Luyện tập Nhôm

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 15 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 15 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Nhôm không phản ứng được với

    Nhôm không phản ứng được với dung dịch nào dưới đây?

    Hướng dẫn:

    Nhôm không phản ứng được với dung dịch HNO3 đặc, nguội.

  • Câu 2: Nhận biết
    Tính chất vật lí của nhôm

    Nhôm có tính chất vật lí là:

    Hướng dẫn:

     Nhôm có tính chất vật lí là: Màu trắng bạc, nhẹ, có ánh kim, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt.

  • Câu 3: Thông hiểu
    Điều chế Nhôm

    Quặng boxit là nguyên liệu chính dùng để điều chế kim loại

    Hướng dẫn:

    Quặng boxit là nguyên liệu chính dùng để điều chế kim loại Al

  • Câu 4: Thông hiểu
    Các đồ vật bằng nhôm bền trong không khí và nước

    Các đồ vật bằng nhôm bền trong không khí và nước là do:

    Hướng dẫn:

    Nhôm bền trong môi trường không khí và nước là do có màng oxit Al2O3 bền vững bảo vệ

    Khi nhôm tác dụng chậm với oxi và hơi nước, chúng tạo thành một lớp nhôm oxit (Al2O3).

    Lớp nhôm oxit này bám rất chắc vào bề mặt nhôm. Và ngăn chặn hoàn toàn không cho oxi tác dụng trực tiếp với nhôm.

  • Câu 5: Thông hiểu
    Dùng kim loại nào để thu được muối AlCl3

    Để thu được muối AlCl3 tinh khiết từ hỗn hợp AlCl3 và CuCl2, có thể dùng kim loại

    Hướng dẫn:

    Để thu được muối AlCl3 tinh khiết từ hỗn hợp AlCl3 và CuCl2, có thể dùng kim loại Al

    2Al + 3CuCl2 → 2AlCl3 + 3Cu 

  • Câu 6: Vận dụng
    Nhận biết 3 kim loại là Al, Mg và Na

    Có 3 kim loại là Al, Mg và Na. Chỉ cần dùng thuốc thử nào sau đây có thể nhận ra từng kim loại?

    Hướng dẫn:

     Trích mẫu thử và đánh số thứ tự

    Cho nước vào 3 mẫu thử trên rồi quan sát 

    Kim loại ở mẫu thử nào tan sủi bọt là Na,  kim loại không tan trong nước là Al và Mg kim.

    2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

    Lấy dung dịch NaOH vừa thu được đổ vào 2 mẫu thử kim loại còn lại

    Mẩu thử kim loại nào tan, sủi bọt khí là Al

    2Al + 2H2O + 2NaOH → 2NaAlO2 + 3H2

    Mẩu thử kim loại không có hiện tượng gì là Mg. 

  • Câu 7: Thông hiểu
    Bảo quản đồ dùng bằng nhôm

    Cách nào sau đây không phá hủy các đồ dùng làm bằng nhôm?

    Hướng dẫn:

    Rửa sạch, lau khô và để chỗ khô ráo sau khi sử dụng sẽ giúp các đồ vật bằng nhôm tránh bị oxi hóa.

  • Câu 8: Vận dụng
    Tính thể tích khí H2

    Cho 2,7 gam Al vào dung dịch NaOH loãng, dư, sau phản ứng thu được V lít khí H2 (ở đktc)

    Hướng dẫn:

    nAl = 2,7 : 27 = 0,1 mol

    Phương trình phản ứng hóa học

    2Al + 2H2O + 2NaOH → 2NaAlO2 + 3H2

    Theo phương trình phản ứng ta có:

    n_{H_2}=\frac32n_{Al}=\frac32.0,1=0,15\;mol

    ⇒ VH2 = 0,15.22,4 = 3,36 lít

  • Câu 9: Vận dụng
    Phân biệt 3 gói bột: Fe, Cu và Al

    Để phân biệt 3 gói bột: Fe, Cu và Al có thể dùng các dung dịch

    Hướng dẫn:

     Trích mẫu thử và đánh số thứ tự

    Cho dung dịch NaOH vào các mẫu thử trên

    Mẫu thử phản ứng có khí thoát ra là Al

    2Al + 2H2O + 2NaOH → 2NaAlO2 + 3H2

    Mẫu thử không phản ứng là Fe và Cu

    Để phân biệt Fe và Cu ta cho 2 mẫu thử vào dung dịch HCl

    Mẫu thử phản ứng có khí thoát ra là Fe

    Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

    Mẫu thử không phản ứng là Cu.

