Luyện tập Nhận biết một số chất khí (Tiếp)

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 20 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 20 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Phân biệt 2 khí CH3NH2 và NH3

    Phương pháp nào sau đây dùng để phân biệt hai khí CH3NH2 và NH3?

    Hướng dẫn:

     - Amin độc nên không nhận biết bằng mùi.

    - 2 khí đều làm quỳ ẩm chuyển xanh nên không thể nhận biết bằng quỳ tím.

    - 2 khí đều tạo khói trắng khi tác dụng với HCl đặc nên không thể nhận biết bằng HCl đặc.

    - Phân biệt hai khí CH3NH2 và NH3 bằng cách vì đốt rồi cho sản phẩm qua dung dịch Ca(OH)2

    CH3NH2 +  O2 ightarrow CO2 + H2O + N2

    CO2 + Ca(OH)2 ightarrow CaCO3 + H2O

     \Rightarrow Đốt NH3 không thu được CO2 còn đốt CH3NH2 thu được CO2 làm vẩn đục nước vôi trong.

  • Câu 2: Nhận biết
    Chất không bị nhiệt phân

     Chất nào sau đây không bị nhiệt phân?

    Hướng dẫn:

    CaCO3 \xrightarrow{\mathrm t^\circ} CaO + CO2\uparrow

    Cu(NO3)2 \xrightarrow{\mathrm t^\circ} CuO + 2NO2 + 1/2O2\uparrow

    NH4HCO3 \xrightarrow{\mathrm t^\circ} NH3 + CO2 + H2O

    Na2CO3 không bị nhiệt phân.

  • Câu 3: Vận dụng cao
    Xác định các chất X, Y, Z

    Chất vô cơ X trong thành phần chỉ có 2 nguyên tố. X không tan được vào H2O và dung dịch HCl. Đốt cháy X trong O2 ở nhiệt độ cao được khí Y. Khí Y tác dụng với dung dịch brom được chất Z. Z phản ứng với dung dịch BaCl2 thu được chất Q. Q không tan được vào dung dịch HNO3. Các chất X, Y, Z theo thứ tự tương ứng là:

    Hướng dẫn:

     X, Y, Z lần lượt là CuS, SO2, H2SO4. Phương trình phản ứng:

    2CuS + 3O2 \xrightarrow{t^\circ} 2CuO + SO2\uparrow

    SO2 + Br2 + H2O ightarrow H2SO4 + 2HBr

    H2SO4 + BaCl2 ightarrow BaSO4\downarrow + 2HCl

  • Câu 4: Nhận biết
    Nhận biết khí amoniac

    Cách nhận biết khí amoniac là:

    Hướng dẫn:

     Khí amoniac làm quỳ tím ẩm hóa xanh.

  • Câu 5: Nhận biết
    Phân biệt 2 muối

    Thuốc thử dùng để phân biệt FeS và FeCO3 là:

    Hướng dẫn:

    Thuốc thử dùng để phân biệt FeS và FeCO3 là dung dịch HCl:

    Mẫu thử có chất khí mùi trứng thối bay lên là là FeS:

    FeS + 2HCl ightarrow FeCl2 + H2S\uparrow

    Mẫu thử có chất khí không màu thoát ra đồng thời tạo dung dịch màu trắng xanh là FeCO3:

    FeCO3 + 2HCl ightarrow FeCl2 + CO2\uparrow + H2O

  • Câu 6: Thông hiểu
    Phân biệt 3 khí

    Có 3 khí: CO2, SO2, H2S. Dùng hóa chất nào sau dây để phân biệt được 3 khí trên là:

    Hướng dẫn:

     Dùng dung dịch Br2 để nhận biết 3 khí:

     - Khí làm mất màu dung dịch Br2 là SO2:

    Br2 + H2O + SO2 ightarrow 2HBr + H2SO4

    - Khí làm mất màu dung dịch Br2 và tạo kết tủa vàng là H2S:

