Luyện tập một số oxit quan trọng

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 15 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 15 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Thông hiểu
    CaO để lâu trong không khí bị giảm chất lượng

    CaO để lâu trong không khí bị giảm chất lượng là vì:

    Hướng dẫn:

    CaO để lâu trong không khí bị giảm chất lượng là vì tác dụng với CO2 và nước

    Phương trình phản ứng

    CaO + CO2 → CaCO3

    CaO + H2O → Ca(OH)2

    Do đó lượng CaO bị hao hụt và lẫn tạp chất ⇒ chất lượng bị giảm

  • Câu 2: Nhận biết
    Ứng dụng của CaO

    CaO dùng làm chất khử chua đất trồng là ứng dụng tính chất hóa học gì của CaO?

    Hướng dẫn:

    CaO dùng làm chất khử chua đất trồng là ứng dụng tính chất CaO là oxit bazo tác dụng với axit.

  • Câu 3: Thông hiểu
    Phân biệt CaO và P2O5

    Để phân biệt hai chất rắn màu trắng: CaO và P2O5 người ta sử dụng chất thử nào:

    Hướng dẫn:

    Dung dịch Phenolphtalein là chất chỉ thị màu, trong môi trường bazơ dung dịch chuyển sang màu hồng; trong dung dịch axit thì không có màu.

    CaO tan trong nước tạo dung dịch bazơ ⇒ Dung dịch có màu hồng

    P2O5 tan trong nước tạo dung dịch axit ⇒ Dung dịch không màu

    Giấy quỳ tím hóa xanh trong môi trường bazơ; hóa đỏ trong môi trường axit

    Dung dịch HCl

    CaO + HCl → CaCl2 + H2O ( Hiện tượng đá vôi tan dần)

    P2O5 + HCl → Không xảy ra phản ứng.

    Dùng nước cả 2 chất đều tan trong nước

    ⇒ Vậy chỉ có thể sử dụng cả 3 cách để nhận biết.

  • Câu 4: Nhận biết
    Oxit được dùng làm chất hút ẩm trong phòng thí nghiệm

    Oxit được dùng làm chất hút ẩm (chất làm khô) trong phòng thí nghiệm là:

    Hướng dẫn:

    CaO có tính hút ẩm nên có khả năng làm khô các chất trong phòng thí nghiệm.

  • Câu 5: Thông hiểu
    Cho CO2, CO, SO2 tác dụng dung dịch Ca(OH)2

    Dẫn hỗn hợp khí gồm CO2, CO, SO2 lội qua dung dịch nước vôi trong (dư), khí thoát ra là:

    Gợi ý:

    Dựa vào tính chất hóa học của oxit axit tác dụng với dung dịch bazơ tạo ra muối và nước.

    Hướng dẫn:

    Dung dịch nước vôi trong là Ca(OH)2 là dung dịch bazơ

    Dựa vào tính chất hóa học của Oxit axit tác dụng với dung dịch Bazơ để tạo ra muối và nước. 

    Vậy 2 oxit axit là CO2 và SO2 bị hấp thụ trong dung dịch

    Phương trình phản ứng minh họa

    CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O

    SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 ↓ + H2O

    CO là oxit trung tính không tác dụng với dung dịch bazơ.

    ⇒ Khí thoát ra là CO.

  • Câu 6: Thông hiểu
    Nhận biết 3 khí SO2, O2, H2

    Để nhận biết 3 khí không màu: SO2, O2, H2 đựng trong 3 lọ mất nhãn ta dùng:

    Gợi ý:

    Để nhận biết 3 khí không màu: SO2, O2, H2 đựng trong 3 lọ mất nhãn ta dùng giấy quỳ tím ẩm và dùng que đóm cháy dở còn tàn đỏ.

    Hướng dẫn:

    Sử dụng quỳ tím ẩm ta nhận biết được oxide SO2 vì SO2 tác dụng với H2O trong quỳ tím ẩm tạo ra axit, axit làm đổi màu quỳ tím thành màu đỏ

    Phương trình phản ứng minh họa:

    SO2 + H2O → H2SO3

    Hai chất khí còn lại là O2, và H2 dùng que đóm chảy dở có tàn đỏ

    Bình đựng khí O2 làm que đóm bùng cháy, vì Oxygen duy trì sự cháy.

  • Câu 7: Nhận biết
    Chất góp phần nhiều nhất gây ra mưa axit

    Chất nào sau đây góp phần nhiều nhất vào sự hình thành mưa axit?

    Hướng dẫn:

    SO2 là chất gây ô nhiễm không khí, là một trong các nguyên nhân gây ra mưa axit.

  • Câu 8: Vận dụng
    Tính khối lượng CaCO3 cần dùng

    Để thu được 5,6 tấn vôi sống với hiệu suất phản ứng đạt 95% thì lượng CaCO3 cần dùng là:

    Hướng dẫn:

    Phương trình phản ứng

    CaCO3 \overset{t^{o} }{ightarrow} CaO + CO2

    100 tấn → 56 tấn

    x tấn ← 5,6 tấn

    \Rightarrow\;x\;=\frac{\;5,6.100}{\;56}\;=\;10\;tấn

    Nhưng do hiệu suất phản ứng đạt 95%

    ⇒ Lượng CaCO3 thực tế cần dùng là:

    10.\frac{100}{95}\;=\;10,526\;tấn

  • Câu 9: Vận dụng
    Tính khối lượng muối thu được

    Hòa tan hết 11,7 gam hỗn hợp gồm CaO và CaCO3 vào 100 ml dung dịch HCl 3M. Khối lượng muối thu được là

    Hướng dẫn:

    Gọi x, y là số mol lần lượt của CaO, CaCO3.

