vận dụng
    Xác định tên kim loại

    Hòa tan hoàn toàn 2,9 gam hỗn hợp gồm kim loại R và oxit của nó vào nước, thu được 500ml dung dịch chứa một chất tan có nồng độ 0,04M và 0,01 mol khí H2 (đktc). Kim loại R là:

    Hướng dẫn:

     Vì có khí H2 thoát ra => Kim loại tác dụng được với H2O

    Gọi kim loại M có hóa trị là n.

    Phương trình tổng quát

    R + nH2O → R(OH)n + n/2H2

    R2On + nH2O → 2R(OH)n

    Dung dịch sau phản ứng là: R(OH)n

    nR(OH)n = 0,5.0,04 = 0,02 mol;

    Theo đề bài ta có: nH2 =0,01 mol

    => nR=0,02/n; nM2On = 0,01 - 0,01/n

    => 0,02.R/n + 0,01.(2R + 16n)(1 - 1/n)= 2,9

    => R + 8n - 153 = 0

    <=> R + 8n = 158

    Lập bảng biện luận ta tìm được giá trị thỏa mãn

    => R =137; n=2

    Kim loại R là Ba

  • Câu 2: Thông hiểu
    Chỉ dùng thêm một thuốc thử để nhận biết

    Chỉ dùng thêm thuốc thử nào sau đây để có thể nhận biết được 3 dung dịch mất nhãn sau: H2SO4, BaCl2, K2SO4

    Hướng dẫn:

    Để nhận biết các dung dịch trên ta sử dụng quỳ tím:

    Quỳ tím chuyển đỏ nhận biết được H2SO4

    Quỳ tím không đổi màu là: BaCl2, K2SO4

    Sử dụng H2SO4 nhận biết được ở trên nhận biết đươc BaCl2

    BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl

  • Câu 3: Vận dụng
    Tiến hành thí nghiệm cho 2,74 gam Ba

    Tiến hành thí nghiệm cho 2,74 gam Ba vào 2 lít dung dịch CuSO4 0,01M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kết tủa. Giá trị m là:

    Hướng dẫn:

     nBa(OH)2 = 0,02 mol; nCuSO4 = 0,02 mol

    => nCu(OH)2 = nCu = 0,02 mol;

    nBaSO4 = nBa(OH)2 = nCuSO4 = 0,02 mol

    => mkết tủa = mCu(OH)2 + mBaSO4 = 0,02.98 + 0,02.233 = 6,62 gam

  • Câu 4: Nhận biết
    Nhiệt phân muối cacbonat

    Muối nào sau đây không bị nhiệt phân

    Hướng dẫn:

     Muối cacbonat trung hòa của kim loại kiềm không bị nhiệt phân.

  • Câu 5: Thông hiểu
    Nhận biết dung dịch KCl, BaCl2, MgCl2

    Thuốc thử dùng để nhận biết các dung dịch KCl, BaCl2, MgCl2 là:

    Hướng dẫn:

     Sử dụng lần lượt thuốc thử KOH và K2CO3 để nhận biết các dung dịch trên:

    Cho KOH lần lượt vào các mẫu thử. Có kết tủa trắng là MgCl2

    2KOH + MgCl2 → Mg(OH)2↓ + 2KCl

    Tiếp tục cho K2CO3 vào 2 mẫu thử còn lại ⇒ Xuất hiện tủa trắng là BaCl2

    K2CO3 + BaCl2 → BaCO3↓ + 2KCl

  • Câu 6: Vận dụng cao
    Xác định tên 2 kim loại kiềm

    Hỗn hợp gồm Ba và 2 kim loại kiềm A, B thuộc 2 chu kì liên tiếp. Hòa tan hết 23 gam trên vào nước thu được dung dịch X và 5,6 lít khí (đktc). Nếu thêm 0,09 mol Na2SO4 vào dung dịch X thì sau phản ứng vẫn còn dư ion Ba2+. Nếu thêm 0,105 mol Na2SO4 vào dung dịch X thì sau phản ứng còn dư Na2SO4. Xác định 2 kim loại kiềm.

    Hướng dẫn:

     nH2 = 5,6/22,4 = 0,25 mol

    Gọi công thức trung bình 2 kim loại kiềm: M

    Gọi số mol trong 23 gam hỗn hợp đầu: M = x mol và Ba = y mol.

    Phương trình phản ứng:

    2M + 2H2O → 2MOH + H2 ↑ (1)

    x          x                    0,5x

    Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2 ↑ (2)

    y              y                     y

    nH2 = 0,25 mol nên:

    0,5x + y = 0,25 => x + 2y = 0,5 (3)

    Khi cho dung dịch thu được tác dụng với dung dịch Na2SO4:

    Ba(OH)2 + Na2SO4 → BaSO4 + 2NaOH (4)

    Khi cho thêm 0,09 mol Na2SO4 thì trong dung dịch còn dư Ba(OH)2

    y > 0,09.