  • Câu 10: Vận dụng
    Xác định công thức của oxit

    Cho 1,02 gam oxit của một kim loại có công thức là M2O3 tác dụng vừa đủ 600 ml dung dịch HCl 0,1M. Công thức oxit đó.

    Hướng dẫn:

     Đổi 600 ml = 0,6 lít 

    nHCl = 0,1.0,6 = 0,06 mol

    Phương trình phản ứng 

    M2O3 + 6HCl → 2MCl3 + 3H2O

    Theo phương trình phản ứng ta có

    nM2O3 = \frac16.nHCl = 0,06:6 = 0,01 mol

    MM2O3 = 1,02 : 0,01 = 102 gam/mol 

    Ta có 102 = 2.M + 16.3 

    ⇒ M = 27 gam/mol

    Vậy kim loại là Al, oxit kim loại là Al2O3.

  • Câu 11: Vận dụng
    Tính khối lượng hỗn hợp Mg và Al

    Hòa tan m gam hỗn hợp Mg và Al bằng dung dịch HCl thu được 17,92 lít H2 (đktc). Cũng hỗn hợp trên hòa tan hoàn toàn trong dung dịch KOH dư thu được 13,44 lít H2 (đktc). Giá trị của m là

    Hướng dẫn:

    Hòa tan trong KOH chỉ có Al phản ứng

    nH2 = 13,44:22,4 = 0,6 mol

    Phương trình phản ứng hóa học

    2Al + 2KOH + 2H2O → 2KAlO2 + 3H2

    0,4 mol ← 0,6 mol

    Hòa tan trong HCl cả 2 kim loại đều tạo khí

    nH2 = 17,92:22,4 = 0,8 mol

    Phương trình phản ứng hóa học

    2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

    0,4 mol → 0,6 mol

    Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

    0,2 mol ← 0,2 mol

    ⇒ m = mAl + mMg= 0,4.27 + 24.0,2 = 15,6 gam

  • Câu 12: Thông hiểu
    Nhận định nào sau đây đúng

    Cho các nhận định sau, nhận định nào đúng

    (1) Nhôm là chất rắn màu trắng, nhẹ, có ánh kim.

    (2) Nhôm dẫn điện , dẫn nhiệt kém.

    (3) Nhôm dễ dát mỏng, kéo sợi.

    (4) Nhôm dẫn nhiệt tốt nên được dùng làm nồi, xoong nấu ăn.

    (5) Điều chế nhôm bằng phương pháp điện phân nóng chảy.

    Hướng dẫn:

    1) Nhôm là chất rắn màu trắng, nhẹ, có ánh kim ⇒ đúng

    (2) Nhôm dẫn điện, dẫn nhiệt kém ⇒ sai

    (3) Nhôm dễ dát mỏng, kéo sợi ⇒ đúng

    (4) Nhôm dẫn nhiệt tốt nên được dùng làm nồi, xoong nấu ăn ⇒  đúng

    (5) Điều chế nhôm bằng phương pháp điện phân nóng chảy ⇒ đúng

  • Câu 13: Nhận biết
    Tính chất vật lí của Nhôm

    Người ta có thể dát mỏng được nhôm thành thìa, xoong, chậu, giấy gói bánh kẹo là do nhôm có tính:

    Hướng dẫn:

    Người ta có thể dát mỏng được nhôm thành thìa, xoong, chậu, giấy gói bánh kẹo là do nhôm có tính dẻo.

  • Câu 14: Nhận biết
    Kim loại Al dẫn điện tốt hơn kim loại

    Kim loại nhôm có độ dẫn điện tốt hơn kim loại:

    Hướng dẫn:

    Kim loại nhôm có độ dẫn điện tốt hơn kim loại Fe.

  • Câu 15: Nhận biết
    Sản xuất nhôm

    Nguyên liệu sản xuất nhôm là quặng:

    Hướng dẫn:

    Nguyên liệu sản xuất nhôm là quặng boxit

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (33%):
    2/3
  • Thông hiểu (33%):
    2/3
  • Vận dụng (33%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 227 lượt xem
Sắp xếp theo