Luyện tập Nhôm và hợp chất của nhôm

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 20 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 20 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Thông hiểu
    Cho NH3 dư tác dụng với AlCl3

    Thực hiện thí nghiệm sục khí NH3 tới dư vào dung dịch AlCl3 sau phản ứng có hiện tượng

    Hướng dẫn:

    Dẫn NH3vào dung dịch AlCl3 có phản ứng hóa học sau:

    AlCl3+ 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3 + 3NH4Cl

    Vì NH3 là bazo yếu nên không thể hòa tan được hidroxit Al(OH)3

    Sau phản ứng Có kết tủa keo trắng không tan.

  • Câu 2: Vận dụng
    Số thí nghiệm thu được kết tủa

    Thực hiện các thí nghiệm sau:

    a) Sục khí CO2 vào dung dịch KOH dư.

    b) Cho dung dịch AlCl3 cho vào dung dịch NaOH dư

    c) Cho dung dịch HCl vào dung dịch NaAlO2 dư.

    d) Sục khí CO2 vào dung dịch NaAlO2.

    e) Cho dung dịch NaHCO3 vào dung dịch Ba(OH)2.

    Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được kết tủa là

    Hướng dẫn:

    (a) CO2 + 2KOH dư → K2CO3 + H2O

    (b) Ban đầu xuất hiện kết tủa, sau đó kết tủa tan ngay lập tức do NaOH dư:

    AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3↓ + 3NaCl

    Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O

    (c) HCl + NaAlO2 dư + H2O → Al(OH)3↓ + NaCl

    => Kết tủa Al(OH)3

    (d) NaAlO2 + CO2 + 2H2O → Al(OH)3↓+ NaHCO3

    => Kết tủa Al(OH)3

    (e) 2NaHCO3 + Ba(OH)2 → Na2CO3 + BaCO3 ↓ + 2H2O

    => Kết tủa BaCO3

    Vậy có 3 thí nghiệm kết tủa sau phản ứng là: (c), (d), (e).

  • Câu 3: Nhận biết
    Chất có thể tác dụng với dung dịch axit và dung dịch kiềm

    Chất nào dưới đây vừa tác dụng với dung dịch axit HCl vừa tác dụng với dung dịch kiềm NaOH?

    Hướng dẫn:

    Al2O3 là oxit lưỡng tính nên có thể phản ứng được với cả axit và dung dịch kiềm.

    Phương trình phản ứng minh họa

    Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O

    Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O.

  • Câu 4: Nhận biết
    Dụng cụ bằng nhôm không dùng chứa bazơ

    Dụng cụ bằng vật liệu nào sau đây không nên dùng chứa dung dịch bazơ

    Gợi ý:

    Dụng cụ bằng vật liệu Al không nên dùng chứa dung dịch bazơ

    Vì Al phản ứng được với dung dịch bazơ:

     2Al + 2KOH + 2H2O → 2KAlO2 + 3H2 

  • Câu 5: Thông hiểu
    Hỗn hợp chất rắn thu được sau khi nung

    Dẫn khí CO dư qua hỗn hợp nung nóng Al, Al2O3, MgO, FeO. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp rắn gồm

    Hướng dẫn:

     Khí CO chỉ khử được những kim loại đứng sau Al => khử FeO thành Fe

    FeO + CO → Fe + CO2

    Vậy sau phản ứng hỗn hợp kim loại gồm Al, Al2O3, MgO, Fe

  • Câu 6: Thông hiểu
    Thí nghiệm Al tác dụng HCl

    Tiến hành thí nghiệm cho mảnh nhôm vào dung dịch axit HCl. Nhỏ dung dịch NaOH vừa đủ vào dung dich thu được sau phản ứng, hiện tượng xảy ra là:

    Hướng dẫn:

     Cho lá nhôm vào dung dịch HCl có khí bay lên

    2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

    Dung dịch sau phản ứng thu được là AlCl3

    Nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3, có kết tủa keo trắng xuất hiện.

    3NaOH + AlCl3 → Al(OH)3 ↓ + 3NaCl.