    Khi cho thêm 0,105 mol Na2SO4, trong dung dịch còn dư Na2SO4 nên

    y < 0,105.

    Mặt khác:

    x + 2y = 0,5 (3) => x = 0,5 - 2y (3)

    Mx + 137y = 23 (5)

    Thế (3) vào (5) ta được

    M.(0,5 - 2y) + 137y = 23

    0,5M - 2My + 137y = 23

    0,5M - y(2M - 137) = 23

    y = (23 - 0,5M): (137 - 2M)

    Mặt khác: 0,09 < y < 0,105 → 29,7 < M < 33,34

    Khối lượng mol trung bình của 2 kim loại kiềm liên tiếp là: 29,7 < M < 33,34.

    Hai kim loại đó là Na (Na = 23) và K (K = 39).

  • Câu 7: Thông hiểu
    Làm mềm nước cứng tạm thời

    Chất có thể dùng làm mềm nước cứng tạm thời là

    Hướng dẫn:

    Chất có thể làm mềm nước cứng tạm thời là những chất hòa vào nước để kết hợp với ion Ca2+, Mg2+ thành các chất kết tủa không tan trong nước.

    Ca(HCO3)2 + Ca(OH)2 → 2CaCO3 + 2H2O.

  • Câu 8: Nhận biết
    Tính chất vật lí của kim loại kiềm thổ

    Các kim loại có cùng kiểu mạng tinh thể lập phương tâm khối là

    Hướng dẫn:

    Na, K, Ba: có cùng kiểu mạng tinh thể lập phương tâm khối.

    Mg: có kiêu mạng tinh thể lục phương.

    Ca: có kiểu mạng lập phương tâm diện.

  • Câu 9: Vận dụng
    Xác định thể tích khí CO2

    Hấp thụ V lít CO2 (điều kiện tiêu chuẩn) vào 300 ml dung dịch Ba(OH)2 1M sau phản ứng thu được 39,4 gam kết tủa. Tính thể tích khí CO2?

    Hướng dẫn:

     Phản ứng có thể xảy ra là:

    CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 + H2O (1)

    2CO2 + Ba(OH)2 → Ba(HCO3)2 (2)

    Khi sục CO2 vào dung dịch Ba(OH)2, kết tủa thu được là BaCO3

    Ta có: nBaCO3 = 39,4/197 = 0,2 (mol)

    nBa(OH)2 = 0,3.1 = 0,3 (mol)

    So sánh thấy: nBaCO3 ≠ nBa(OH)2 nên có hai trường hợp:

    Trường hợp 1: xảy ra phản ứng (1), tạo muối BaCO3, Ba(OH)2 còn dư:

    CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 + H2O (1)

    Lúc đó: nCO2 = nBaCO3 = 0,2 (mol)

    Vậy: VCO2 = 0,2.22,4 = 4,48 (lít)

    Trường hợp 2: Xảy ra hai phản ứng, tạo muối (CO2 và Ba(OH)2 đều hết).

    CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 + H2O (1)

    0,2 ← 0,2 ← 0,2 (mol)

    2CO2 + Ba(OH)2 → Ba(HCO3)2 (2)

    Ở phản ứng (1):

    nCO2 pư(1) = nBa(OH)2 pư (1) = nBaCO3 = 0,2 (mol)

    Ở phản ứng (2):

    ⇒ nBa(OH)2 pư (2) = nBa(OH)2 bđ - nBa(OH)2 pư (1) = 0,3 - 0,2 = 0,1 (mol)

    ⇒ nCO2 pư (2) = 2.0,1 = 0,2 (mol)

    Suy ra tổng số mol CO2

    nCO2 = nCO2 pư(1) + nCO2 pư(2) = 0,2 + 0,2 = 0,4 (mol)

    ⇒ VCO2 = 0,4.22,4 = 8,96 (lít)

    Vậy thể tích CO2 có 2 giá trị là: 4,48 (lít) và 8,96 (lít)

  • Câu 10: Nhận biết
    Điều chế kim loại kiềm thổ

    Muốn điều chế kim loại kiềm thổ người ta dùng phương pháp gì?

    Hướng dẫn:

    Điều chế kim loại kiềm thổ bằng cách điện phân nóng chảy muối halogenua của chúng.

    MCl2 \overset{đpnc}{ightarrow} 2M + Cl2

  • Câu 11: Vận dụng
    Sục khí CO2 vào dung dịch nước vôi trong

    Sục từ từ khí cacbonic vào dung dịch nước vôi trong cho đến dư. Hiện tượng quan sát được là

    Hướng dẫn:

     Khi sục khí CO2 vào dung dịch nước vôi trong, ban đầu xuất hiện kết tủa trắng CaCO3.

    CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

    Sau đó, khi lượng CO2 dư sẽ hòa tan phần kết tủa này và dung dịch trở nên trong suốt.