    H2S + Br2 ightarrow 2HBr + S\downarrow

    Còn lai không hiện tượng là CO2

  • Câu 7: Thông hiểu
    Xác định khí thoát ra khỏi bình chứa H2SO4 đặc

    Cho hỗn hợp khí X gồm CO2, CO, N2 và hơi nước lần lượt đi qua các bình mắc nối tiếp chứa lượng dư mỗi chất: CuO đun nóng; dung dịch nước vôi trong; dung dịch H2SO4 đặc. Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khí ra khỏi bình chứa H2SO4 đặc là

    Hướng dẫn:

    Cho hỗn hợp khí X qua CuO, to có CO bị giữ lại:

    CO + CuO \xrightarrow{\mathrm t^\circ} Cu + CO2

    Khí đi ra gồm: CO2 và N2. Hỗn hợp khí này cho qua dung dịch Ca(OH)2 thì CO2 sẽ bị giữ lại:

    CO2 + Ca (OH)2 → CaCO3↓ +H2

    Khí thoát ra là hơi H2O và N2. Cho hỗn hợp khí này qua dung dịch H2SO4 đặc thì H2O bị giữ lại (do H2SO4 đặc có tính háo nước mạnh)

    Vậy khí thoát ra khỏi bình chứa H2SO4 đặc là N2.

  • Câu 8: Vận dụng
    Tính thành phần phần trăm theo thể tích của NH3

    Cho hỗn hợp gồm N2, H2, NH3 đi qua dung dịch H2SO4 đặc, dư thì thấy thể tích khí còn lại một nửa. Thành phần phần trăm theo thể tích của NH3 trong hỗn hợp đầu là bao nhiêu?

    Hướng dẫn:

    Cho hỗn hợp gồm N2, H2, NH3 đi qua dung dịch H2SO4 đặc, dư thì chỉ có NH3 phản ứng:

      2NH3 + H2SO4 → (NH4)2SO4

    Sau phản ứng thể tích khí còn một nửa:

    \Rightarrow %VNH3 = 50%

  • Câu 9: Vận dụng cao
    Tìm kết luận không chính xác

    Kết quả thí nghiệm của chất vô cơ X với thuốc thử được ghi ở bảng sau:

    Mẫu thửThuốc thửHiện tượng
    XDung dịch phenolphtaleinDung dịch có màu hồng
    YCl2Có khói trắng

    Kết luận nào sau đây không chính xác?

    Hướng dẫn:

     X làm dung dịch phenolphtalein chuyển sang màu hồng \Rightarrow X là chất có môi trường bazơ

    X phản ứng với Cl2 tạo khói trắng  \Rightarrow X + HCl tạo ra chất có dạng RNH3Cl (khói trắng).

    \Rightarrow X là NH3

     - Chất X dùng để điều chế phân đạm đúng vì phân đạm cung cấp nguyên tố dinh dưỡng nitơ cho cây trồng.

    - X dùng để sản xuất HNO3 \Rightarrow đúng.

    - NH3 có thể sản xuất ra NH4HCO3 dùng làm bột nở trong công nghiệp sản xuất bánh kẹo.

    -  Al(OH)3 không tan khi cho dung dịch NH3\Rightarrowphát biểu sai.

       3NH3 + AlCl3 + 3H2O → 3NH4Cl + Al(OH)3

  • Câu 10: Thông hiểu
    Xác định dung dịch

    Dung dịch nào sau đây vừa tác dụng với Ba(HCO3)2 vừa thu được kết tủa, vừa có khí thoát ra?

    Hướng dẫn:

    - HCl:

    2HC l+ Ba(HCO3)2 → BaCl2 + 2CO2 + 2H2O

    \Rightarrow Không thõa mãn vì chỉ thu được khí CO2.

    - NaOH:

    2NaOH + Ba(HCO3)2 → BaCO3↓ + Na2CO3 + 2H2O

     \Rightarrow Không thõa mãn vì chỉ thu được kết tủa BaCO3.

    - H2SO4:

     Ba(HCO3)2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2CO2 + 2H2

    \Rightarrow Thõa mãn vì sản phẩm thu được có kết tủa và khí.

    - Ca(OH)2:

    Ca(OH)2 + Ba(HCO3)2 → BaCO3↓ + CaCO3↓ + 2H2O

    \Rightarrow Không thõa mãn do thu được 2 kết tủa, không có khí.

