Nhận xét nào sau đây đúng?
Tính acid của phenol mạnh hơn so với alcohol.
Nhận xét nào sau đây đúng?
Tính acid của phenol mạnh hơn so với alcohol.
Có bao nhiêu phản ứng xảy ra khi cho các chất C6H5OH; NaHCO3; NaOH; HCl tác dụng với nhau từng đôi một?
Các phản ứng xảy ra:
C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O
NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O
NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O
NaOH + HCl → NaCl + H2O
Cho các chất: C6H5OH (X); C6H5CH2OH (Y); HOC6H4OH (Z); C6H5CH2CH2OH (T). Các chất đồng đẳng của nhau là:
C6H5CH2OH (Y); C6H5CH2CH2OH (T) cùng thuộc dãy đồng đẳng của alcohol thơm.
Cho 23,6 gam hỗn hợp gồm CH3OH, C6H5OH tác dụng với dung dịch bromine dư, thì làm mất màu vừa hết 96 gam Br2. Nếu đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp trên thì thể tích CO2 thu được ở điều kiện tiêu chuẩn là
C6H5OH + 3Br2 → C6H2Br3OH + 3HBr
0,2 ← 0,6
nC6H5OH = 0,2 mol ⇒ mC6H5OH = 18,8 gam
Đốt hỗn hợp:
Bảo toàn C ta có:
nCO2 = 6nC6H5OH + nCH3OH
= 6.0,2 + 0,15 = 1,35 mol
⇒ VCO2 = 1,35.22,4 = 30,24 lít
Chỉ ra thứ tự tăng dần mức độ linh động của nguyên tử H trong nhóm -OH của các hợp chất sau: phenol, ethanol, nước.
Mức độ hút electron: C2H5 < H < C6H5
Nhóm OH càng liên kết với nhóm hút electron thì liên kết O-H càng trở nên phân cực hơn, làm cho nguyên tử H càng linh động hơn.
Độ linh động: C2H5OH < HOH < C6H5OH
Ứng dụng nào sau đây không phải của phenol:
Phenol không dùng để sản xuất formaldehyde và acetic acid.
Cho hỗn hợp gồm 0,4 mol phenol và 0,2 mol ethylene glycol tác dụng với lượng dư potassium thu được V lít H2 ở đktc.Giá trị của V là?
Phương trình phản ứng:
2C6H5OH + 2K → 2C6H5OK + H2
0,4 → 0,2
C2H4(OH)2 + 2K → C2H4(OK)2 + H2
0,2 → 0,2
⇒ V = (0,2 + 0,2).22,4 = 8,96 lít
Dung dịch X chứa NaOH 0,2 M và KOH 0,3M. Dung dịch Y là phenol 0,2 M. Muốn phản ứng hết lượng phenol có trong 0,2 lít dung dịch Y cần phải dùng dung dịch X có thể tích vừa đủ là:
Gọi thể tích của dung dịch X cần để phản ứng là V (l)
nC6H5OH = 0,2.0,2 = 0,04 mol
nOH- = 0,2V + 0,3V = 0,5V
C6H5OH + OH- → C6H5O- + H2O
0,04 → 0,04
⇒ 0,5V = 0,04
⇒ V = 0,08 l = 80ml
A là hợp chất hữu cơ CxHyOz được 0,1 mol A cho toàn bộ sản phẩm vào nước vôi thu được 30 gam kết tủa. Đun nóng dụng dịch thu được tiếp 20 gam kết tủa. A vừa tác dụng với Na và NaOH. Biết 1 mol A tác dụng hết với Na thu được 0,5 mol khí H2 và A tác dụng với dung dịch bromine theo tỉ lệ 1:3 .Tên gọi cả A là
n↓ = 0,3 mol
Gọi công thức của A là CxHyOz
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O
0,3 ← 0,3
2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2
a → a/2
Ca(HCO3)2 CaCO3 + CO2 + H2O
0,2 ← 0,2
Theo bài ra ta có: a/2 = 0,2 ⇒ a = 0,4 (mol)
⇒ nCO2 = 0,3 + 0,4 = 0,7 (mol)
⇒ 0,1x = 0,7 mol
⇒ x = 7
Theo giả thiết:
Vậy công thức phân tử của A là C7H8O
Mặt khác: A phản ứng với Br2 theo tỉ lệ mol 1:3 nên A có công thức cấu tạo:
(m-cresol)
Để nhận biết ba lọ mất nhãn: phenol, styrene, benzyl alcohol người ta dùng một thuốc thử duy nhất là:
Dùng nước bromine, chất nào làm mất màu dung dịch bromine ⇒ styrene; chất nào tạo kết tủa trắng với nước bromine ⇒ phenol; còn lại không hiện tượng gì là benzyl alcohol.
Cho 0,02 mol phenol tác dụng với lượng dư dung dịch hỗn hợp HNO3 đặc và H2SO4 đặc. Phát biểu nào dưới đây không đúng?
C6H5OH + 3HNO3 → C6H2(O2N)3OH + 3H2O
0,02 → 0,06 → 0,02
mpicric acid = 229.0,02 = 4,58 gam
Khối lượng picric acid hình thành bằng 4,58 gam.
Ảnh hưởng của nhóm OH đến nhân benzene được chứng minh bởi phản ứng nào?
Ảnh hưởng của nhóm -OH đến nhân benzene: Nhóm -OH đẩy electron vào vòng benzen làm cho mật độ điện tích âm tại vị trí o, p tăng, các tác nhân thế mang điện tích dương như Br+, NO2+ dễ tấn công vào o, p.
Chọn phản ứng với dung dịch Br2.
Tên gọi của hợp chất sau là
Nhóm thế -CH3 ở vị trí meta so với nhóm -OH nên có tên là m-cresol (hoặc 3- methylphenol).
Một chất hữu cơ A có công thức C7H8O2, biết 1 mol A tác dụng với 1 mol NaOH, 1 mol A tác dụng với Na dư thu được 1 mol H2. Biết A có chứa vòng benzene, vậy A là
Ta có:
Vậy A là HO-C6H4-CH2OH.
Để điều chế picric acid, người ta cho 23,5 gam phenol tác dụng với HNO3 đặc, H2SO4 đặc. Biết lượng acid HNO3 đã lấy dư 25% so với lượng cần thiết. Số mol HNO3 cần dùng và khối lượng picric acid tạo thành là:
nC6H5OH = 0,25 mol
C6H5OH + 3HNO3 C6H2(NO2)3OH + 3H2O
0,25 → 0,75 → 0,25
Ta có: lượng HNO3 đã lấy dư 25% so với lượng cần thiết nên
⇒ nHNO3 dùng = 0,75 + 25%.0,75 = 0,9375 mol
mpicric acid = 0,25.229 = 57,25 gam