    CO2 + CaCO3 + H2O → Ca(HCO3)2

  • Câu 12: Vận dụng
    Xác định dung dịch thu được sau phản ứng

    Hỗn hợp X chứa Na2O, NH4Cl, NaHCO3 và CaCl2 có số mol mỗi chất đều bằng nhau. Cho hỗn hợp X vào H2O (dư), đun nóng, dung dịch thu được chứa

    Hướng dẫn:

    Phương trình phản ứng lần lượt là:

    Na2O + H2O → 2NaOH

    NH4Cl + NaOH → NaCl + NH3 + H2O

    NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O

    CaCl2 + Na2CO3 → CaCO3 + 2NaCl

    Vậy dung dịch sau phản ứng thu được là NaCl

  • Câu 13: Thông hiểu
    Tính chất hóa học của Ca

    Điều nào sau đây không đúng với canxi?

    Hướng dẫn:

     Ta có Ca + H2 → CaH2 (canxi hidrua).

    Trong phương trình này Ca đóng vai trò là chất khử (bị oxi hóa).

  • Câu 14: Vận dụng cao
    Xác định khối lượng hỗn hợp muối ban đầu

    Nhiệt phân m gam hỗn hợp X gồm hai muối cacbonat có công thức hóa học tổng quát là ACO3, BCO3. Sau một thời gian thu được 1,68 lít CO2 (đktc) và còn lại hỗn hợp rắn Y. Cho Y tác dụng hết với dung dịch HCl dư rồi cho khí thoát ra hấp thụ hết bởi dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 7,5 gam kết tủa, phần dung dịch đem cô cạn thu được 16,25 gam hỗn hợp muối khan. Giá trị của m là:

    Hướng dẫn:

    Gọi công thức trung bình của hai muối là MCO3

    nCO2 = 0,075 mol

    MCO3 → MO + CO(1)

    Theo phương trình hóa học (1)

    Ta có nCO2 = nMCO3 = 0,075 mol

    Hỗn hợp rắn Y gồm: MCO3 dư và MO

    Y tác dụng hết với dung dịch HCl dư

    MCO3 + 2HCl → MCl2 + CO2 + H2O

    MO + 2HCl → MCl2 + H2O

    Khí thoát ra hấp thụ hết bởi dung dịch Ca(OH)2

    CO2 + Ca(OH)2 dư → CaCO3 ↓ + H2O

    nCaCO3= 7,5/100 = 0,075 mol

    → nMCO3 = 0,075 mol

    nMCO3 ban đầu = 0,075 + 0,075 = 0,15 mol

    Bảo toàn nguyên tố kim loại M có:

    nMCO3 = nMCl2= 0,15 (mol)

    Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng có:

    mMCO3 = mMCl2 - 0,15.(71 - 60) = 16,25 - 1,65 = 14,6 (gam)

  • Câu 15: Nhận biết
    Ứng dụng của CaCO3

    Ứng dụng nào sau đây không phải của CaCO3:

    Hướng dẫn:

    CaCO3 được dùng làm vật liệu xây dựng, sản xuất vôi, xi măng, thủy tinh,...

    Đá hoa dùng trong các công trình mĩ thuật (tạc tượng, trang trí,...)

    Đá phấn nghiền thành bột mịn làm phụ gia của thuốc đánh răng, thức ăn gia súc...

  • Câu 16: Nhận biết
    Đốt cháy Ca

    Khi đốt cháy canxi sẽ tạo thành canxi oxit hay còn gọi là

    Hướng dẫn:

    Phương trình phản ứng

    Ca + O2 \overset{t^{o} }{ightarrow} CaO

    Khi đốt cháy canxi sẽ tạo thành canxi oxit (còn được biết đến với tên gọi canxia, các tên gọi thông thường khác là vôi sống, vôi nung).

  • Câu 17: Thông hiểu
    Có thể đun sôi nước để làm mềm nước cứng tạm thời là vì

    Có thể đun sôi nước để làm mềm nước cứng tạm thời là vì

  • Câu 18: Vận dụng
    Xác định thành phần của nước

    Một cốc nước có chứa các ion: Na+ (0,04 mol), Mg2+ (0,04 mol), Ca2+ (0,08 mol), Cl- (0,04 mol), HCO3- (0,2 mol) và SO42- (0,02 mol). Đun sôi cốc nước trên cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì nước trong cốc:

  • Câu 19: Nhận biết
    Cấu hình electron nguyên tử kiềm thổ

    Số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử kim loại thuộc nhóm IIA là

    Hướng dẫn:

    Nhóm IIA gồm các kim loại kiềm thổ có cấu hình lớp ngoài cùng là ns2 (có tối đa 2e).

  • Câu 20: Thông hiểu
    Dung dịch nào say đây hòa tan được CaCO3

    Dung dịch nào say đây hòa tan được CaCO3

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (30%):
    2/3
  • Thông hiểu (30%):
    2/3
  • Vận dụng (30%):
    2/3
  • Vận dụng cao (10%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 5 lượt xem
Sắp xếp theo