  • Câu 11: Nhận biết
    Khí gây cười

    Khí gây cười là:

  • Câu 12: Vận dụng
    Tính tỉ lệ áp suất

    Cho 5 lít N2 và 15 lít H2 vào một bình kín dung tích không đổi. Ở 0C, áp suất trong bình là P1 atm. Đun nóng bình một thời gian thấy có 20% N2 tham gia phản ứng, đưa bình về nhiệt độ ban đầu thấy áp suất trong bình lúc này là P2 atm. Tỉ lệ P1 và P2 là:

    Hướng dẫn:

    N2+ 3H2 ⇌ 2NH3

    Vì phản ứng vừa đủ nên hiệu suất phản ứng tính theo N2 hoặc H2

    Giả sử ban đầu có 1 mol N2 và 3 mol H2, nkhí ban đầu = 4 mol

    \Rightarrow nN2 pứ = 1.20% = 0,2 mol

                                N2 + 3H2 ⇌ 2NH3

    Ban đầu:               1      3 

    Phản ứng:           0,2    0,6       0,4

    Sau pứ:               0,8    2,4       0,4 

    nkhí sau pứ = 0,8 + 2,4 + 0,4 = 3,6 mol

    Trong cùng điều kiện nhiệt độ và thể tích thì tỉ lệ về số mol bằng tỉ lệ về áp suất:

    \frac{{\mathrm P}_1}{{\mathrm P}_2}\;=\;\frac{{\mathrm n}_1}{{\mathrm n}_2}=\frac4{3,6}\;=\;\frac{10}9

  • Câu 13: Nhận biết
    Phân biệt 2 khí

    Để phân biệt O2 và O3 người ta có thể dùng

    Hướng dẫn:

    Khi O3 tác dụng với KI rạo ra I2, I2 kết hợp với tinh bột tạo ra hỗn hợp màu xanh tím.

    2KI + O3 + H2O ightarrow I2 + O2 + 2KOH

  • Câu 14: Thông hiểu
    Nhận biết nhiều chất khí

    Để phân biệt các khí riêng biệt: NH3, CO2, O2, H2S có thể dùng:

    Hướng dẫn:

    - Dùng dung dịch Ca(OH)2: CO2 làm xuất hiện kết tủa trắng.

    Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3↓ + H2O

    - H2S cũng có phản ứng với nước vôi trong nhưng không có hiện tượng.

    - 3 khí còn lại là NH3, O2 và H2S: dùng quỳ tím ẩm.

    Khí nào làm quỳ chuyển sang màu xanh là NH3, khí nào làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ là H2S, khí còn lại không hiện tượng là khí O2.

  • Câu 15: Thông hiểu
    Phân biệt 2 khí CO2 và SO2

    Trong các dung dịch sau: Ca(OH)2, BaCl2, Br2, H2S. Số dung dịch có thể dùng để phân biệt được 2 khí CO2 và SO2 là:

    Hướng dẫn:

     Các dung dịch có thể dùng phân biệt 2 khí là: H2S; Br2.

    - Dùng dung dịch H2S:

    H2S + SO2 ightarrow 3S\downarrow + 2H2O

    \Rightarrow SO2 tạo kết tủa vàng với dung dịch H2S còn CO2 không hiện tượng.

    - Dùng dung dịch Br2:

    Br2 + H2O + SO2  ightarrow 2HBr + H2SO4

    \Rightarrow SO2 làm mất màu dung dịch Br2 còn CO2 không hiện tượng.

  • Câu 16: Vận dụng
    Nung các chất rắn.

    Có bao nhiêu chất trong các chất cho sau đây mà khi nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn mới có khối lượng nhỏ hơn chất rắn ban đầu: NaNO3, NH4Cl, K2CO3, Fe, Fe(OH)3 và FeS2?

