Luyện tập Sự ăn mòn kim loại (Tiếp)

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 20 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 20 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Phương pháp chống ăn mòn

    Giữ cho bề mặt kim loại luôn luôn sạch, không có bùn đất bám vào là một biện pháp để bảo vệ kim loại không bị ăn mòn. Hãy cho biết như vậy là đã áp dụng phương pháp chống ăn mòn nào sau đây.

  • Câu 2: Nhận biết
    Sự ăn mòn kim loại

    Sự phá huỷ kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của các chất trong môi trường xung quanh gọi là

  • Câu 3: Nhận biết
    Phương pháp bảo vệ chân cột thu lôi

    Để chống ăn mòn cho các chân cột thu lôi bằng thép chôn dưới đất, người ta dùng phương pháp bảo vệ điện hóa. Trong thực tế, có thể dùng kim loại nào sau đây để làm điện cực bảo vệ?

    Hướng dẫn:

    Thép là hợp kim của sắt và cacbon và một số nguyên tố khác \Rightarrow Để bảo vệ chân cột thu lôi làm bằng thép cần dùng kim loại hoạt động hóa học mạnh hơn đóng vai trò cực âm và bị ăn mòn.

  • Câu 4: Nhận biết
    Sắt tây bị xước

    Sắt tây là hợp kim của thiếc và sắt, trong đó thiếc bao phủ bên ngoài thép. Khi bề mặt bị xước sâu, có thể quan sát được hiện tượng nào sau đây?

    Gợi ý:

     Tại vị trí xước, sắt và thiếc đóng vai trò là hai cực. Fe hoạt động hóa học mạnh hơn nên đón vai trò cực âm và bị ăn mòn

  • Câu 5: Thông hiểu
    Pin điện hóa có Fe bị ăn mòn nhanh nhất

    Ở điều kiện như nhau, Fe bị ăn mòn nhanh nhất trong pin điện hóa do 2 kim loại nào sau đây tạo thành?

    Hướng dẫn:

     Ở điều kiện như nhau, Fe bị ăn mòn nhanh nhất trong pin điện hóa do 2 kim loại Cu và Fe tạo thành:

    Vì trong hai kim loại thì kim loại mạnh hơn sẽ bị ăn mòn trước mà Fe có độ hoạt động mạnh hơn Cu.

  • Câu 6: Vận dụng
    Thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa

    Thực hiện các thí nghiệm sau:

    (1): Nối một thanh Zn với một thanh Fe rồi để trong không khí ẩm.

    (2): Thả một viên Fe vào dung dịch CuSO4

    (3): Thả một viên Fe vào dung dịch chứa đồng thời ZnSO4 và H2SO4 loãng.

    (4): Thả một viên Fe vào dung dịch H2SO4 loãng.

    (5): Thả một viên Fe vào dung dịch đồng thời CuSO4 và H2SO4 loãng.

    Trong các thí nghiệm trên những thí nghiệm Fe bị ăn mòn điện hoá học là:

    Hướng dẫn:

     Ăn mòn xảy ra ở các thí nghiệm:

    (1) Kẽm bị ăn mòn điện hóa học.

    (2) Fe bị ăn mòn điện hóa học vì Cu giải phóng ra bám trên bề mặt của Fe tạo thành vô số pin điện hoá:

           Anot (-): Fe ightarrow Fe2+ + 2e

          Catot (+): Cu2+ + 2e ightarrow Cu

    (3) Fe bị ăn mòn hóa học

            Fe + 2H+ ightarrow Fe2+ + H2

    (4) Fe bị ăn mòn hóa học

            Fe + 2H+ ightarrow Fe2+ + H2

    (5) Fe bị ăn mòn điện hóa học 

             Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu

    Cu bám trên bề mặt của Fe tạo thành vô số pin điện hoá

            Catot (-): Fe → Fe2+ + 2e

             Anot (+): Cu2+ + 2e → Cu

    Nếu Cu2+ hết: 2H+ + 2e → H2

  • Câu 7: Vận dụng
    Xác định điện cực dương của các pin điện hóa

    Có những pin điện hóa được ghép bởi các cặp oxi hóa - khử chuẩn sau:

    a) Ni2+/Ni và Zn2+/Zn

    b) Cu2+/Cu và Hg2+/Hg

    c) Mg2+/Mg và Pb2+/Pb

    Điện cực dương của các pin điện hóa là:

