Luyện tập Kim loại kiềm và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 20 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 20 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Muối có trong nước biển

    Muối nào sau đây có trữ lượng nhiều trong nước biển?

  • Câu 2: Thông hiểu
    Điều chế NaOH trong công nghiệp

    Natri hiđroxit được điều chế trong công nghiệp bằng phương pháp nào sau đây:

    Hướng dẫn:

    Sản xuất NaOH trong công nghiệp bằng cách điện phân dung dịch NaCl, có màng ngăn điện cực.

      2NaCl + 2H2O  \overset{điện \: phân \: có màng\:  ngăn}{ightarrow}H2 + Cl2 + 2NaOH 

  • Câu 3: Nhận biết
    Kim loại tác dụng với nước

    Kim loại nào sau đây có thể tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường

  • Câu 4: Vận dụng
    Xác định CTHH của muối

    Điện phân muối clorua kim loại kiềm nóng chảy thu được 1,792 lít khí đktc ở anot và 6,24 gam kim loại ở catot. Công thức hoá học của muối đem điện phân là

    Hướng dẫn:

    Gọi kim loại kiềm là R

    Điện phân nóng chảy muối RCl:

    2RCl \xrightarrow{\mathrm{đpnc}} 2R + Cl2

    MR = 6,23/0,16 = 39

    Vậy R là K, muối là KCl

  • Câu 5: Thông hiểu
    Số chất tác dụng với KOH loãng nóng

    Cho các chất sau: Al, CO2, FeCl2, KHCO3, CuSO4, MgCl2. Số chất phản ứng với dung dịch KOH loãng nóng là:

    Hướng dẫn:

    Phương trình phản ứng minh họa:

    CO2 + 2KOH → K2CO3 + H2O

    FeCl2 + 2KOH → Fe(OH)2↓ + 2KCl 

    KHCO3 + KOH→ K2CO3 + H2O

    CuSO4 + 2KOH → K2SO4 + Cu(OH)2

    MgCl2 + 2KOH → Mg(OH)2 ↓ + 2KCl

    Vậy cả 6 chất đều phản ứng với KOH

  • Câu 6: Nhận biết
    Xác định kim loại kiềm

    Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm

  • Câu 7: Vận dụng
    CO2 tác dụng với dung dịch kiềm

    Hấp thụ 4,48 lít khí CO2 (ở đktc) vào dung dịch chứa 16 gam NaOH, thu được dung dịch X. Khối lượng muối tan trong X là

    Hướng dẫn:

    nCO2 = 0,2 mol;

    nNaOH= 0,4 mol

    Xét tỉ lệ nNaOH/nCO2 = 0,4/0,2 = 2 → phản ứng sinh ra muối Na2CO3

    CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

    0,2 → 0,4 → 0,2

    Vậy mNa2CO3= 0,2.106 = 21,2 gam

  • Câu 8: Nhận biết
    Điều chế kim loại kiềm

    Để điều chế kim loại kiềm người ta sử dụng phương pháp:

    Hướng dẫn:

    Kim loại kiềm dễ bị oxi hóa thành ion dương, do vậy trong tự nhiên kim loại kiềm chỉ tồn tại ở dạng hợp chất.

    Điều chế kim loại kiềm bằng cách khử ion của chúng:

    M+ + 1e → M

    Tuy nhiên, không có chất nào khử được ion kim loại kiềm.

    Phương pháp hiệu quả để điều chế kim loại kiềm là điện phân nóng chảy muối halogenua của kim loại kiềm

  • Câu 9: Vận dụng cao
    Xác định tên kim loại

    Cho hỗn hợp X gồm R2CO3, RHCO3, RCl biết R là kim loại kiềm. Nung nóng 20,29 gam hỗn hợp R, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy còn lại 18,74 gam chất rắn.

    Cũng đem đúng 20,29 gam hỗn hợp R tác dụng hết với 500ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch Y và thấy thoát ra 3,36 lít khí (đktc). Cho Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư sau phản ứng thu được 74,62 gam kết tủa. Tên của kim loại R là:

    Hướng dẫn:

    Nung nóng hỗn hợp X chỉ có muối RHCO3 bị nhiệt phân hủy:

    Gọi x là số mol của RHCO3

    2RHCO3 → R2CO3 + CO2 + H2O (1)

    x → 1/2x → 1/2x

    ⇒ ∆m giảm = mCO2 + mH2O

    ⇒ 44.1/2x + 18.1/2x = 20,29 – 18,74

    ⇒ x = 0,05 mol

    Hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl. Gọi y là số mol của R2CO3

    nHCl = 0,5 mol

    nkhí = 3,36 : 22,4 = 0,15 (mol)

    R2CO3 + 2HCl → 2RCl + CO2↑ + H2O (2)

    y → y (mol)

    RHCO3 + HCl → RCl + CO2↑ + H2O (3)

