Luyện tập Silic và hợp chất của silic

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 15 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 15 điểm
  • Thời gian làm bài: 20 phút
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
20:00
  • Câu 1: Vận dụng
    Tính hàm lượng SiO2 trong cát

    Nung nóng 50 gam NaOH với 40 gam cát khô (chứa SiO2 và tạp chất trơ) đến khi phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan X vào nước dư thu được dung dịch Y và một phần cặn không tan. Hấp thụ 2,24 lít khí CO2 vào dung dich Y, thu được 5,85 gam kết tủa, hàm lượng SiO2 trong cát là

    Hướng dẫn:

    NaOH: 1,25 mol \overset{SiO_{2} }{ightarrow} X\overset{+ H_{2}O}{ightarrow}Y\left\{\begin{matrix} Na_{2}SiO_{3} \\ NaOH \end{matrix}ight.

    Y + 0,1 mol CO2 → H2SiO3 (0,075 mol)

    → nNaOH (dư) = 2(nCO2 - nH2SiO3) = 2.(0,1 - 0,075) = 0,05 mol 

    nSiO2 = (nNaOH bđ - nNaOH dư) : 2 = (1,25 - 0,05) : 2 = 0,6 mol 

    Vậy %SiO2 = (0,6.60) : 40 .100% = 90%.

  • Câu 2: Nhận biết
    Tính chất hóa học của Si

    Si tác dụng với chất nào sau đây ở nhiệt độ thường?

    Hướng dẫn:

    Si tác dụng được với F2 ở nhiệt độ thường.

    Si + 2F2 → SiF4

  • Câu 3: Nhận biết
    Tính chất hóa học của Si

    Trong phản ứng nào sau đây, Si có tính oxi hóa?

    Hướng dẫn:

    Trong phản ứng:

    2Mg + Si0 → Mg2Si-4

    thì số oxi hóa của Si giảm từ 0 xuống -4, do vậy Si đóng vai trò là chất oxi hóa.

  • Câu 4: Thông hiểu
    Thủy tinh lỏng

    "Thủy tinh lỏng" là

    Hướng dẫn:

    Dung dịch đậm đặc của Na2SiO3 và K2SiO3 được gọi thủy tinh lỏng.

  • Câu 5: Nhận biết
    Phản ứng nào sau đây không đúng

    Phản ứng nào sau đây là sai?

    Hướng dẫn:

     SiO2 không phản ứng với HCl.

  • Câu 6: Thông hiểu
    Tính chất của SiO2

    Người ta thường dùng cát (SiO2) làm khuôn đúc kim loại. Để làm sạch hoàn toàn những hạt cát bám trên bề mặt vật dụng làm bằng kim loại có thể dùng dung dịch nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Để làm sạch hoàn toàn những hạt cát bám trên bề mặt vật dụng làm bằng kim loại người ta dùng dung dịch HF vì HF có khả năng hòa tan cát (SiO2)

    Phương trình phản ứng:

    SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O.

  • Câu 7: Nhận biết
    Phản ứng nào không đúng

    Phản ứng nào sau đây không đúng?

    Hướng dẫn:

    Phản ứng "SiO2 + 2NaOH (loãng) → Na2SiO3 + H2O" không đúng vì SiO2 tan chậm trong dung dịch kiềm nóng, tan dễ trong kiềm nóng chảy, không tan trong kiềm loãng ở nhiệt độ thường.

  • Câu 8: Vận dụng cao
    Tính phần trăm khối lượng Si trong hỗn hợp

    Khi cho 14,9 gam hỗn hợp gồm Si, Zn và Fe tác dụng với dung dịch NaOH thu được 6,72 lít khí (đktc). Cũng lượng hỗn hợp đó khi tác dụng với dư dung dịch HCl sinh ra 4,48 lít khí (đktc). Xác định thành phần của Si trong hỗn hợp trên.

    Hướng dẫn:

    Gọi x, y, z lần lượt là số mol của Si, Zn, Fe ta có theo đầu bài

    28x + 65y + 56z = 14,9 (1)

    Khi cho hôn hợp tác dụng với NaOH thì Si và Zn có phản ứng

    Phương trình hóa học:

    Zn + 2NaOH → Na2ZnO2 + H2 ↑ (*)

    y                          → y

    Si + 2NaOH + H2O → Na2SiO3 + 2H2↑ (**)

    x                                             →2x

     

    Từ phương trình phản ứng (*) (**) ta có:

    2x + y = 0,3 (2)

    Khi cho hỗn hợp tác dụng với lượng dư dung dịch HCl.

