Luyện tập Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 20 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 20 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Tìm nhận định sai

    Nhận định nào sau đây không đúng?

    Hướng dẫn:

     Saccarozơ không tham gia phản ứng tráng bạc.

  • Câu 2: Vận dụng cao
    Tính khối lượng tinh bột lên men

    Cho m gam tinh bột lên men thành ancol etylic với hiệu suất 81%. Toàn bộ lượng CO2 sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dich Ca(OH)2, thu được 550 gam kết tủa và dung dịch R. Đun kĩ dung dịch R thu thêm được 75 gam kết tủa. Giá trị của m là

    Hướng dẫn:

    nkết tủa = nCaCO3 = 550 : 100 = 5,5 mol

    Sơ đồ phương trình phản ứng

    (C6H10O5)n → nC6H12O6 → 2nCO2

    Phương trình phản ứng hóa học

    Đun kĩ dung dịch R thu thêm kết tủa nữa thì trong dung dịch có muối Ca(HCO3)2

    n kết tủa sau = 75 : 100 = 0,75 mol

    CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O (1)

    2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2 (2)

    Ca(HCO3)2 → CaCO3↓ + CO2↑ + H2O (3)

    Theo phương trình phản ứng (1) và (2) ta có:

    nCO2 = nCaCO3 (1) + 2 nCaCO3 (3) = 5,5 + 2.0,75 = 7 mol

    ntinh bột = 1/2. nCO2 = 3,5 mol => m tinh bột = 3,5 . 162 = 567 gam

    Hiệu suất 81% nên ta có:

    ⇒ m = 567 : 81% = 700 g

  • Câu 3: Vận dụng cao
    Tính khối lượng Ag thu được

    Đốt cháy hoàn toàn mẩu saccarozo có lẫn một lượng nhỏ glucozo. Toàn bộ sản phẩm cháy sinh ra cho tác dụng với 0,6 mol dung dịch Ba(OH)2, thu được 0,3 mol kết tủa. Đun nóng dung dịch sau phản ứng lại thu thêm kết tủa. Nếu cũng mẫu vật trên ta đem thủy phân trong môi trường axit, sau đó trung hòa dung dịch rồi cho tác dụng với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nhẹ đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam Ag. Giá trị của m là

    Hướng dẫn:

    Theo đề bài ta có:

    nBa(OH)2 = 0,6 mol

    nBaCO3 = 0,3 mol

    Đun nóng dung dịch lại thu được kết tủa nên dung dịch có chứa muối Ba(HCO3)2

    Áp dụng bảo toàn nguyên tố Ba ta có:

    nBa(HCO3)2 = nBa(OH)2 − nBaCO3 = 0,6 – 0,3 = 0,3 mol

    Áp dụng bảo toàn nguyên tố C ta có:

    nCO2 = nBaCO3 + 2nBa(HCO3)2 = 0,3 + 2.0,3 = 0,9 mol

    Thủy phân trong môi trường axit, sau đó trung hòa dung dịch rồi cho tác dụng với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3 cho sản phẩm tráng bạc

    Bảo toàn nguyên tố C ta có:

    nC6H12O6 = nCO2: 6 = 0,9: 6 = 0,15 mol

    nAg = 2.nC6H12O6 = 0,3 mol

    => mAg = 0,3.108 = 32,4 gam

  • Câu 4: Nhận biết
    Tìm nhận xét sai

    Nhận xét nào sau đây không đúng?

    Hướng dẫn:

     Ở điều kiện thường, tristearin là chất rắn. 

  • Câu 5: Nhận biết
    Quá trình tạo ra tinh bột

    Polime thiên nhiên X được sinh ra trong quá trình quang hợp của cây xanh. Ở nhiệt độ thường, X tạo với dung dịch iot hợp chất có màu xanh tím. Polime X là

    Gợi ý:

    Quá trình quang hợp:

    6nCO2 + 5nH2O \overset{diệp lục,\:  t^{o},\:  asmt}{ightarrow} (C6H10O5)n (tinh bột) + 6nCO2

  • Câu 6: Thông hiểu
    Tìm phát biểu đúng

    Cho các phát biểu sau:

    (1) Fructozơ và glucozơ đều có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc;

    (2) Saccarozơ và tinh bột đều không bị thủy phân khi có axit H2SO4 (loãng) làm xúc tác;

    (3) Tinh bột được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp;

    (4) Xenlulozơ và saccarozơ đều thuộc loại disaccarit;

    Phát biểu đúng là

    Hướng dẫn:

    (1) đúng

    (2) sai do cả 2 chất đều bị thủy phân trong môi trường axit

    (3) đúng

    (4) sai do xenlulozo là polisaccarit.