  • Câu 7: Thông hiểu
    Chất lưỡng tính là

    Cho dãy các chất: Al, Al(OH)3, Al2O3, AlCl3. Số chất lưỡng tính trong dãy là

    Hướng dẫn:

     Số chất lưỡng tính là: Al(OH)3 và Al2O3

  • Câu 8: Vận dụng
    Áp dụng định luật bảo toàn electron tính khối lượng Al

    Cho m gam Al hòa tan vào dung dịch HNO3 loãng, thu được hỗn hợp gồm 2,688 lít khí NO2 và 1,792 lít khí NO duy nhất (đktc). Giá trị của m là:

    Hướng dẫn:

    nNO2 = 0,12 mol

    nNO = 0,08 mol

    Quá trình trao đổi electron

    Al0 → Al3+ + 3e

    N5+ + 1e → N4+

    N5+ + 3e → N2+

    Áp dụng định luật bảo toàn electron ta có

    3nAl = nNO2 + 3nNO

    nAl = (0,12 + 3.0,08) : 3 = 0,12 mol

    mAl = 0,12. 27 = 3,24 gam.

  • Câu 9: Thông hiểu
    Nhận biết Zn(NO3)2 và Al(NO3)3

    Để phân biệt Zn(NO3)2 và Al(NO3)3 người ta sử dụng hóa chất nào sau đây

    Hướng dẫn:

    Khi cho NH3 vào 2 dung dịch cả 2 dung dịch đều xuất hiện kết tủa hiđroxit, nhưng Zn(OH)2 tạo thành có khả năng tạo phức với NH3 nên kết tủa lại tan, còn với Al(OH)3 không tan trong NH3

    Phương trình phản ứng minh họa:

    Al(NO3)3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3 + 3 NH4NO3

    Zn(NO3)2 + 2NH3 + 2H2O → Zn(OH)2 + 2 NH4NO3

  • Câu 10: Vận dụng cao
    Tính hiệu suất phản ứng

    Trộn 0,25 mol bột Al với 0,15 mol bột Fe2O3 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí (giả sử chỉ có phản ứng khử Fe2O3 về Fe) thu được hỗn hợp rắn X. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH (dư) thu được dung dịch Y, m gam chất rắn khan Z và 0,15 mol H2. Hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm và giá trị của m lần lượt là

    Hướng dẫn:

    Al + NaOH + H2O ightarrow NaAlO2 + 3/2H2

    {\mathrm n}_{\mathrm{Al}\;\mathrm{dư}}\;=\;{{\mathrm n}_{\mathrm H}}_2\;:\frac32\;=\;0,15\;:\frac32\;=\;0,1\;\mathrm{mol}

    \Rightarrow\mathrm H\;=\frac{(0,25-0,1)}{0,25}.100\%\;=\;60\%\;

     2Al   +   Fe2O3   ightarrow    Al2O3   +    2Fe

    0,15 ightarrow   0,075   ightarrow   0,075   ightarrow   0,15

    \Rightarrow mZ = 160.(0,15 - 0,075) + 56.0,15 = 20,4 gam

  • Câu 11: Vận dụng
    Tính khối lượng Al

    Cho m gam Al phản ứng hoàn toàn với dung dịch HNO3 loãng (dư), sau phản ứng thu được 3,36 lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là:

    Hướng dẫn:

    nNO = 0,15 mol

    Quá trình trao đổi electron

    Al → Al3+ + 3e

    N5+ + 3e → N2+

    Áp dụng định luật bảo toàn electron

    3nAl = 3nNO => nAl = nNO = 0,15 mol

    => mAl = 0,15.27 = 4,05 gam.

  • Câu 12: Vận dụng
    Tính khối lượng kết tủa thu được

    Hòa tan 100 ml dung dịch KOH 3,5M vào 100 ml dung dịch AlCl3 1M thu được m gam kết tủa. Tính khối lượng kết tủa?

    Hướng dẫn:

    nKOH= 0,35 mol

    nAlCl3= 0,1 mol

    Phương trình phản ứng hóa học

    AlCl3 + 3KOH → Al(OH)3 + 3KCl (1)

    Xét tỉ lệ số mol ta có 0,1/1 < 0,35/3

    Sau phản ứng KOH dư

    Theo phương trình phản ứng (1) ta có:

    nKOH dư = 0,35 - 0,3 = 0,05 mol.

    nAl(OH)3 = nAlCl3 = 0,1 mol

    Vì dư kiềm nên Al(OH)3 tan 1 phần

    Al(OH)3 + KOH → KAlO2 + 2H2O (2)

    Theo phương trình (2)

    nKOH dư = nAl(OH)3 tan= 0,05 mol

    => nAl(OH)3 dư = 0,1 - 0,05 = 0,05 mol

    => mAl(OH)3 dư = 3,9 gam.

