Luyện tập Peptit và protein (Tiếp)

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 20 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 20 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Vận dụng cao
    Tính giá trị m

    Đipeptit mạch hở X và tripeptit mạch hở Y đều được tạo nên từ một amino axit (no, mạch hở, trong phân từ chứa một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH). Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol Y, thu được tổng khối lượng CO2 và H2O bằng 27,45 gam. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X, sản phẩm thu được cho lội từ từ qua nước vôi trong dư, tạo ra m gam kết tủa. Giá trị của m là:

    Hướng dẫn:

    Tripeptit có dạng: C3nH6n-1N3O4

    C3H6n-1N3O4 + (4,5n − 2,25)O2 ightarrow 3nCO2 + (3n − 0,5)H2O + 1,5N2

    ⇒ mCO2 + mH2O = 44.0,05.3n + 18.0,05.(3n − 0,5) = 27,45
    ⇒ n = 3
    ⇒ Amino axit tạo ra Y có 3C
    ⇒ Đipeptit X có 6C
    Đốt 0,1 mol X ⇒ nCO2= 0,1.6 = 0,6 mol
    ⇒ mCaCO3 = 0,6.100 = 60 gam

  • Câu 2: Vận dụng
    Tính số mắt xích alanin trong protein X

    Khi thủy phân hoàn toàn 500 gam protein X thì thu được 178 gam alanin. Nếu phân tử khối của X là 50000 thì số mắt xích alanin trong phân tử X là

    Hướng dẫn:

     {\mathrm n}_{\mathrm X}\;=\;\frac{500}{50000}=\;0,01\;\mathrm{mol}

    {\mathrm n}_{\mathrm{alanin}}\;=\;\frac{178}{89}=2\;\mathrm{mol}

    \Rightarrow Số mắt xích alanin là

    \mathrm n\;=\;\frac{{\mathrm n}_{\mathrm{ala}}}{{\mathrm n}_{\mathrm x}}=\;\frac2{0,01}=\;200

  • Câu 3: Nhận biết
    Chọn phát biểu đúng

    Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau:

  • Câu 4: Vận dụng
    Tính giá trị m

    X là một hexapeptit cấu tạo từ một amino axit Y có dạng H2NCnH2nCOOH. Trong Y có tổng % khối lượng nguyên tố oxi và nitơ là 61,33%. Thủy phân hết m gam X trong môi trường axit thu được 30,3 gam pentapeptit; 19,8 gam đipeptit và 37,5 gam Y. Giá trị của m là.

    Hướng dẫn:

     Theo đề bài: %N + %O = 61,33%

    \Rightarrow\frac{14+16.2}{M_Y}\hspace{0.278em}=\hspace{0.278em}0,6133

    ⇒ MY = 75

    ⇒ Y là H2NCH2COOH (glyxin)

    Số mol mắt xích glyxin trong X là

    n_{glyxin}\hspace{0.278em}=\hspace{0.278em}\frac{30,3\hspace{0.278em}\times\hspace{0.278em}5}{75\;\times\;5-18\;\times\;4}\hspace{0.278em}=\hspace{0.278em}\frac{19,8\hspace{0.278em}.\times2}{75\times2\hspace{0.278em}-18\;}+\hspace{0.278em}\frac{37,5}{75}\hspace{0.278em}=1,3\hspace{0.278em}mol

    n-peptit có phân tử khối là 75n-18(n-1)

    \Rightarrow\;n_X\;=\;\frac{1,3}6\;\Rightarrow m\;=\frac{1,3}6\times\;(75\times6-18\times5)\;=\;78\;gam.

  • Câu 5: Thông hiểu
    Tính số peptit

    Brađikinin có tác dụng làm giảm huyết áp, đó là một nonapeptit có công thức là:

    Arg-Pro-Pro-Gly-Phe-Ser-Pro-Phe-Arg.

    Khi thủy phân không hoàn toàn peptit này thu được bao nhiêu tripeptit mà trong thành phần có chứa phenyl alanine (Phe)?

    Hướng dẫn:

    Khi thủy phân không hoàn toàn peptit trên thì thu được 5 peptit mà trong thành phần có phenylalanin (Phe) là: Pro-Gly-Phe, Gly-Phe-Ser, Phe-Ser-Pro, Ser-Pro-Phe, và Pro-Phe-Arg.

  • Câu 6: Nhận biết
    Mô tả hiện tượng không chính xác

    Mô tả hiện tượng nào dưới đây không chính xác?