    Hướng dẫn:

     a) Ni2+/Ni và Zn2+/Zn \Rightarrow Zn + Ni2+ ightarrow Zn2+ + Ni

    Zn cực âm, Ni cực dương.

    b) Cu2+/Cu và Hg2+/Hg \Rightarrow Cu + Hg2+ ightarrow Cu2+ + Hg

    Cu cực âm, Hg cực dương.

    c) Mg2+/Mg và Pb2+/Pb \Rightarrow Mg + Pb2+ ightarrow Mg2+ + Pb

    Mg cực âm, Pb cực dương

    \Rightarrow Điện cực dương của các pin điện hóa là Ni, Hg, Pb

  • Câu 8: Vận dụng cao
    Tính phần trăm khối lượng của Fe trong hỗn hợp

    Cho 2,7 gam hỗn hợp bột X gồm Fe và Zn tác dụng với dung dịch CuSO4. Sau một thời gian, thu được dung dịch Y và 2,84 gam chất rắn Z. Cho toàn bộ Z vào dung dịch H2SO4 loãng dư, sau khi các phản ứng kết thúc thì khối lượng chất rắn giảm 0,28 gam và dung dịch thu được chỉ chứa một muối duy nhất. Phần trăm khối lượng của Fe trong X là

    Hướng dẫn:

    Zn (x) + CuSO4 → ZnSO4 + Cu (x mol)

    Fe (y) + CuSO4 → FeSO4 + Cu (y mol)

    ⇒ Δm = 8y – x = 0,14                                                 (1)

    Chất rắn Z pư với dung dịch H2SO4 thu được 1 muối duy nhất ⇒ Z gồm Fe dư và Cu

    mc/r giảm = mFe dư = 0,28 gam

    65x + 56y = 2,7 – 0,28 = 2,42 gam                             (2)

    Từ (1),(2) ⇒ x = y = 0,02 mol

    ⇒ %mFe = 51,85%

  • Câu 9: Thông hiểu
    Sự thay đổi khối lượng điện cực của pin điện hóa

    Một pin điện hoá có điện cực Zn nhúng trong dung dịch ZnSO4 và điện cực Cu nhúng trong dung dịch CuSO4. Sau một thời gian pin đó phóng điện thì khối lượng

    Hướng dẫn:

     Khi phóng điện xảy ra quá trình ăn mòn điện hóa.

    • Tại cực âm xảy ra quá trình oxi hóa:

            Zn ightarrow Zn2+ + 2e

    Zn tan ra nên khối lượng điện cực Zn giảm dần.

    • Tại điện cực dương xảy ra quá trình khử:

             Cu2+ +2e ightarrow Cu

    Cu bám vào điện cực đồng nên khối lượng điện cực tăng dần.

  • Câu 10: Vận dụng
    Tính khối lượng Mg đã phản ứng

    Nhúng một thanh Mg vào dung dịch có chứa 0,8 mol Fe(NO3)3 và 0,05 mol Cu(NO3)2. Sau một thời gian, lấy thanh kim loại ra, rửa sạch, cân lại thấy khối lượng tăng 11,6 gam so với thanh kim loại ban đầu. Khối lượng Mg đã phản ứng là:

    Hướng dẫn:

    Mg  + 2Fe3+ → Mg2+  + 2Fe2+

    0,4 \leftarrow 0,8       →            0,8

    Mg    +  Cu2+  →  Mg2+  +  Cu

    0,05 \leftarrow 0,05      →            0,05

     Mg  +  Fe2+  → Mg2+ + Fe

     x   \leftarrow   x          →            x

    ⇒ Δmtăng = 0,05.64 + 56x - 24.(0,45 + x) = 11,6 ⇒ x = 0,6 mol

    ⇒ mMg = 24.(0,6 + 0,45) = 25,2 gam

  • Câu 11: Vận dụng
    Các trường hợp sắt bị ăn mòn

    Cho các hợp kim sau: Cu-Fe (I); Zn-Fe (II); Fe-C (III); Sn-Fe (IV). Khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li thì số hợp kim mà trong đó Fe đều bị ăn mòn trước là:

    Hướng dẫn:

    Trong hợp kim Fe bị ăn mòn trước thì Fe phải có tính khử mạnh hơn

    Tính khử của các kim loại được sắp xếp theo chiều giảm dần: Zn > Fe > Sn > Cu

    \Rightarrow Hợp kim Cu-Fe (I) và Sn-Fe (IV) thì Fe bị ăn mòn trước

    Đối với cặp hợp kim Fe-C (III), anot là Fe, catot là C  \Rightarrow Fe bị ăn mòn

    Vậy có 3 cặp hợp kim mà Fe đều bị ăn mòn là I, III, IV.

  • Câu 12: Thông hiểu
    Xác định chất tan trong dung dịch

    Ngâm một lá Zn vào dung dịch HCl thấy bọt khí thoát ra ít và chậm. Nếu nhỏ thêm vài giọt dung dịch X thì thấy bọt khí thoát ra rất nhiều và nhanh. Chất tan trong dung dịch X là chất nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Khi cho dung dịch CuSO4 vào trong hỗn hợp Zn và HCl thì xảy ra thêm phản ứng:

    Zn + Cu2+ ightarrow Cu + Zn2+

    Phản ứng này tạo ra lớp đồng bám trên bề mặt kẽm làm xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa và vì vậy khiến kẽm bị ăn mòn mạnh hơn.

  • Câu 13: Vận dụng
    Tính số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa

    Có 4 dung dịch riêng biệt: (1) HCl; (2) CuCl2; (3) FeCl3; (d) HCl có lẫn CuCl2.

    Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Fe nguyên chất. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hóa là:

    Hướng dẫn:

     Điều kiện xảy ra ăn mòn điện hóa:

    • 2 điện cực khác nhau về bản chất (KL-KL; KL-PK,...)
    • 2 điện cực nối trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau bằng dây dẫn.
    • 2 điện cực cùng nhúng vào trong dung dịch chất điện li.

    Như vậy:

    HCl + Fe ightarrow ăn mòn hóa học

    CuCl2 + Fe ightarrow ăn mòn điện hóa

    FeCl3 + Fe ightarrow ăn mòn hóa học

    HCl có lẫn CuCl2 + Fe ightarrow ăn mòn điện hóa

  • Câu 14: Nhận biết
    Ăn mòn điện hóa

    Tại sao khi hòa tan Zn bằng dung dịch HCl, nếu thêm vài giọt muối Cu2+ thì quá trình hòa tan xảy ra nhanh hơn (khí thoát ra mạnh hơn)? 

    Gợi ý:

     Khi thêm vài giọt Cu2+ vào thì:

       Zn + Cu2+ → Cu + Zn2+

    Lúc này Zn và Cu dóng vai trò là 2 điện cực nhúng trong dung dịch HCl ⇒ xảy ra ăn mòn điện hóa nên Zn tan nhanh hơn, khí thoát ra mạnh hơn.

  • Câu 15: Vận dụng
    Xác định số trường hợp xảy ra điện hóa

    Có 6 dung dịch riêng biệt: Mg(NO3)2, Fe(NO3)3, AgNO3, Zn(NO3)2, KNO3. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Cu kim loại, số trường hợp xảy ra điện hóa là:

    Hướng dẫn:

    Cu + 2Fe(NO3)3 → Cu(NO3)2 + 2Fe(NO3)2
    \Rightarrow Không tạo thành 2 điện cực mới nên không xảy ra ăn mòn điện hóa
    Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag
    \Rightarrow Ag sinh ra bám vào thanh Cu, hình thành 2 điện cực cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li nên xảy ra quá trình ăn mòn điện hóa.