  • Câu 7: Thông hiểu
    Chất được dùng để sản xuất ruột phích

    Người ta cho dung dịch AgNO3 trong NH3 tác dụng với chất nào sau đây để sản xuất gương soi và ruột phích nước trong công nghiệp.

    Hướng dẫn:

    Andehit fomic và glucozo có tham gia phản ứng tráng bạc, saccarozo không phản ứng và axetilen tạo kết tủa vàng.

    Do andehit là chất độc, có hại cho sức khỏe nên trong công nghiệp người ta dùng glucozo để tráng bạc, rẻ và an toàn.

  • Câu 8: Nhận biết
    Số nguyên tử oxi trong saccarozơ

    Số nguyên tử oxi trong phân tử saccarozơ là

    Hướng dẫn:

     Công thức phân tử của saccarozơ là C12H22O11

  • Câu 9: Vận dụng
    Tính khối lượng tinh bột

    Cho m g tinh bột lên men để sản xuất ancol etylic. Toàn bộ CO2 sinh ra cho vào dung dịch Ca(OH)2 lấy dư được 800 gam kết tủa. Hiệu suất mỗi giai đoạn lên men là 80%. Giá trị của m là:

    Hướng dẫn:

    Bảo toàn nguyên tố:

    nCO2 = nCaCO3 = n↓= 8 (mol)

    Sơ đồ phản ứng

    (C6H10O5)n→ C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2

    ntinhbột(Lí thuyết)= \frac{1}{2}nCO2= 4 (mol)

    ntinh bột = nglucozo = 4 mol

    Hiệu suất mỗi giai đoạn lên men là 80% nên ta có: 

    Áp dụng công thức:

    H\%=\frac{m_{thực\;tế}.100\%}{m_{lý\;thuyết}}

    =>mlý thuyết= mthực tế : H%= 4.162:(80%.80%) = 1012,5 g

  • Câu 10: Vận dụng
    Tính khối lượng Ag thu được

    Hỗn hợp gồm 36 gam glucozơ và 18 gam fructozơ, cho phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được a gam Ag. Giá trị của a là

    Hướng dẫn:

     nglucozơ = 36: 180 = 0,2 mol

    nfructozơ = 18: 180 = 0,1 mol

    Cứ 1 mol glucozơ hay 1 mol fructozơ phản ứng cho 2 mol Ag

    Vậy nAg = 0,2. 2 + 0,1. 2 = 0,6 mol

    => mAg = 0,6. 108 = 64,8 gam

  • Câu 11: Thông hiểu
    Số chất tham gia phản ứng tráng gương là

    Cho các chất: metyl fomat, anđehit axetic, saccarozơ, axit fomic, glucozơ, axetilen, etilen. Số chất cho phản ứng tráng bạc là

    Hướng dẫn:

    Có 4 dung dịch có khả năng tráng gương là: glucozơ, anđehit axetic, axit fomic, metyl fomat

  • Câu 12: Nhận biết
    Chất thuộc Đisaccarit

    Chất nào sau đây là đisaccarit?

    Hướng dẫn:

    Monosaccarit: glucozơ và fructozơ (C6H12O6)

    Đisaccarit: saccarozơ và mantozo C12H22O11.

    Polisaccarit: tinh bột và xenlulozo (C6H10O5)n

  • Câu 13: Vận dụng
    Xác định khối lượng Ancol etylic

    Khi lên men 1 tấn ngô chứa 70% tinh bột thì khối lượng ancol etylic thu được là bao nhiêu? Biết hiệu suất phản ứng lên men đạt 85%.

    Hướng dẫn:

    Sơ đồ phản ứng:

    (C6H10O5)n → nC6H12O6 → 2nC2H5OH

    Ta có: mtinh bột = 1000. 70% = 700 (kg)

    mancol etylic (phương trình) = \frac{700.2n.46}{162n} = 397,53 (kg)

    Do hiệu suất quá trình là 85% nên khối lượng ancol thực tế thu được là:

    mthực tế = mancol (phương trình).85% = 337,9 (kg)

  • Câu 14: Vận dụng
    Chọn phát biểu đúng

    Cho các phát biểu sau:

    (a) Trong công nghiệp, glucozơ được dùng để tráng ruột phích.

    (b) Trong môi trường axit, glucozơ và fructozơ có thể chuyển hoá lẫn nhau.

    (c) Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3.

    (d) Trong dung dịch, glucozơ đều hoà tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dung dịch màu xanh lam.

    (e) Tinh bột là đồng phân của xenlulozơ.

    (g) Xenlulozơ trinitrat được dùng làm thuốc súng không khói.