    Hướng dẫn:
    • Đun nóng dung dịch lòng trắng trứng thấy hiện tượng đông tụ lại, tách ra khỏi dung dịch đúng vì lòng trắng trứng bị đông tụ trong môi trường axit.
    • Trộn lẫn lòng trắng trứng, dung dịch NaOH và một ít CuSO4 thấy xuất hiện màu đỏ gạch đặc trưng sai vì tạo phản ứng màu biure, xuất hiện phức chất màu tím.
    • Nhỏ vài giọt axit nitric đặc vào dung dịch lòng trắng trứng thấy kết tủa màu vàng đúng vì protein tác dụng với HNO3 tạo kết tủa vàng.
    • Đốt cháy một mẫu lòng trắng trứng thấy xuất hiện mùi khét như mùi tóc cháy đúng vì lòng trắng trứng và tóc đều là protein, khi đốt có mùi khét.
  • Câu 7: Vận dụng
    Tính thành phần phần trăm

    Thủy phân hoàn toàn 200 gam hỗn hợp gồm tơ tằm và lông cừu thu được 41,7 gam glyxin. Phần trăm khối lượng của glyxin trong tơ tằm và lông cừu tương ứng là 43,6% và 6,6%. Thành phần % khối lượng tương ứng của tơ tằm, lông cừu trong hỗn hợp ban đầu là:

    Hướng dẫn:

    Gọi mtơ tằm = x gam; mlông cừu = y gam

    ⇒ mhỗn hợp = x + y = 200 (gam)                   (1)

    mglyxin = 0,436x + 0,066y = 41,7 (gam)        (2)

    Từ (1) và (2) ta được: x = 50 (gam); y = 150(gam).

    ⇒ %mtơ tằm = (50/200) .100% = 25%

    ⇒ % mlông cừu = 100 – 25% = 75%

  • Câu 8: Vận dụng
    Tính giá trị m

    Thủy phân 101,17 gam một tetrapeptit mạch hở: Ala-Ala-Ala-Ala thu được hỗn hợp gồm 42,72 gam Ala; m gam Ala-Ala; 27,72 gam Ala-Ala-Ala. Giá trị của m là:

    Hướng dẫn:

     nAla = 42,72/89 = 0,48 mol;

    nAla-Ala-Ala = 27,72/231 = 0,12 mol

    n Ala-Ala-Ala-Ala = 101,17/302 = 0,335 mol;

    n Ala-Ala = a mol

    Ta có số mol gốc Ala trước và sau phản ứng bằng nhau nên:

    4.0,335 = 1. 0,48 + 2.a + 3. 0,12

    ⇒ a = 0,25 mol

    ⇒ m = 160. 0,25 = 40 gam.

  • Câu 9: Thông hiểu
    Tính phân tử khối.

    Một hemoglobin (hồng cầu của máu) chứa 0,4% Fe (mỗi phân tử hemoglobin chỉ chứa 1 nguyên tử Fe). Phân tử khối gần đúng của hemoglobin trên là

    Hướng dẫn:

     Mhemoglobin = 56 : 0,4% = 14000 đvC

  • Câu 10: Vận dụng
    Tính giá trị của m

    Thủy phân 21,9 gam Gly-Ala trong dung dịch NaOH dư thu được m gam muối. Giá trị của m là

    Hướng dẫn:

    MGly-Ala = 75 + 89 -18 = 146

    nGly-Ala = 21,9/146 = 0,15 mol

    m = mGly-Na + mAla-Na

    = 0,15.(97 + 111) = 31,2 gam

  • Câu 11: Nhận biết
    Giải thích hiện tượng xảy ra khi cho axit nitric đặc vào dung dịch abumin

    Khi nhỏ dung dịch axit nitric đặc vào dung dịch abumin, hiện tượng xảy ra và giải thích đúng là:

  • Câu 12: Thông hiểu
    Xác định cấu trúc peptit

    Thuỷ phân pentapeptit X thu được các đipeptit là Ala-Gly; Glu-Gly và tripeptit là Gly-Ala-Glu. Vậy cấu trúc của peptit X là:

    Hướng dẫn:

    X là pentapeptit nên X có 5 mắt xích.

    Thuỷ phân X thu được Ala-Gly và Gly-Ala-Glu 

    \Rightarrow X có đoạn mạch Ala-Gly-Ala-Glu 

    Thủy phân X thu được cả Glu-Gly

     \Rightarrow Peptit X là Ala-Gly-Ala-Glu-Gly.