    Kim loại đồng không phản ứng với dung dịch Mg(NO3)2, Zn(NO3)2, KNO3

  • Câu 16: Thông hiểu
    Nguyên nhân quá trình hòa tan Zn xảy ra nhanh hơn

    Tại sao khi hòa tan Zn bằng dung dịch HCl, nếu thêm vài giọt muối Cu2+ thì quá trình hòa tan xảy ra nhanh hơn ( khí thoát ra mạnh hơn)?

    Hướng dẫn:

     Khi thêm vài giọt Cu2+ thì xảy ra phản ứng:

    Zn + Cu2+ ightarrow Cu + Zn2+

    Lúc này có 2 điện cực nhúng trong dung dịch HCl \Rightarrow Xảy ra ăn mòn điện hóa nên Zn tan nhanh hơn.

  • Câu 17: Thông hiểu
    Hạn chế sắt bị gỉ

    Sắt là kim loại rất dễ bị gỉ. Hàng năm, trên toàn thế giới có đến hàng triệu tấn thép biến thành sắt gỉ. Để hạn chế sự phá hủy này người ta thường sử dụng những biện pháp nào trong những biện pháp được đề ra dưới đây?

    1. Chế tạo hợp kim gang.

    2. Chế tạo hợp kim thép không gỉ.

    3. Phủ lên bề mặt sắt một kim loại bền như thiếc, kẽm.

    4. Phủ một lớp sơn chống gỉ lên bề mặt sắt.

    5. Bôi lên bề mặt một lớp dầu, mỡ.

    Hướng dẫn:

    Một số biện pháp hạn chế sự ăn mòn sắt:

    - Chế tạo hợp kim thép không gỉ.

    - Phủ lên bề mặt sắt một kim loại bền như thiếc, kẽm.

    - Phủ một lớp sơn chống gỉ lên bề mặt sắt.

    - Bôi lên bề mặt một lớp dầu, mỡ…

  • Câu 18: Vận dụng cao
    Tính số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa

    Tiến hành các thí nghiệm sau:

    (1) Ngâm lá đồng trong dung dịch AgNO3.

    (2) Ngâm lá kẽm trong dung dịch HCl loãng.

    (3) Ngâm lá nhôm trong dung dịch NaOH.

    (4) Ngâm lá sắt được cuốn dây đồng trong dung dịch HCl.

    (5) Để một vật bằng gang ngoài không khí ẩm.

    (6) Ngâm môt miếng đồng vào dung dịch Fe2(SO4)3.

    Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa là

    Hướng dẫn:

    (1) tạo pin điện Cu - Ag nhúng trong dung dịch điện li (AgNO3) \Rightarrow ăn mòn điện hóa.

    (2) chỉ có ăn mòn hóa học.

    (3) chỉ có ăn mòn hóa học.

    (4) cặp pin điện Fe - Cu nhúng trong dung dịch điện li (HCl) \Rightarrow ăn mòn điện hóa.

    (5) tạo pin điện Fe-C cùng nhúng trong dung dịch điện li (không khí ẩm) \Rightarrow ăn mòn điện hóa.

    (6) chỉ có ăn mòn hóa học.

    Vậy có 3 thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa.

  • Câu 19: Thông hiểu
    Thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa

    Tiến hành bốn thí nghiệm sau:

    Thí nghiệm 1: Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3;

    Thí nghiệm 2: Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4;

    Thí nghiệm 3: Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl3;

    Thí nghiệm 4: Cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi nhúng vào dung dịch. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là

    Hướng dẫn:

     Điều kiện để xảy ra ăn mòn điện hóa:

    Điều kiện 1: Có 2 cực (2 kim loại khác nhau hoặc 1 kim loại 1 phi kim)

    Điều kiện 2: 2 cực này phải tiếp xúc (trực tiếp hoặc gián tiếp)

    Điều kiện 3: Cùng được nhúng vào dung dịch chất điện ly

    \Rightarrow Thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa là 2 và 4.

  • Câu 20: Nhận biết
    Ăn mòn điện hóa

    Câu nào đúng trong các câu sau khi nói về ăn mòn điện hóa xảy ra:

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (30%):
    2/3
  • Thông hiểu (30%):
    2/3
  • Vận dụng (30%):
    2/3
  • Vận dụng cao (10%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 10 lượt xem
Sắp xếp theo