  • Câu 13: Vận dụng cao
    Tính giá trị x, y

    Cho từ từ dung dịch HCl 1M vào dung dịch chứa x mol NaOH và y mol NaAlO2. Số mol Al(OH)3 (n mol) tạo thành phụ thuộc vào thể tích HCl (V ml) được biểu diễn bằng đồ thị dưới đây:

    Giá trị của x và y lần lượt là

    Hướng dẫn:

     Dựa vào đồ thị ta có:

    - Khi V = 150 ml thì NaOH bị trung hòa hết 

    \Rightarrow nH+ = nOH

    \Rightarrow x = 0,15 mol

    - Khi V = 750 ml thì Al(OH)3 bị hòa tan một phần:

    nH+ = nOH- + nAlO2- + 3.(nAlO2- − nAl(OH)3

    \Rightarrow nH+ = nOH- + 4nAlO2- − 3nAl(OH)3

    \Rightarrow 0,75 = 0,15 + 4y - 3.0,2 

    \Rightarrow y = 0,3 mol

  • Câu 14: Vận dụng
    Tính khối lượng kim loại trong hỗn hợp ban đầu

    Cho 7,64 gam hợp kim Ba, Al vào nước dư chỉ thu được dung dịch chứa duy nhất một muối. Khối lượng Ba là

    Hướng dẫn:

    Phương trình phản ứng

    Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2

    Ba(OH)2 + 2Al + 2H2O → Ba(AlO2)2 + 3H2

    Một muối duy nhất là Ba(AlO2)2

    Ta có theo phương trình phản ứng nAl = 2nBa (1)

    Theo đề bài ta có:

    mAl + mBa = 7,64

    → 27.nAl + 137.nBa = 7,64 (2)

    Giải phương trình (1); (2) ta có

    nAl = 0,08 mol;

    nBa = 0,04 mol

    → mBa = 0,04.137 = 5,48 gam.

  • Câu 15: Nhận biết
    Kim loại bị thụ động trong HNO3 đặc nguội

    Kim loại nào sau đây không tan trong dung dịch HNO3 đặc, nguội:

    Hướng dẫn:

    Kim loại Fe, Cr, Al bị thụ động trong axit HNO3 đặc nguội, H2SO4 đặc nguội

    Vậy Al không tan trong dung dịch HNO3 đặc nguội.

  • Câu 16: Nhận biết
    Tính chất hóa học của Al

    Dung dịch nào sau đây tác dụng được với Al?

    Hướng dẫn:

    Phương trình phản ứng minh họa:

     2Al + 2KOH + 2H2O → 2KAlO2 + 3H2 

  • Câu 17: Thông hiểu
    Không dùng chậu nhôm để đựng nước vôi trong vì

    Tại sao người ta không dùng chậu nhôm để chứa nước vôi trong?

    Hướng dẫn:

    Nước vôi trong có công thức hóa học là Ca(OH)2

    Nhôm tác dụng được với Ca(OH)2

    Al + Ca(OH)2 + H2O → H2 + Ca(AlO2)2

    Vì vậy không dùng chậu nhôm để chứa nước vôi trong.

  • Câu 18: Nhận biết
    Điều chế Al trong công nghiệp

    Để điều chế kim loại Al trong công nghiệp, người ta sử dụng điện phân nóng chảy hợp chất:

    Hướng dẫn:

     Trong công nghiệp, Al được điều chế bằng cách điện phân nóng chảy nhôm oxit (Al2O3) với xúc tác criolit (Na3AlF6).

  • Câu 19: Vận dụng
    Tính khối lượng hỗn hợp ban đầu

    Cho m gam hỗn hợp Ca và Al vào nước dư sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,584 lít khí H2 (đktc) và 1,54 gam chất rắn không tan. Giá trị của m là

    Hướng dẫn:

    nH2 = 0,16 mol

    Chất rắn không tan chình là Al dư

    Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2

    x →                  x             → x

    Ca(OH)2 + 2Al + 2H2O → Ca(AlO2)2 + 3H2

    x                → 2x                            → 3x

    Theo phương trình phản ứng hóa học ta có:

    nH2 = 4x = 0,16 mol

    => x = 0,04 mol

    => m = mCa + mAl = 40.0,04 + 27.2.0,04 + 1,54 = 5,3 gam.

  • Câu 20: Nhận biết
    Al(OH)3 phản ứng được với dung dịch

    Dung dịch nào sau đây hòa tan được Al(OH)3

    Hướng dẫn:

    NaOH hòa tan được Al(OH)3 vì Al(OH)3 là hidroxit lưỡng tính

    Phương trình phản ứng minh họa:

    Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (30%):
    2/3
  • Thông hiểu (30%):
    2/3
  • Vận dụng (30%):
    2/3
  • Vận dụng cao (10%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 1 lượt xem
Sắp xếp theo