    0,05 → 0,05 (mol)

    Khí thoát ra chính là CO2

    => y + 0,05 = 0,15

    ⇒ y = 0, 1 mol

    Theo phương trình phản ứng (2) và (3) ta có:

    nHCl pư = 0,1.2 + 0,05 = 0,15 mol

    nHCl dư = 0,5 - 0,15 = 0,35 mol

    nMCl = 0,01. 2 + 0,05 = 0,15 mol

    Dung dịch Y chứa RCl và HCl dư. Gọi z là số mol RCl có trong X ta có:

    RCl + AgNO3 → RNO3 + AgCl ↓

    (z + 0,15) (z + 0,15)

    HCl + AgNO3 → AgCl↓ + HNO3

    0,35 → 0,35 (mol)

    ⇒ nAgCl = 0,5 + z = 74,62 : 143,5 = 0,52 ⇒ z = 0,02

    ⇒ (2R + 60).0,1 + (R + 61). 0,05 + (R + 35,5).0,02 = 20,29

    ⇒ R = 39 (K)

    Vậy kim loại cần tìm là K.

  • Câu 10: Thông hiểu
    Tính chất hóa học của NaOH

    Có thể dùng NaOH (ở thể rắn) để làm khô các chất khí

    Hướng dẫn:

    Để làm khô các khí thì các khí đó không phản ứng với chất cần dùng và chất cần dùng đây là NaOH. 

    Loại đáp án có CO2, NO2, SO2, Cl2 vì là các khí phản ứng được với NaOH.

  • Câu 11: Thông hiểu
    Nhận biết dung dịch Na2SO4 và NaCl

    Để phân biệt dung dịch Na2SO4 với dung dịch NaCl, người ta dùng dung dịch:

    Hướng dẫn:

    Để phân biệt dung dịch Na2SO4 và dung dịch NaCl ta sử dụng dung dịch Ba(NO3)2 để nhận biết được Na2SO4, sản phẩm sinh ra có kết tủa trắng. Còn NaCl không có hiện tượng gì.

    Phương trình phản ứng hóa học:

    Ba(NO3)2 + Na2SO4 → BaSO4↓+ NaNO3

  • Câu 12: Vận dụng cao
    Tìm nồng độ mol của dung dịch KOH

    Sục hoàn toàn 2,24 lít CO2 (đktc) vào 100 ml dung dịch gồm K2CO3 0,2M và KOH aM, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cho toàn bộ dung dịch Y tác dụng với dung dịch BaCl2 (dư) thu được 11,82 gam kết tủa. Giá trị của a là:

    Hướng dẫn:

    Ta có: nCO2 = 0,1 mol;

    nBaCO3 = 11,82/197 = 0,06 mol;

    nK2CO3 = 0,02 mol

    Khi sục CO2 vào dung dịch hỗn hợp K2CO3 và KOH, giả sử chỉ xảy ra phản ứng:

    CO2 + KOH → K2CO3 + H2O

    0,1 → 0,1

    ⇒ nK2CO3 trong dung dịch = 0,1 + 0,02 = 0,12 mol

    BaCl2 + K2CO3 → BaCO3 + 2KCl

    0,12 → 0,12

    Ta thấy n↓ = 0,12 → n↓ đề cho = 0,06 mol

    Vậy trong phản ứng CO2 với KOH ngoài muối K2CO3 còn có muối KHCO3

    Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố C ta có:

    nC trong CO2 + nC trong K2CO3 = nC trong BaCO3 + nC trong KHCO3

    0,1 + 0,02 = 0,06 + nC trong KHCO3 => nC trong KHCO3 = 0,06

    CO2 + KOH → KHCO3

    0,06    0,06         0,06

    CO2 + 2KOH → K2CO3 + H2O

    0,04   0,08

    ⇒ nKOH = 0,14 mol → CMKOH = 0,14:0,1 = 1,4M

    Vậy a có giá trị là 1,4.

  • Câu 13: Thông hiểu
    Hoàn thành sơ đồ phản ứng

    Cho sơ đồ phản ứng sau: Na → X → Na2CO3 → Y → NaOH. X và Y có thể là chất nào

    Hướng dẫn:

    Phương trình phản ứng chuỗi phản ứng:

    1) 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

    2) 2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O

    3) Na2CO3 + CO2 + H2O → 2NaHCO3

    4) 2NaHCO3 + Ca(OH)2 → CaCO3 + 2NaOH + 2H2O

  • Câu 14: Nhận biết
    Kim loại phản ứng với dung dịch kiềm

    Kim loại nào sau đây phản ứng được với dung dịch KOH

    Hướng dẫn:

     Phương trình hóa học minh họa

     2Al + 2KOH + 2H2O → 2KAlO2 + 3H2

  • Câu 15: Thông hiểu
    Hiện tượng phản ứng KOH tác dụng với AlCl3

    Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch KOH vào dung dịch AlCl3 hiện tượng xảy ra là

    Hướng dẫn:

    Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch KOH vào dung dịch AlCl3, ban đầu có kết tủa keo trắng xuất hiện.