    ⇒ 56x + 100y = 11,7 (1)

    Phương trình phản ứng:

    CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O (*)

    x        → 2x    → x

    CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O (**)

    y           → 2y → y

    Dựa vào phương trình (*); (**) ta có:

    2x + 2y = nHCl = 0,1.3 = 0,3 (2)

    Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình:

    \left\{\begin{array}{l}56x\;+\;100y\;=\;11,7\\\;\;2x\;+\;2y\;=\;0,3\end{array}ight.\Rightarrow\left\{\begin{array}{l}x=0,075\;(mol)\\y=0,075\;(mol)\end{array}ight.

    Sau phản ứng muối thu được là CaCl2

    ⇒ nCaCl2 = nCaCl2 (*) + nCaCl2 (**) = 0,075 + 0,075 = 0,15 mol

     ⇒  mmuối = mCaCl2 = 0,15.111 = 16,65 gam.

  • Câu 10: Vận dụng
    Thể tích khí SO2 thu được

    Hòa tan 12,6 gam natrisunfit vào dung dịch axit clohidric dư. Thể tích khí SO2 thu được ở điều kiện tiêu chuẩn là:

    Hướng dẫn:

    Số mol Natri sunfit là:

    n_{Na_2SO_3\hspace{0.278em}}=\frac nM=\frac{12,6}{126}=0,1\hspace{0.278em}(mol)

    Phương trình phản ứng hóa học

    Na2SO3 + 2HCl → 2NaCl + SO2 + H2O

    Theo phương trình phản ứng

    nSO2 = nNa2SO3 = 0,1 mol

    Thể tích khí SO2 sinh ra là:

    V = n. 22,4 = 0,1.22,4 = 2,24 (lit)

  • Câu 11: Thông hiểu
    Dùng chất nào làm khô khí O2 có lẫn hơi nước

    Có thể dùng chất nào dưới đây làm khô khí O2 có lẫn hơi nước

    Hướng dẫn:

    Có thể dùng P2O5 dưới đây làm khô khí O2 có lẫn hơi nước.

  • Câu 12: Thông hiểu
    Phân biệt 3 chất bột MgO, P2O5 và CaO

    Dùng thuốc thử nào sau đây để phân biệt được 3 chất bột MgO, P2O5 và CaO?

    Hướng dẫn:

    Trích mẫu thử và đánh số thứ tự

    Cho nước vào các mẫu thử.

    Mẫu thử không tan chất ban đầu là MgO

    Mẫu thử tan chất ban đầu là CaO, P2O5

    Phương trình phản ứng minh họa

    CaO + H2O → Ca(OH)2

    P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

    Cho quỳ tím vào các dng dịch vừa thu được:

    Mẫu thử làm quỳ tím hóa xanh chất ban đầu là CaO.

    Mẫu thử làm quỳ tím hòa đỏ chất ban đầu là P2O5

  • Câu 13: Vận dụng
    Nồng độ mol dung dịch NaOH

    Hòa tan hết 15,5 gam Na2O vào nước thu được 250 ml dung dịch A. Nồng độ mol của dung dịch A là?

    Hướng dẫn:

    Số mol của Na2O là:

    n_{Na_2O}=\frac{15,5}{62}=0,25\;(mol)

    Phương trình phản ứng

    Na2O + H2O → 2NaOH

    Theo phương trình phản ứng

    nNaOH = 2.Na2O = 0,25.2 = 0,5 mol.

    Nồng độ mol dung dịch NaOH là:

    C_M=\frac nV=\frac{0,5}{0,25}=2M

  • Câu 14: Thông hiểu
    Phản ứng nào không tạo thành SO2

    Phản ứng giữa hai chất nào dưới đây không tạo thành khí lưu huỳnh đioxit?

    Hướng dẫn:

    Phương trình phản ứng

    Na2SO3 + 2HCl → 2NaCl + SO2 + H2O

    S + O2  \overset{t^{o} }{ightarrow} SO2

    4FeS2 + 11O2 \overset{t^{o} }{ightarrow} 2Fe2O3 + 8SO2

    Na2SO4 + Ca(OH)2 → CaSO4 + 2NaOH.

    Vậy phản ứng không tạo ra SO2 là Na2SO3 và Ca(OH)2.

  • Câu 15: Vận dụng
    Xác định sản phẩm sinh ra sau phản ứng

    Dẫn từ từ 4,48 lít khí CO2 (ở đktc) vào 2 lít dung dịch NaOH 0,1M, sau phản ứng thu được dung dịch

    Gợi ý:

    Khi cho CO2 (hoặc SO2) tác dụng với dung dịch NaOH đều xảy ra 3 khả năng tạo muối:

    CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O (1)

    CO2 + NaOH → NaHCO3 (2)

    Đặt

    T=\frac{n_{NaOH}}{n_{CO_2}}

    • Nếu T = 2: chỉ tạo muối Na2CO3
    • Nếu T ≤ 1: chỉ tạo muối NaHCO3
    • Nếu 1 < T < 2: tạo cả muối NaHCO3 và Na2CO3
    Hướng dẫn:

    nCO2 = 4,48 : 22,4 = 0,2 mol

    nNaOH = 0,2 mol

    Ta có xét tỉ lệ

    \frac{n_{NaOH}}{n_{CO_2}}\;=\;\frac{0,2\;}{0,2}=\;1

     → Sau phản ứng thu được NaHCO3.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (20%):
    2/3
  • Thông hiểu (47%):
    2/3
  • Vận dụng (33%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 829 lượt xem
Sắp xếp theo