Luyện tập Polime và vật liệu polime

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 20 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 20 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Vận dụng
    Tính số phát biểu sai

    Cho các phát biểu sau:

    (1) Thành phần chính của cao su thiên nhiên là poliisopren ở dạng đồng phân trans.

    (2) Nilon-6 có thể điều chế bằng phản ứng trùng hợp hoặc trùng ngưng.

    (3) Tơ visco, tơ xelulozơ axetat, tơ capron,... được gọi là tơ nhân tạo.

    (4) Polime dùng để sản xuất tơ phải có mạch cacbon không nhánh, xếp song song, không độc, có khả năng nhuộm màu, mềm dai.

    (5) Trùng hợp CH2=CH–COOCH3 thu được PVA.

    6) Các polime không nóng chảy mà bị phân hủy khi đun nóng gọi là chất nhiệt rắn.

    (7) Có thể dùng C để thay S nhằm tăng độ cứng của cao su.

    Số phát biểu sai là

    Hướng dẫn:

    (1) Sai. Thành phần chính của cao su thiên nhiên là poliisopren ở dạng đồng phân cis (dạng cis tạo độ gấp khúc làm cao su có tính đàn hồi).

    (2) Đúng. Nilon-6 có thể điều chế bằng phản ứng trùng hợp caprolactam hoặc trùng ngưng axit ε aminocaproic.

    (3) Đúng. Tơ visco, tơ xelulozơ axetat được gọi là tơ nhân tạo, tơ capron là tơ tổng hợp.

    (4) Đúng. Polime dùng để sản xuất tơ phải có mạch cacbon không nhánh, xếp song song, không độc, có khả năng nhuộm màu, mềm dai.

    (5) Sai. Trùng hợp CH3COOCH=CH2 thu được PVA .

    (6) Đúng. Các polime không nóng chảy mà bị phân hủy khi đun nóng gọi là chất nhiệt rắn.

    (7) Sai. Không thể dùng C để thay S nhằm tăng độ cứng của cao su do C không tạo được liên kết ngang.

  • Câu 2: Vận dụng cao
    Phản ứng nhiệt phân

    Nhiệt phân nhựa cây gutta peccha được một chất lỏng X chứa 88,23% C; 11,76% H. Cứ 0,34 g X phản ứng với dd Br2 dư cho 1,94 gam một chất lỏng nặng hơn nước và không tan trong nước. Biết X phản ứng với H2 dư được isopentan và khi trùng hợp X được polime có tính đàn hồi. CTCT của X là

    Hướng dẫn:

     

    Gọi công thức của X là CxHy ta có

    x:y = \frac{88,23}{122} : \frac{11,76}{1} = 7,3525;11,76 = 1:1,6 = 5:8 

    → CTĐGN: (C5H8)n

    MA = 2,43.28 = 68,04

    ⇒ 68n = 68

    ⇒ n = 1

    ⇒ A: C5H8.

    Lại có X phản ứng hới H2 dư được isopentan và trùng hợp ra cao su nên X là

    CH2=C(CH3)–CH=CH2.

  • Câu 3: Vận dụng
    Tính thể tích CH4 cần dùng

    Da nhân tạo (PVC) được điều chế từ khí thiên nhiên (CH4). Nếu hiệu suất của toàn bộ quá trình là 20% thì để điều chế 1 tấn PVC phải cần một thể tích metan là:

    Hướng dẫn:

    Sơ đồ quy trình điều chế PVC từ CH4:

    Sơ đồ:2CH4⟶ C2H2⟶ C2H3Cl ⟶ PVC
    Theo sơ đồ2.16    62,5 
    Theo đề bài (kg) x    1000 

     Khối lượng CH4 cần dùng là:

    \frac{2.16.1000}{62,5.20\%\hspace{0.278em}}=\hspace{0.278em}2560\hspace{0.278em}kg

     => nCH4 = 160 kmol => VCH4 = 3584 m3

  • Câu 4: Nhận biết
    Cấu trúc polime

    Trong các polime sau đây polime nào có dạng câu trúc phân nhánh?

    Hướng dẫn:

    + Phân nhánh: Amilopectin, glycogen,…

    + Không gian: Rezit (bakelit), cao su lưu hóa,..

    + Không phân nhánh (mạch thẳng): Tất cả các chất còn lại.

    => Polime có cấu trúc mạch phân nhánh:  amilopectin.

  • Câu 5: Nhận biết
    Tính chất của Polime

    Những polime thiên nhiên hoặc tổng hợp có thể kéo thành sợi dài và mảnh gọi là:

    Hướng dẫn:

    Những polime thiên nhiên hoặc tổng hợp không độc, có độ bền nhất định, có thể kéo thành sợi dài và mảnh, óng mượt gọi tơ.