    Số phát biểu đúng là

    Hướng dẫn:

    (b) Sai vì trong môi trường axit, glucozơ và fructozơ không thể chuyển hoá lẫn nhau, chúng chỉ chuyển hóa lẫn nhau trong môi trường bazơ

    (c) Sai vì glucozơ và fructozơ đều có phản ứng tráng gương nên không phân biệt được.

    (e) Sai, tinh bột và xenlulozo có cùng công thức chung (C6H10O5)n nhưng hệ số n khác nhau nên không phải là đồng phân của nhau.

  • Câu 15: Vận dụng
    Xác định công thức thuộc loại cacbohidrat

    Đốt cháy hoàn toàn 8,1 gam một cacbohidrat X thu được 6,72 lít khí CO2 (đktc) và 4,5 gam nước. Tìm công thức đơn giản nhất của X và X thuộc loại cacbohidrat nào đã học.

    Hướng dẫn:

     Ta có:

    nCO2 = 0,3 mol => nC = 0,3 mol => mC = 0,3.12 = 3,6 gam

    nH2O = 0,25 mol => nH = 0,25.2 = 0,5 => mH = 0,5.1 = 0,5 gam

    mO = 8,1 - (3,6 + 0,5) = 4 gam

    Lập tỉ lệ:x:y:z = \frac{{3,6}}{{12}}:\frac{{0,5}}{1}:\frac{4}{{16}} = 0,3:0,5:0,25 = 1,2:2:1 = 6:10:5

    Vậy công thức hóa học đơn giản nhất cần tìm là C6H10O5.

  • Câu 16: Vận dụng
    Tính khối lượng Ag thu được

    Thủy phân hỗn hợp gồm 0,04 mol saccarozơ và 0,02 mol mantozơ một thời gian thu được dung dịch X (hiệu suất phản ứng thủy phân mỗi chất đều là 75%). Khi cho toàn bộ X tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì lượng Ag thu được là :

    Hướng dẫn:

    Hiệu suất phản ứng thủy phân là 75% nên tổng số mol mantozơ và saccarozơ tham gia phản ứng thủy phân là

    n = (0,04 + 0,02).75% = 0,045 mol.

    Số mol của mantozơ dư sau phản ứng thủy phân là

    nmantozo dư = 0,02.25% = 0,005 mol.

    Sơ đồ phản ứng:

    C12H22O11 → 2C6H12O6 → 4Ag (1)

    0,045                          → 0,18 mol

    C12H22O11 (mantozơ dư) → 2Ag (2)

    0,005                                 → 0,01

    Saccarozơ dư không tham gia phản ứng tráng gương.

    Từ sơ đồ phương trình (1) và (2) suy ra tổng số mol Ag tạo ra là

    nAg = 0,18 + 0,01 = 0,19 mol.

  • Câu 17: Nhận biết
    Chất bị thủy phân trong môi trường axit là

    Chất nào sau đây bị thủy phân khi đun nóng trong môi trường axit?

    Hướng dẫn:

     Xenlulozơ thủy phân trong môi trường axit tạo glucozơ 

  • Câu 18: Thông hiểu
    Chất tham gia phản ứng thủy phân

    Dãy các chất đều tham gia phản ứng thủy phân là:

    Hướng dẫn:

    Fructozơ, glixerol, glucozơ  không tham gia phản ứng thủy phân.

  • Câu 19: Thông hiểu
    Dãy chất tham gia phản ứng thủy phân trong dung dịch axit

    Dãy các chất đều có khả năng tham gia phản ứng thủy phân trong dung dịch H2SO4 đun nóng là:

    Hướng dẫn:

     Các đisaccarit và polisaccarit có phản ứng thủy phân.

  • Câu 20: Thông hiểu
    Xác định chất tham gia chuỗi phản ứng

    Cho sơ đồ chuyển hóa sau: Tinh bột→ X→ Y→ axit axetic. X và Y lần lượt là:

    Hướng dẫn:

    Tinh bột → C6H12O6 (X) → C2H5OH(Y) → Axit axetic (CH3COOH)

    Phương trình hóa học:

    (1) (C6H10O5)n + nH2O \overset{H^{+} , t^{o} }{ightarrow} nC6H12O6

    (2)C6H12O6 \overset{lên\:  men}{ightarrow}2C2H5OH + 2CO2

    (3) C2H5OH + O2\overset{men\:  giấm}{ightarrow}CH3COOH + H2O

    Vậy X là glucozơ, Y là ancol etylic.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (30%):
    2/3
  • Thông hiểu (30%):
    2/3
  • Vận dụng (30%):
    2/3
  • Vận dụng cao (10%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 9 lượt xem
Sắp xếp theo