Luyện tập Liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 10 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 10 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Chọn kết luận đúng

    Cho đường tròn (O) có hai dây AB, CD không đi qua tâm. Biết khoảng cách từ tâm đến hai dây là bằng nhau. Kết luận nào sau đây là đúng?

    Hướng dẫn:

    Trong một đường tròn: Hai dây cách đều tâm thì bằng nhau.

    Vậy AB = CD.

  • Câu 2: Thông hiểu
    Tính độ dài dây AB

    Cho đường tròn (O) có bán kính R = 5cm. Khoảng cách từ tâm đến dây AB là 3cm. Tính độ dài dây AB.

    Hướng dẫn:

    Hình vẽ minh họa

    Tính độ dài dây AB

    Kẻ OH ⊥ AB tại H suy ra H là trung điểm của AB

    Xét tam giác OHB vuông tại H có OH = 3; OB = 5 . Theo định lý Pytago ta có:

    \begin{matrix}  H{B^2} + O{H^2} = O{B^2} \hfill \\   \Rightarrow H{B^2} = O{B^2} - O{H^2} \hfill \\   \Rightarrow HB = \sqrt {O{B^2} - O{H^2}}  \hfill \\   \Rightarrow HB = \sqrt {{5^2} - {3^2}}  = 4 \hfill \\ \end{matrix}

    Mà H là trung điểm của AB nên AB = 2HB = 8 cm

    Vậy AB = 8 cm.

  • Câu 3: Vận dụng
    Tính khoảng cách từ O đến AB

    Cho đường tròn (O; R) có hai dây AB, CD vuông góc với nhau ở M. Biết AB = 16cm; CD = 12cm; MC = 2cm. Khoảng cách từ tâm O đến dây AB là?

    Hướng dẫn:

    Hình vẽ minh họa

    Tính khoảng cách từ O đến AB

    Xét đường tròn tâm (O)

    Kẻ OE \bot AB tại E

    => E là trung điểm của AB

    Kẻ OF \bot CD tại F

    => F là trung điểm của CD.

    Xét tứ giác OEMF có:

    \widehat E = \widehat F = \widehat M = {90^0}

    => OEMF là hình chữ nhật => FM=OE

    Ta có: CD=12cm=>FC=6cm

    MC=2cm=>FM=FC-MC=4cm

    => OE=4cm

    Vậy khoảng cách từ tâm O đến dây AB là 4cm.

  • Câu 4: Nhận biết
    Chọn khẳng định đúng

    Chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau. Trong hai dây của một đường tròn.

    Hướng dẫn:

    - Trong một đường tròn:

    + Hai dây bằng nhau thì cách đều tâm

    - Trong hai dây của một đường tròn:

    + Dây nào lớn hơn thì dây đó gần tâm hơn

    + Dây nào gần tâm hơn thì dây đó lớn hơn

  • Câu 5: Thông hiểu
    Tính bán kính đường tròn

    Cho đường thẳng d cắt đường tròn (O) tại hai điểm phân biệt A, B. Biết khoảng cách từ điểm O đến đường thẳng d bằng 3cm và độ dài đoạn thẳng AB bằng 8cm. Bán kính của đường tròn (O) bằng:

    Hướng dẫn:

     Kẻ OH ⊥ AB. Khi đó H là trung điểm của AB (mối liên hệ giữa đường kính và dây cung)

    \Rightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}  {OH = 3cm} \\   {AH = \dfrac{1}{2}AB = 4cm} \end{array}} ight.

