Luyện tập Sắt

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 15 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 15 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Thông hiểu
    Số thí nghiệm tạo ra muối Fe(II)

    Thực hiện các thí nghiệm sau:

    (1) Đốt dây sắt trong bình khí clo dư

    (2) Cho Fe vào dung dịch HNO3 đặc, nguội

    (3) Cho Fe vào dung dịch CuSO4

    (4) Cho Fe vào dung dịch HCl loãng, dư

    (5) Cho Fe vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng

    Số thí nghiệm tạo ra muối Fe (II) là:

    Hướng dẫn:

     Thí nghiệm tạo ra muối Fe(II) là:

    (3) Cho Fe vào dung dịch CuSO4

    Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

    (4) Cho Fe vào dung dịch HCl loãng, dư

    Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

  • Câu 2: Nhận biết
    Tính chất vật lí của Fe

    Sắt có tính chất vật lí nào dưới đây:

    Hướng dẫn:

    Sắt có tính chất vật lí là: Màu trắng xám, nặng, có ánh kim, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt

  • Câu 3: Nhận biết
    Fe không phản ứng với

    Kim loại Fe không phản ứng được với

    Hướng dẫn:

    Kim loại Fe không phản ứng được với H2SO4 đặc, nguội.

  • Câu 4: Thông hiểu
    Nhận biết Fe trong hỗn hợp Fe và Ag

    Để nhận biết sự có mặt của Fe trong hỗn hợp gồm Fe và Ag có thể dùng dung dịch nào

    Hướng dẫn:

    Để nhận biết sự có mặt của Fe trong hỗn hợp gồm Fe và Ag có thể dùng dung dịch nào H2SO4 đặc, nguội. Vì Fe không phản ứng H2SO4 đặc, nguội.

  • Câu 5: Thông hiểu
    Kim loại không đẩy được Fe ra khỏi dung dịch muối

    Kim loại nào dưới đây không đẩy được Fe ra khỏi dung dịch muối FeSO4

    Hướng dẫn:

    Kim loại Cu không đẩy được Fe ra khỏi dung dịch muối FeSO4

    Vì Cu đứng sau Fe trong dãy hoạt động hóa học tức là Cu yếu hơn Fe.

  • Câu 6: Thông hiểu
    Cặp kim loại nào phản ứng HCl ra khí H2

    Cặp kim loại nào dưới đây đều phản ứng với dung dịch HCl, giải phóng khí H2

    Hướng dẫn:

    Cặp kim loại Mg và Zn đều phản ứng với dung dịch HCl, giải phóng khí H2.

    Phương trình phản ứng minh họa

    Mg + HCl → MgCl2 + H2

    Zn + HCl → ZnCl2 + H2

  • Câu 7: Vận dụng
    Xác định công thức oxit sắt

    Một hợp chất có chứa 27,59% oxi về khối lượng, còn lại là Fe. Công thức của oxit sắt đó là:

    Hướng dẫn:

    Gọi công thức của oxit sắt đó là FexOy 

    Ta có theo đề bài:

    \frac{16.y}{56.x+16.y}.100\%=27,59\%

    \frac{16.y}{56.x+16.y}=0,2759\Leftrightarrow15,4504x=11,5856y

    \Rightarrow\;\frac xy=\frac34

    Vậy công thức của oxit sắt là Fe3O4

  • Câu 8: Thông hiểu
    Kim loại dùng làm sạch muối Fe(NO3)2 lẫn muối AgNO3

    Muối Fe(NO3)2 có lẫn ít muối AgNO3. Có thể dùng kim loại nào sau đây để làm sạch dung dịch Fe(NO3)2?

    Hướng dẫn:

     Để làm sạch muối Fe(NO3)2 có lẫn ít muối AgNOta sử dụng kim loại Fe.

    Vì Fe hoạt động mạnh hơn Ag sẽ đẩy Ag ra khỏi muối AgNO3 theo phản ứng

    Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag.