    Hướng dẫn:

    - Sau khi nung sản phẩm tạo thành phải có chất khí hoặc chất ở dạng hơi thì khối lượng mới nhỏ hơn hỗn hợp ban đầu:

    - Các chất khi nhiệt phân thu được rắn có khối lượng nhỏ hơn là: NaNO3, Fe(OH)3, FeS2:

    2NaNO3(r) \overset{t^{\circ} }{ightarrow}2NaNO2(r) + O2(k)

    2Fe(OH)3(r) \overset{t^{\circ} }{ightarrow}Fe2O3(r) + 3H2O(h)

    4FeS2(r)+11O2(k)\overset{t^{\circ} }{ightarrow}2Fe2O3(r) + 8SO2(k)

  • Câu 17: Thông hiểu
    Phương trình hóa học điều chế khí Z

    Hình vẽ sau mô tả thí nghiệm điều chế khí Z:

    Phương trình hóa học điều chế khí Z là:

    Gợi ý:

     NH3, SO2, Cl2 tan được trong nước và tác dụng với nước. Do đó ta không thể sử dụng phương pháp đẩy nước để thu các khí này.

  • Câu 18: Vận dụng
    Nhận biết SO2, SO3

      Cho các dung dịch: Ba(OH)2, Ba(NO3)2, nước brom, KMnO4, NaOH, HNO3 đặc. Số dung dịch có thể dùng để nhận biết được ngay SO2 và SO3 (coi cả 2 ở thể hơi) là: 

    Hướng dẫn:

      Các dung dịch dùng để nhận biết và hiện tượng quan sát được: 

     SO2SO3
    Ba(OH)2\downarrow trắng sau đó \downarrow tan khi mẫu thử dư\downarrow trắng không tan trong mẫu thử dư
    Ba(NO3)2Không có kết tủa\downarrow trắng
    Nước bromNước brom nhạt màu Nước brom không đổi màu
    KMnO4Màu tím của thuốc thử nhạt màuMàu tím của thuốc thử không đổi
    HNO3 đặcThuốc thử không hấp thụ được nhiều mẫu thử (vẫn có khí thoát ra do SO2 tan ít trong nước)Mẫu thử bị hấp thụ hoàn toàn trong dung dịch thuốc thử (vì SO3 tan vô hạn trong nước)

     

  • Câu 19: Vận dụng
    Tính số trường hợp có khí thoát ra

    Cho các dung dịch sau: Na2CO3; Na2S, CuS, Na2SO4, Fe(NO3)2, FeSO4, Fe(NO3)3, CH3NH3HCO3, CH3COONa lần lượt vào dung dịch HCl. Số trường hợp có khí thoát ra là

    Hướng dẫn:

    2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + H2O + CO2

    2HCl + Na2S → NaCl + H2S

    12HCl + 9Fe(NO3)2 → 4FeCl3 + 6H2O + 3NO + 5Fe(NO3)3

    CH3NH3HCO3 + HCl → CH3NH3Cl + H2O + CO2

    Vậy có 4 phản ứng thu được khí.

  • Câu 20: Vận dụng
    Tính hiệu suất phản ứng

    Trong một bình kín dung tích 56 lít chứa đầy N2 và H2 theo tỉ lệ thể tích 1:4 ở 0C và 200 atm, có một ít bột xúc tác Ni. Nung nóng bình một thời gian, sau đó đưa về 0C thì áp suất trong bình giảm 10% so với áp suất ban đầu. Hiệu suất của phản ứng là:

    Hướng dẫn:

    Ban đầu:

    {\mathrm n}_{\mathrm{hh}}\;=\;\frac{\mathrm{PV}}{\mathrm{RT}}\;=\;\frac{56.200}{0,082.273}=500\;\mathrm{mol}

    \Rightarrow nN2 = 100 mol, nH2 = 400 mol

                         N2     +      3H2         →         2NH3

    ban đầu :     100              400

    pư:                x                 3x                         2x

    Cân bằng:   100−x          400 − 3x                2x

    Sau khi phản ứng xảy ra đưa về 0oC thì áp suất trong bình giảm 10% so với áp suất ban đầu \Rightarrow số mol khí cũng giảm 10%

    \Rightarrow nkhí sau pứ = 500- 10%.500 = 450 mol

    Mà nkhí sau pứ = (100 - x) + (400 - 3x) + 2x = 450 

    \Rightarrow x = 25 mol

    \Rightarrow H = (x/100).100% = 25%

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (30%):
    2/3
  • Thông hiểu (30%):
    2/3
  • Vận dụng (30%):
    2/3
  • Vận dụng cao (10%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 7 lượt xem
Sắp xếp theo