    Áp dụng định lí Py - ta - go cho tam giác AOH vuông tại H ta có:

    \begin{matrix}  O{A^2} = A{H^2} + H{O^2} \hfill \\   \Rightarrow OA = \sqrt {A{H^2} + H{O^2}}  \hfill \\   \Rightarrow OA = \sqrt {{4^2} + {3^2}}  = 5 = R \hfill \\ \end{matrix}

  • Câu 6: Vận dụng
    Tính tổng khoảng cách từ tâm O đến dây AB, CD

    Cho đường tròn (O; R) có hai dây AB, CD bằng nhau và vuông góc với nhau tại I. Giả sử IA = 2cm; IB = 4cm. Tổng khoảng cách từ tâm O đến dây AB, CD là:

    Hướng dẫn:

     Hình vẽ minh họa

    Tính tổng khoảng cách từ tâm O đến dây AB, CD

    Xét đường tròn tâm (O).

    Kẻ OE ⊥ AB tại E => E là trung điểm của AB.

    Kẻ OFCD tại F.

    Vì dây AB = AC => OE = OF (hai dây bằng nhau cách đều tâm)

    Xét tứ giác OEIF có:

    \widehat E = \widehat F = \widehat I = {90^0}

    => OEIF là hình chữ nhật và OE = OF

    => OEIF là hình vuông

    => OE = OF = EI

    Mà AB = IA + IB = 6cm

    ⇒=>EB = 3cm EI = EB – IB = 1cm

    => OE = OF = 1cm

    Vậy tổng khoảng cách từ tâm đến hai dây  AB, CD là 2cm.

  • Câu 7: Thông hiểu
    Chọn khẳng định đúng

    Cho tam giác ABC cân tại A nội tiếp đường tròn tâm (O). Tìm khẳng định đúng?

    Hướng dẫn:

    Vì tam giác ABC cân tại A => AB = AC

    => Hai dây AB và AC cách đều tâm.

  • Câu 8: Thông hiểu
    Chọn dây gần tâm nhất

    Cho đường tròn tâm O, bán kính R = 10cm. Tam giác ABC nội tiếp đường tròn tâm O, biết góc A là góc tù. Hỏi trong các dây AB, BC và AC thì dây nào gần tâm nhất?

    Hướng dẫn:

    Tam giác ABC có góc A là góc tù 

    => \widehat A > \widehat B;\widehat A > \widehat C

    Mà cạnh đối diện với góc A là cạnh BC .

    Áp dụng định lí: Trong 1 tam giác cạnh đối diện với góc lớn hơn thì lớn hơn ta được:

    BC > AC và BC > AB

    Vậy tam giác ABC có độ dài cạnh BC là lớn nhất nên dây BC gần tâm nhất.

  • Câu 9: Vận dụng
    Chọn dây gần tâm nhất

    Cho đường tròn tâm O, bán kính R = 6cm ngoại tiếp tam giác ABC vuông tại A có AB = 6cm, AC = 8 cm. Trong các dây AB, BC và AC thì dây nào gần tâm hơn?

    Hướng dẫn:

    Áp dụng định lí Pytago vào tam giác ABC ta có:

    BC^2 = AB^2 +AC^2 = 6^2+8^2 = 100

    Ta có: AB < AC < BC (6 cm < 8 cm < 10 cm)

    => Dây BC gần tâm nhất, dây AB xa tâm nhất

    Tam giác ABC vuông tại A nên tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác là trung điểm của BC

    => Khoảng cách từ tâm đến BC là bằng 0.

    => Dây BC gần tâm nhất, dây AB xa tâm nhất.

  • Câu 10: Thông hiểu
    Tính độ dài bán kính R

    Cho đường tròn (O; R), có dây cung MN có độ dài là 24cm, khoảng cách từ O đến đường thẳng MN là 16cm. Độ dài bán kính R là?

    Hướng dẫn:

     Độ dài bán kính của đường tròn là:

    R = \sqrt {{d^2} + {{\left( {\frac{{MN}}{2}} ight)}^2}}  = \sqrt {{{16}^2} + {{\left( {\frac{{24}}{2}} ight)}^2}}  = 20\left( {cm} ight)

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (20%):
    2/3
  • Thông hiểu (50%):
    2/3
  • Vận dụng (30%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 11 lượt xem
Sắp xếp theo