  • Câu 6: Vận dụng
    Xác định hệ số polime hóa của PVC

    Phân tử khối trung bình của PVC là 800 000. Hệ số polime hoá của PVC là

    Hướng dẫn:

    Mắt xích của PVC là: -CH2-CHCl-

    => Mmắt xích = 62,5

    Ta có: Mpolime = n . Mmắt xích

    => Hệ số polime hóa của PVC là: 

    n=\frac{800\: 000}{62,5} =12\: 800

  • Câu 7: Thông hiểu
    Tính chất của cao su

    Tính chất nào dưới đây không phải là tính chất của cao su tự nhiên?

    Hướng dẫn:

    Cao su tự nhiên không tan trong nước, etanol nhưng tan trong xăng và benzen.

  • Câu 8: Nhận biết
    Phân loại Tơ

    Tơ visco không thuộc loại:

    Hướng dẫn:

    Tơ visco thuộc loại tơ bán tổng hợp (tơ nhân tạo), xuất phát từ xenlulozo. Hay còn gọi là tơ hóa học.

  • Câu 9: Thông hiểu
    Xác định tên chất

    Cho sơ đồ phản ứng sau:

    X → Y → Z → T → poli(vinyl axetat)

    X là chất nào dưới đây ?

    Hướng dẫn:

    Ta có sơ đồ hoàn chỉnh:

    C2H2 (X) → CH3CHO(Y) → CH3COOH (Z) → CH3COOC2H3 (T) 

  • Câu 10: Nhận biết
    Nguyên liệu điều chế tơ enang

    Tơ enang được tổng hợp từ nguyên liệu nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Tơ nilon - 7 (tơ Enang): được điều chế theo phản ứng trùng ngưng monome H2N-[CH2]6COOH có cấu trúc mạch thẳng (poli amit).

  • Câu 11: Thông hiểu
    Xác định tên chất khí

    Khi nhựa PVC cháy sinh ra nhiều khí độc, trong đó có khí X. Biết khí X tác dụng với dung dịch AgNO3, thu được kết tủa trắng. Công thức của khí X là:

    Hướng dẫn:

    Phương trình phản ứng xảy ra

    PVC + O2 → CO2 + H2O + HCl

    HCl + AgNO3 → AgCl + HNO3

    Vậy khí độc X là HCl.

  • Câu 12: Thông hiểu
    Phản ứng trùng ngưng

    Cặp chất nào sau đây không thể tham gia phản ứng trùng ngưng?

    Hướng dẫn:

    Muối tham gia phản ứng trùng ngưng, hai chất đó phải có những nhóm có khả năng phản ứng với nhau (và tách ra những phân tử nhỏ )

    Thí dụ: -COOH và NH2; -COOH và OH

    Phản ứng giữa buta-1,3-đien và stiren là phản ứng trùng hợp.

  • Câu 13: Thông hiểu
    Polime tham gia phản ứng cộng

    Polime nào sau đây có thể tham gia phản ứng cộng?

    Hướng dẫn:

    Polime có thể tham gia phản ứng cộng nếu trong phân tử có liên kết bội.

    Tơ visco là sản phẩm của phản ứng giữa xenlulozơ với CS2 và NaOH,

    Tơ clorin thu được khi clo hóa PVC

    Tơ lapsan là -(-CO-C6H4-CO-O-CH2-CH2-O)n-,

    Tơ enang là -(-NH-[CH2]6-CO-)n-.

    Vậy có thể thấy tơ lapsan -(-CO-C6H4-CO-O-CH2-CH2-O)n- có thể tham gia phản ứng cộng.

  • Câu 14: Thông hiểu
    Điều chế cao su buna-S

    Cao su buna – S được tạo thành bằng phản ứng:

    Hướng dẫn:

    Cao su buna-S được điều chế từ phản ứng đồng trùng hợp buta-1,3-đien và stiren:

    nCH2=CH-CH=CH2 + nCH2=CH-C6H5 → (-CH2-CH=CH-CH2-CH2-CH(C6H5)-)n.

  • Câu 15: Nhận biết
    Polime thuộc poliamit

    Cho các loại polime sau: tơ capron, tơ xenlulozo triaxetat, tơ nilon-6,6, tơ visco, tơ enang, tơ colirin. Số polime thuộc poliamit là

    Hướng dẫn:

    Polime thuộc poliamit là: tơ nilon-6 (tơ capron); tơ nilon-6,6; tơ nilon-7 (tơ enang).