    3KOH + AlCl3 → Al(OH)3 ↓ + 3KCl

    Sau đó kết tủa keo trắng tan trong NaOH tạo dung dịch trong suốt

    KOH + Al(OH)3 → KAlO2 + 2H2O

  • Câu 16: Vận dụng
    Ứng dụng của kim loại kiềm

    Cho các phát biểu sau về ứng dụng của kim loại kiềm :

    (1) Kim loại kiềm dùng để chế tạo hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp.

    (2) Kim loại kiềm dùng để điều chế một số kim loại hiếm bằng phương pháp nhiệt kim loại.

    (3) Kim loại kiềm dùng để làm xúc tác trong nhiều phản ứng hữu cơ.

    (4) Kim loai kiềm dùng để làm điện cực trong pin điện hóa.

    (5) Kim loại kiềm dùng để gia công các chi tiết chịu mài mòn trong máy bay, tên lửa, ô tô.

    Trong các phát biểu trên, số phát biếu đúng

    Hướng dẫn:

     Các phát biểu đúng là: (1), (2), (3).

    • Kim loại kiềm phản ứng và tan trong nước nên không dùng làm điện cực trong pin điện hóa.
    • Các kim loại kiềm đều mềm nên không dùng gia công các chi tiết chịu mài mòn trong máy bay, tên lửa, ô tô.
  • Câu 17: Vận dụng
    Kim loại phản ứng với nước

    Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm K và Na vào nước, thu được dung dịch Y và V lít khí H2 đktc. Trung hòa Y cần 400 ml dung dịch H2SO4 1M. Giá trị của V là

    Hướng dẫn:

    Phương trình phản ứng:

    K + H2O → KOH + 1/2H2

    Na + H2O → NaOH + 1/2H2

    OH- + H+ → H2O

    nH2SO4 = 0,4 mol nên nH+ = 0,8 mol

    => nOH- = 0,8 mol

    Theo phương trình hóa học thì nOH- = 2nH2

    => nH2 = 0,4 mol

    => V = 0,4.22,4 = 8,96 lít

  • Câu 18: Vận dụng
    Xác định thể tích HCl cần dùng

    Hòa tan hết 9,2 gam Na vào H2O được dung dịch X. Thể tích dung dịch HCl 2M cần để phản ứng hết với dung dịch X là:

    Hướng dẫn:

     nNa = 0,4 mol

    2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

    0,4 → 0,4 mol

    NaOH + HCl → NaCl+ H2O

    0,4 → 0,4 mol

    VHCl = 0,4 : 2 = 0,2 lít = 200 ml

  • Câu 19: Vận dụng
    Tính nồng độ % dung dịch

    Điện phân dung dịch NaOH với cường độ dòng điện là 10A trong thời gian 268 giờ. Sau khi điện phân còn lại 100 gam dung dịch NaOH có nồng độ 24%. Nồng độ phần trăm của dung dịch NaOH trước khi điện phân là:

    Hướng dẫn:

    Quá trình điện phân dung dịch NaOH chỉ xảy ra quá trình điện phân H2O làm tăng nồng độ của NaOH:

    H2\xrightarrow{đp} H2 + 1/2O2

    n_{e\hspace{0.278em}trao\hspace{0.278em}đổi}\hspace{0.278em}=\hspace{0.278em}\frac{It}F\hspace{0.278em}=\hspace{0.278em}\frac{10.964800}{96500}\hspace{0.278em}=\hspace{0.278em}99,98\hspace{0.278em}mol

    \Rightarrow{\mathrm n}_{{\mathrm H}_2\mathrm O\;}=\;\frac{{\mathrm n}_{\mathrm e\;\mathrm{trao}\;\mathrm{đổi}}}2\;=\;49,99\;\mathrm{mol}

    Sau phản ứng dung dịch có:

    mNaOH = 100.24% = 24 gam

    \Rightarrow Trước điện phân dung dịch có:

    \mathrm C\%_{\mathrm{NaOH}\;}=\;\frac{{\mathrm m}_{\mathrm{NaOH}}}{{\mathrm m}_{\mathrm{dd}\;\mathrm{ban}\;\mathrm{đầu}}}.100\%\;=\;\frac{24}{100+49,99.18}.100\%\:=\;2,4\%

  • Câu 20: Nhận biết
    Cấu hình electron của kim loại kiềm

    Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại kiềm là

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (30%):
    2/3
  • Thông hiểu (30%):
    2/3
  • Vận dụng (30%):
    2/3
  • Vận dụng cao (10%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 17 lượt xem
Sắp xếp theo