  • Câu 13: Thông hiểu
    Loại peptit

    Cho một peptit X được tạo nên từ n gốc alanine có khối lượng phân tử là 373 đvC. Peptit X thuộc loại

    Gợi ý:

    Mpeptit = 89.n – 18.(n – 1) = 373.

  • Câu 14: Nhận biết
    Tìm phát biểu sai

    Phát biểu nào sau đây sai?

    Gợi ý:

    Trong phân tử đipeptit mạch hở có 1 liên kết peptit

  • Câu 15: Vận dụng cao
    Tìm giá trị gần m nhất

    Hỗn hợp X gồm các peptit mạch hở đều được tạo thành từ các amino axit có công thức dưới dạng  H2NCnHmCOOH. Đun nóng 4,63 gam X với dung dịch KOH dư, thu được dung dịch chứa 8,19 gam muối. Nếu đốt cháy hoàn toàn 4,63 gam X cần dùng 4,2 lít O2 ​(đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 ​ dư, sau phản ứng thu được m gam kết tủa và thấy dung dịch giảm 21,87 gam . Giá trị m gần nhất với giá trị nào?

    Hướng dẫn:

    Quy đổi hỗn hợp X gồm:

    C2H3ON: a mol; CH2: b mol; H2O: c mol

    X + KOH ightarrow C2H4O2NK + CH2 ​ + H2O

    BTKL của X:
    57a + 14b + 18c = 4,63                                   (1)
    Bảo toàn e đối với phương trình đốt cháy:
    9a + 6b = 4.0,1875                                          (2)
    BTKL muối:
    113a + 14b = 8,19                                            (3)

    Từ (1), (2), (3) ta có: a = 0,07 mol, b = 0,02 mol, c = 0,02 mol
    Sau khi đốt cháy :
    nCO2 = 2a + b = 0,16 mol
    nH2O = 1,5a + b+ c = 0,145 mol
    Khối lượng dung dịch giảm là 21,87 gam:
    mgiảm = mkết tủa – ( mCO2 + mH2O)
    ⇒ mkết tủa = 21,87 + (0,16.44 + 0,145.18) = 31,52 gam

  • Câu 16: Thông hiểu
    Tính số đipeptit tối đa tạo ra

    Số đipeptit tối đa có thể tạo ra từ một hỗn hợp gồm alanin và glyxin là

    Hướng dẫn:

    Từ glyxin và alanin có thể tạo ra các đipeptit là: Gly–Gly, Gly–Ala, Ala–Gly và Ala–Ala.

  • Câu 17: Thông hiểu
    Sản phẩm thu được sau phản ứng

    Đun nóng chất H2N-CH2-CONH-CH(CH3)-CONH-CH2-COOH trong dung dịch HCl (dư), sau khi các phản ứng kết thúc thu được sản phẩm là

    Hướng dẫn:

    H2N-CH2-CONH-CH(CH3)-CONH-CH2-COOH + 2H2O \xrightarrow{\mathrm H^+} 2H2NCH2COOH +

    H2NCH(CH3)COOH

    2H2NCH2COOH + HCl  → +NH3CH2COOHCl 

    H2NCH2COOH + HCl →  +NH3CH(CH3)COOHCl 

  • Câu 18: Nhận biết
    Phản ứng màu biure

    Peptit nào sau đây không có phản ứng màu biure?

    Gợi ý:

     Đipeptit chỉ có một liên kết peptit nên không có phản ứng màu biure.

  • Câu 19: Vận dụng
    Tính giá trị của m

    Đun nóng 14,6 gam Gly-Ala với lượng dư dung dịch HCl, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là

    Hướng dẫn:

    {\mathrm n}_{\mathrm{gly}-\mathrm{ala}}\;=\;\frac{14,6}{15+89-18}\;=\;0,1\;\mathrm{mol}

    Gly−Ala + H2O + 2HCl → ClH3NCH2COOH + ClH3NCH(CH3)COOH

    nGly−Ala = 0,1 mol \Rightarrow nH2O = 0,1 mol, nHCl = 0,2 mol

    Bảo toàn khối lượng:

    mmuối = mGly – Ala + mHCl + mH2O

    = 14,6 + 18.0,1 + 0,2.36,5 = 23,7 gam

  • Câu 20: Nhận biết
    Công thức tính số đồng phân peptit

    Số đồng phân cấu tạo của peptit có n mắt xích được tạo thành từ n amino axit khác nhau là

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (30%):
    2/3
  • Thông hiểu (30%):
    2/3
  • Vận dụng (30%):
    2/3
  • Vận dụng cao (10%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 12 lượt xem
Sắp xếp theo