Luyện tập Lipit

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 20 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 20 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Vận dụng
    Tính khối lượng muối thu được sau khi thủy phân chất béo tristearin

    Thủy phân 1,0 tấn chất béo tristearin có công thức (C17H35COO)3C3H5 chứa 11% tạp chất trơ trong dung dịch NaOH vừa đủ, với hiệu suất 80% thì khối lượng muối thu được là

    Hướng dẫn:

    Tristearin là (C17H35COO)3C3H5

    Do chất béo chứa 11% tạp chất trơ nên 89% còn lại là tristearin

    → mtristearin = 1.89:100 = 0,89 (tấn)

    → ntristearin = 0,89:890 = 0,001 (mol)

    Phương trình hóa học

    (C17H35COO)3C3H5 + 3NaOH \overset{t^{o} }{ightarrow} 3C17H35COONa + C3H5(OH)3

    Theo phương trình ta có:

    nmuối = 3.ntristearin = 0,003 (mol)

    → mmuối = 0,003.306 = 0,918 (tấn)

  • Câu 2: Vận dụng
    Tính khối lượng hỗn hợp muối thu được

    Thủy phân hoàn toàn 8,58 kg một loại chất béo cần vừa đủ 1,2 kg NaOH. Sản phẩm thu được gồm 0,92 kg glixerol và hỗn hợp muối của các axit béo. Khối lượng của hỗn hợp các muối thu được là:

    Hướng dẫn:

    Ta có sơ đồ phản ứng:

    Chất béo + NaOH → hỗn hợp muối (xà phòng) + glixerol

    Áp dụng bảo toàn khối lượng:

    mchất béo+ mNaOH= mhỗn hợp muối + mglixerol

    → m = mhỗn hợp muối = 8,58 + 1,2 − 0,92 = 8,86 kg

  • Câu 3: Nhận biết
    Thủy phân chất béo

    Khi thủy phân bất kì một chất béo nào thì cũng luôn thu được:

    Hướng dẫn:

    Chất béo là sản phẩm của glixerol và axit béo nên thủy phân bất kì chất béo nào cũng thu được glixerol.

  • Câu 4: Thông hiểu
    Tính chất của chất béo

    Để biến một số dầu thành mỡ rắn hoặc bơ nhân tạo người ta thực hiện quá trình

    Hướng dẫn:

    Để biến một số chất béo lỏng dầu mỡ rắn hoặc bơ nhân tạo người ta thực hiện quá trình hidro hóa.

  • Câu 5: Vận dụng cao
    Xác định khối lượng khối lượng muối

    Đốt cháy hoàn toàn a gam triglixerit X cần vừa đủ 6,52 mol O2, thu được 4,56 mol CO2 và 79,2 gam H2O. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn a gam X trong dung dịch NaOH, đun nóng, thu được dung dịch chứa b gam muối. Giá trị của b là

    Hướng dẫn:

    Ta có

    ag X + 6,52 mol O2 → 4,56 mol CO2 + 79,2 gam nước

    Áp dụng bảo toàn khối lượng ta có:

    a + 6,52.32 = 4,56.44 + 79,2

    → a = 71,2 gam

    Bảo toàn nguyên tố O ta có:

    nO(X) + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O

    → nO(X) + 2.6,52 = 2.4,56 + 4,4

    → nO(X) = 0,48 mol

    Vì X là triglixerit nên X chứa 6O trong công thức phân tử nên nX = 0,08 mol

    Ta có:

    a gam X + 3NaOH → muối + C3H5(OH)3

    Ta có: nNaOH = 3nX = 3.0,08 =0,24 mol

    nC3H5(OH)3 = 0,08 mol

    Bảo toàn khối lượng ta có:

    mX + mNaOH =mmuối + mC3H5(OH)3

    → 71,2 + 0,24.40 = 0,08.92 + mmuối

    → mmuối = 73,44 g

  • Câu 6: Thông hiểu
    Tính chất hóa học của chất béo

    Phát biểu nào sau đây không đúng?

    Hướng dẫn:

    Chất béo là trieste của glixerol với các axit béo => đúng

    Các chất béo thường tan trong nước và nặng hơn nước => Sai: Các chất béo thường không tan trong nước và nhẹ hơn nước.