    Phương trình hóa học:

    Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

    Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

    ⇒ y + z = 0,2 (3)

    Giải hệ phương trình (1), (2), (3) ta có:

    x = y = z = 0,1

    \hspace{0.278em}\%m_{Si}\hspace{0.278em}=\frac{\hspace{0.278em}0,1.28}{14,9\hspace{0.278em}}.100\%=\hspace{0.278em}18,79\%

  • Câu 9: Vận dụng
    Tính thành phần phần trăm về khối lượng

    Cho 25 gam hỗn hợp silic và than tác dụng với dung dịch NaOH đặc, dư, đun nóng thu được 11,2 lít khí H2 (đktc). Thành phần phần trăm khối lượng của Si trong hỗn hợp ban đầu là (biết hiệu suất phản ứng là 100%)

    Hướng dẫn:

    Cho hỗn hợp tác dụng với NaOH đặc, đun nóng:

    Si + 2NaOH + H2O  → Na2SiO3 + 2H2

    {\mathrm n}_{{\mathrm H}_2}\;=\;\frac12.{\mathrm n}_{{\mathrm H}_2}\;=\;0,25\;\mathrm{mol}

    \%{\mathrm m}_{\mathrm{Si}}\;=\frac{0,25.28}{25}\;.100\%=28\%

  • Câu 10: Thông hiểu
    Điều chế Silic trong phòng thí nghiệm

    Trong phòng thí nghiệm, Silic được điều chế bằng phương pháp nào?

    Hướng dẫn:

    Trong phòng thí nghiệm, Silic được điều chế bằng cách dùng chất khử mạnh như Mg, Al khử SiO2 ở nhiệt độ cao.

    SiO2 + 2Mg \overset{t^{o} }{ightarrow} 2MgO + Si

  • Câu 11: Nhận biết
    Khắc chữ trên thủy tinh

    Để khắc chữ trên thủy tinh, người ta dùng:

    Hướng dẫn:

    Thành phần chính của thủy tinh là SiO2 mà SiO2 tan được trong dung dịch axit HF.

    Vì vậy, để khắc chữ trên thủy tinh, người ta dùng dung dịch HF.

    SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O.

  • Câu 12: Thông hiểu
    Tính chất hóa học của SiO2

    Silic đioxit phản ứng được với tất cả các chất trong dãy sau đây?

    Hướng dẫn:

    Phương trình phản ứng minh họa

    SiO2 + 2NaOH \overset{t^{o} }{ightarrow} Na2SiO3 + H2O.

    SiO2 + 2Mg \overset{t^{o} }{ightarrow}  2MgO + Si.

    SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O.

  • Câu 13: Thông hiểu
    Số phản ứng Si thể hiện tính khử

    Cho các phản ứng sau ở điều kiện thích hợp:

    (1) Si + F2

    (2) Si + O2

    (3) Si + NaOH + H2O →

    (4) Si + Mg →

    (5) Si + HF + HNO3

    Số phản ứng Si thể hiện tính khử là

    Hướng dẫn:

    Si thể hiện tính khử khi tác dụng với phi kim, hợp chất dung dịch kiềm.

    Phản ứng (1), (2), (3), (5) Si có sự thay đổi số oxi hóa từ 0 lên + 4

    (1) Si0 + 2F2 → Si+4F4

    (2) Si0 + O2 → Si+4O2

    (3) Si0 + 2NaOH + H2O → Na2Si+4O3 + 2H2

    (5)  Si0 + 6HF + 4HNO3 → H2(Si+4F6) + 4NO2 + 4H2

  • Câu 14: Nhận biết
    Silic phản ứng được với tất cả chất nào

    Silic phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào dưới đây?

    Hướng dẫn:

    Phương trình phản ứng minh họa

    Si + O2 \overset{t^{o} }{ightarrow} SiO2

    Si + 2Mg \overset{t^{o} }{ightarrow} Mg2Si

    Si + 2NaOH + H2O \overset{t^{o} }{ightarrow} Na2SiO3 + 2H2

  • Câu 15: Vận dụng
    Tính khối lượng hỗn hợp Na2CO3 và Na2SiO3

    Cho m gam hỗn hợp Na2CO3 và Na2SiO3 vào lượng dư dung dịch HCl thu được 3,36 lít khí X và 3,9 gam kết tủa Y. Giá trị của m là

    Hướng dẫn:

    n khí = nCO2 = 3,36 : 22,4 = 0,15 mol

    n kết tủa = nH2SiO3 = 3,9 : 78 = 0,05 mol

    Phương trình phản ứng xảy ra

    Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 ↑ + H2O

    0,15                                      ← 0,15 (mol)

    nNa2CO3 = nCO2 = 0,15 mol

    Na2SiO3 + 2HCl → 2NaCl + H2SiO3 

    0,05             ←                       0,05 (mol)

    nH2SiO3 = nNa2SO3 = 0,05 mol 

    m = 106.0,15 + 122.0,05 = 22 gam.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (40%):
    2/3
  • Thông hiểu (33%):
    2/3
  • Vận dụng (20%):
    2/3
  • Vận dụng cao (7%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 151 lượt xem
Sắp xếp theo