  • Câu 9: Vận dụng
    Xác định kim loại

    Cho 3,92 gam một kim loại chưa biết hóa trị tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 loãng, thu được 10,64 gam muối sunfat. Kim loại đã dùng là:

    Hướng dẫn:

    Gọi kim loại cần tìm chưa biết hóa trị là R có hóa trị n

    Phương trình hóa học tổng quát:

    2R + nH2SO4 → R2(SO4)n + nH2

    2.R                      2.R + 96n

    3,92                      10,64 (gam)

    Theo phương trình phản ứng ta có:

    3,92. (2R + 96n) = 2R.10,64 

    13,44R = 376,32n

    R = 28n

    Lập bảng biện luận ta có:

    n123
    R28 (loại)56 (Fe)84 (Loại)

    Vậy với n = 2 thì R = 56 thỏa mãn 

    Vậy kim loại cần tìm Fe

  • Câu 10: Vận dụng
    Khối lượng muối thu được

    Cho 5,4 gam hỗn hợp 2 kim loại Fe và Zn tác dụng hoàn toàn với 90 ml dung dịch HCl 2M. Khối lượng muối thu được là

    Hướng dẫn:

    Đổi 90 ml = 0,09 lít

    nHCl = 0,09.2 = 0,18 mol

    Phương trình phản ứng hóa học

    Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

    Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

    Dựa vào phương trình phản ứng ta có:

    nH2 = \frac12nHCl = 0,18 : 2 = 0,09 mol

    ⇒ mH2 = 0,09.2 = 0,18 gam

    Áp dụng bảo toàn khối lượng ta có:

    mhỗn hợp kim loại + mHCl = mmuối + mH2

    ⇒ mmuối = 5,4 + 0,18.36,5 - 0,18 = 11,79 gam.

  • Câu 11: Thông hiểu
    Hiện tượng đốt Fe trong bình chứa khí Cl2

    Cho dây sắt quấn hình lò xo (đã được nung nóng đỏ) vào trong bình chứa chứa khí clo, xảy ra hiện tượng là:

    Hướng dẫn:

    Sắt cháy trong clo tạo thành muối FeCl3 có màu nâu đỏ

    Phương trình phản ứng minh họa

    2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3 (nâu đỏ)

  • Câu 12: Vận dụng
    Phản ứng không tạo muối sắt (III)

    Phản ứng nào dưới đây không tạo ra muối sắt (III)?

    Hướng dẫn:

    Phản ứng không tạo muối sắt (III) là Fe tác dụng với HCl.

    Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

  • Câu 13: Vận dụng
    Hoàn thành sơ đồ phản ứng

    Tìm công thức hóa học của X, Y, Z, theo sơ đồ hóa học sau:

    Fe \xrightarrow[t^{\circ } ]{Cl_{2}  } X → Y → Z → Fe

    Hướng dẫn:

    Phương trình phản ứng

    2Fe + 3Cl2 \overset{t^{\circ } }{ightarrow} 2FeCl3 (X)

    FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 (Y)+ 3NaCl

    2Fe(OH)3 \overset{t^{\circ } }{ightarrow} Fe2O3 (Z) + 3H2O

    Fe2O3 + 3H2 \overset{t^{\circ } }{ightarrow} 3Fe + 3H2O

  • Câu 14: Thông hiểu
    Tách Fe ra khỏi hỗn hợp Al và Fe

    Để tách riêng Fe ra khỏi hỗn hợp gồm Al và Fe người ta sử dung dung dịch nào sau đây:

    Hướng dẫn:

    Hòa tan hỗn hợp 2 kim loại trên vào dung dịch NaOH dư, chỉ có Al phản ứng. Lọc dung dịch, thu được Fe.

    2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

  • Câu 15: Vận dụng
    Xác định kim loại

    Cho kim loại X tác dụng với dung dịch HCl loãng dư thu được dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được kết tủa Z màu trắng xanh sau một thời gian kết tủa chuyển sang màu nâu đỏ. Kim loại X là kim loại:

    Hướng dẫn:

    Phương trình phản ứng minh họa các thí nghiệm

    Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

    FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl

    2Fe(OH)2 + 1/2O2 + H2O → 2Fe(OH)3

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (13%):
    2/3
  • Thông hiểu (47%):
    2/3
  • Vận dụng (40%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 149 lượt xem
Sắp xếp theo