    Triolein có khả năng tham gia phản ứng cộng hiđro khi đun nóng có xúc tác Ni => đúng

    Chất béo bị thủy phân khi đun nóng trong dung dịch kiềm => đúng

  • Câu 7: Nhận biết
    Xác định chất béo

    Chất nào sau đây không phải chất béo?

    Hướng dẫn:

     Chất nào không phải chất béo là (CH3COO)3C3H5.

  • Câu 8: Nhận biết
    Công thức cấu tạo của Trilinolein

    Chất béo trilinolein có công thức hoá học là

    Hướng dẫn:

    Tên gọi của các chất béo lần lượt ở các đáp án

    (C17H35COO)3C3H5 tristearin

    (C17H33COO)3C3H5 triolein

    (C15H31COO)3C3H5 tripanmitin

    (C17H31COO)3C3H5 trilinolein

    Vậy Chất béo trilinolein có công thức hoá học là (C17H31COO)3C3H5

  • Câu 9: Vận dụng
    Phản ứng xà phòng hóa

    Xà phòng hóa hoàn toàn trieste X bằng dung dịch NaOH thu được 9,2g glixerol và 83,4g muối của một axit no. Xác định axit đó là

    Hướng dẫn:

     nglixerol= 0,1 mol

    nmuối =3nglixerol= 0,06 mol

    => Mmuối = 83,4: 0,3 = 278

    Ta có: Mmuối = MR + 44 + 23 = 278

    =>MR = 211 chính là khối lượng gốc −C15H31

    (C15H31COO)3C3H5: tripanmitin

    Vậy axit đó là Panmitic (C15H31COOH)

  • Câu 10: Vận dụng
    Đốt cháy hoàn toàn chất béo

    Đốt cháy hoàn toàn 1 mol chất béo, thu được CO2 và H2O hơn kém nhau 8 mol. Mặt khác, x mol chất béo trên tác dụng tối đa với 100 ml dung dịch Br2 6M. Giá trị của x là

    Hướng dẫn:

    Do chất béo luôn có 3 liên kết pi ở 3 gốc COO

    Đốt cháy chất béo, thu được CO2 và H2O hơn kém nhau 8 mol

    Tổng quát : nCO2 – nH2O = (tổng số liên kết pi – 1) . nbéo

    => tổng số liên kết pi= 9

    Trong đó có 3 pi của COO không thể tham gia phản ứng với Br2

    => nBr2 = (9 – 3).nbéo = 6 mol

    Vậy ta có

    1 mol chất béo phản ứng tối đa với 6 mol Br2

    x mol chất béo phản ứng tối đa 0,6 mol Br2

    => x = 0,6 : 6 = 0,1 mol

  • Câu 11: Thông hiểu
    Thủy phân chất béo trong môi trường axit

    Khi thuỷ phân tristearin trong môi trường axit ta thu được sản phẩm là

    Hướng dẫn:

    Khi thủy phân tristearin trong môi trường axit, thu được sản phẩm là axit stearic và glixerol.

    (CH3[CH2]16COO)C3H5 + 3H2O \overset{t^{\circ } , H^{+} }{ightleftharpoons} 3CH3[CH2]16COOH + C3H5(OH)3

    tristearin axit stearic glixerol
  • Câu 12: Nhận biết
    Tính chất vật lí của chất béo

    Hợp chất không tan trong nước là

    Hướng dẫn:

    Dầu lạc là chất béo do đó không bị hòa tan trong nước.

  • Câu 13: Thông hiểu
    Lipit bị oxi hóa

    Trong cơ thể Lipit bị oxi hóa thành:

    Hướng dẫn:

    Lượng lipit trong cơ thể chủ yếu chứa trong các mô mỡ khoảng 10–20% trọng lượng cơ thể, tức dưới dạng các chất béo

    => bị thủy phân sẽ cho CO2 và H2O

  • Câu 14: Nhận biết
    Tính chất hóa học của Lipit

    Đặc điểm của phản ứng thuỷ phân chất béo trong môi trường axit.