  • Câu 16: Vận dụng
    Sắp xếp các chất trong quá trình điều chế cao su buna

    Hợp chất đầu và các hợp chất trung gian trong quá trình điều chế ra cao su Buna (1) là: etilen (2), metan (3), rượu etylic (4), đivinyl (5), axetilen (6). Sự sắp xếp các chất theo đúng thứ tự xảy ra trong quá trình điều chế là:

    Hướng dẫn:

    2{\mathrm{CH}}_4\;\xrightarrow[{\mathrm{làm}\;\mathrm{lạnh}\;\mathrm{nhanh}}]{1500^\circ\mathrm C}\;\mathrm{CH}\equiv\mathrm{CH}\;+\;3{\mathrm H}_2

    \mathrm{CH}\equiv\mathrm{CH}\hspace{0.278em}+\;{\mathrm H}_2\hspace{0.278em}\xrightarrow{\mathrm{Pd},\;{\mathrm{PbCO}}_3}\hspace{0.278em}\hspace{0.278em}{\mathrm{CH}}_2={\mathrm{CH}}_2

    CH2=CH2 + H2O \xrightarrow{\mathrm H^+,\;\mathrm t^\circ} C2H5OH

    2C2H5OH \xrightarrow{\mathrm{ZnO},\;\mathrm{MgO},\;400^\circ\mathrm C} CH2=CH-CH=CH2 + 2H2O + H2

    nCH2=CH-CH=CH2 \xrightarrow{Na,\;t^\circ,\;p} (CH2-CH=CH-CH2)n

  • Câu 17: Nhận biết
    Điều chế polime từ phản ứng trùng hợp

    Cho các polime sau: tơ nilon-6, tơ clorin, tơ Lapsan, tơ nilon-7, tơ Nitron, tơ axetat. Số polime được điều chế từ phản ứng trùng hợp là

    Hướng dẫn:

    tơ nilon-6: cả trùng hợp và trùng ngưng

    tơ clorin: PVC + Cl2

    tơ Lapsan: trùng ngưng

    tơ nilon-7: trùng ngưng

    tơ Nitron: trùng hợp

    tơ axetat: Phản ứng xelulozơ + (CH3CO)2O

    => Polime được điều chế từ phản ứng trùng hợp là: tơ nilon-6, tơ Nitron.

  • Câu 18: Vận dụng
    Tính khối lượng cao su buna

    Tinh bột theo sơ đồ sau:

    Tinh bột → Glucozơ → Ancol etylic → Buta-1,3-đien → Caosu buna

    Từ 10 tấn khoai chứa 80% tinh bột điều chế được bao nhiêu tấn caosu buna? (Biết hiệu suất của cả quá trình là 60%).

    Hướng dẫn:

    Ta thấy, trong cả quá trình, nC4H6 thu được sẽ bằng ntinh bột tham gia

    Với H = 0,6 là: nC4H6 = ntinh bột . 0,6

    ⇒ mpolime = 10 . 0,8162 . 0,6 . 54 = 1,6 tấn.

  • Câu 19: Vận dụng cao
    Tỉ lệ mắt xích

    Đốt cháy hoàn toàn 1 lượng cao su buna-N với lượng không khí vừa đủ, thấy tạo 1 hỗn hợp khí ở nhiệt độ trên 127^{\circ}C mà CO2 chiếm 14,1% về thể tích. Tỉ lệ số mắt xích butađien và vinyl xyanua trong polime này là (biết không khí chiếm 20% O2 và 80% N2 về thể tích)

    Hướng dẫn:

     Gọi số mắt xích butadiene là a, số mắt xích vinyl xyanua là b.

    (C4H6)a.(C3H3N)b + (11a/2+25b/4)O2 \overset{t^{\circ} }{ightarrow} (4a + 3b)CO2 + (3a + 13/2b).H2O + 0,5bN2

    Theo bảo toàn oxi: 2nO2 = 2nCO2 + nH2O \Rightarrow n_{O2} = \frac{2.(4a + 3b) + 1.(3a + 1,5b)}{2} = 5,5a + 3,75b (mol)

    ⇒ VN2 không khí = 4.(5,5a + 3,75b) = 22a + 15b

    ⇒ nN2 = 22a + 15b + 0,5b = 22a + 15,5b mol.

    \Rightarrow V_{CO2} = \frac{4a+3b}{(4a+3b)+(3a+1,5b)+(22a+15,5b)} .100

    = 14,1%

    ⇒ a = 2b ⇒ a/b = 2/1.

  • Câu 20: Vận dụng
    Xác định hệ số trùng hợp

    Hệ số trùng hợp của loại polietilen có khối lượng phân tử là 4984 đvC và của polisaccarit (C6H10O5)n có khối lượng phân tử 16200 đvC lần lượt là:

    Hướng dẫn:

    Hệ số trùng hợp của polietilen (C2H4)n  có khối lượng phân tử là 4984 đvC là

    n= 4984 : 28 = 178 

    Hệ số trùng hợp của polisaccarit (C6H10O5)n có khối lượng phân tử 16200 đvC.

    M Polisaccarit = 162n = 162000 => n = 100

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (30%):
    2/3
  • Thông hiểu (30%):
    2/3
  • Vận dụng (30%):
    2/3
  • Vận dụng cao (10%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 6 lượt xem
Sắp xếp theo