    Hướng dẫn:

    Phản ứng thuỷ phân chất béo trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch

    (CH3[CH2]16COO)C3H5 + 3H2O \overset{t^{\circ } , H^{+} }{ightleftharpoons} 3CH3[CH2]16COOH + C3H5(OH)3

    tristearin axit stearic  glixerol
  • Câu 15: Vận dụng cao
    Tính số mol của triglixerit

    Đốt cháy hoàn toàn m gam một triglixerit M cần vừa đủ 0,77 mol O2, sau phản ứng sinh ra 0,5 mol H2O. Nếu thủy phân hoàn toàn m gam M trong dung dịch KOH đun nóng thu được dung dịch chứa 9,32 gam muối. Mặt khác x mol M làm mất màu vừa đủ 0,12 mol brom trong dung dịch. Giá trị của x là

    Hướng dẫn:

     Khi đốt cháy triglixerit M thì thu được 0,5 mol H2O và a mol CO2

    Bảo toàn khối lượng cho phản ứng này ta có

    m + 0,77.32 = 0,5 .18 + 44a (1)

    Bảo toàn nguyên tố O cho phản ứng này ta có nO(M) + 0,77.2 =0,5 + 2a (2)

    Khi cho M tác dụng với KOH thì nM= nO(M)/6

    Nên m + 56.3. nO(M)/6 = 9,32 + 92.nO(M)/6 (3)

    Giải (1); (2); (3) ta được m= 8,56; a= 0,55 mol và nO(M)= 0,06 mol

    M có số mol là 0,01 mol và có số mol C là 0,55 mol và H là 1 mol nên M có công thức hóa học là C55H100O6 có số liên kết pi là 6 liên kết

    Khi M tác dụng với Br2 thì chỉ có khả năng tác dụng vào 3 liên kết pi (do 3 liên kết pi còn lại bền ở este)

    Suy ra x = 0,12 :3 = 0,04 mol.

  • Câu 16: Nhận biết
    Tính chất vật lí của chất béo

    Nhận định nào sau đây là sai?

    Hướng dẫn:

    Chất béo ở điều kiện thường, có thể là chất rắn (tristearin) hoặc chất lỏng (triolein)

  • Câu 17: Vận dụng
    Tính khối lượng glixerol

    Đun nóng 4,45 gam chất béo (C17H35COO)3C3H5 với dung dịch NaOH. Khối lượng glixerol thu được là:

    Hướng dẫn:

    n_{chất\: béo}  = \frac{4,45}{890}  = \frac{1}{200}\:  (mol)

    Phương trình phản ứng

    (C17H35COO)3C3H5 + 3NaOH \overset{H_{2} O}{ightarrow}3C17H35COONa + C3H5(OH)3

    \frac{1}{200}→ \frac{1}{200}

    mglixerol = \frac{1}{200}.92 = 0,46 gam

  • Câu 18: Vận dụng
    Tính khối lượng glixerol thu được

    Đun nóng chất béo cần vừa đủ 80 g dung dịch NaOH 15%, giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng (g) glixerol thu được là

    Hướng dẫn:

     mNaOH = (80.15) : 100 = 12 (g)

    => nNaOH = 0,3 (mol)

    nNaOH = 3nglixerol => nglixerol = 0,3:3 = 0,1 (mol)

    mglixerol= 0,1.92 = 9,2 (g)

  • Câu 19: Thông hiểu
    Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường bazơ

    Khi xà phòng hóa tristearin ta thu được sản phẩm là

    Hướng dẫn:

    Xà phòng hóa tristearin là phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm:

    (C17H35COO)3C3H5 + 3NaOH \overset{t^{\circ } }{ightarrow} 3C17H35COONa + C3H5(OH)3.

    → Sản phẩm thu được là C17H35COONa và glixerol

  • Câu 20: Thông hiểu
    Chọn phát biểu đúng về chất béo

    Cho các phát biểu sau:

    (a) Chất béo được gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol.

    (b) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.

    (c) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch.

    (d) Tristearin, triolein có công thức lần lượt là: (C17H33COO)3C3H5, (C15H35COO)3C3H5.

    Số phát biểu đúng

    Hướng dẫn:

     (d) Sai do tristearin là (C17H35COO)3C3H5 và triolein là (C17H33COO)3C3H5

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (30%):
    2/3
  • Thông hiểu (30%):
    2/3
  • Vận dụng (30%):
    2/3
  • Vận dụng cao (10%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 36 lượt xem
Sắp xếp theo