Công thức chung của oxit kim loại thuộc nhóm IA là
Kim loại kiềm có hóa trị I.
=> Công thức chung của oxit kim loại thuộc nhóm IA là: R2O
Công thức chung của oxit kim loại thuộc nhóm IA là
Kim loại kiềm có hóa trị I.
=> Công thức chung của oxit kim loại thuộc nhóm IA là: R2O
Dãy chất phản ứng được với nước ở nhiệt độ thường là
Fe, Al, Mg không phản ứng được với nước ở nhiệt độ thường.
Nhận định nào sau đây không đúng?
Câu không đúng là "Nguyên tử Ca bị khử khi Ca tác dụng với O2"
Giải thích:
Phương trình hóa học:
2Ca + O2 2CaO
=> Ca bị oxi hóa khi tác dụng với O2.
Cho 6,08 gam hỗn hợp NaOH và KOH tác dụng hết với dung dịch HCl tạo ra 8,30 gam hỗn hợp muối clorua. Số gam mỗi hidroxit trong hỗn hợp lần lượt là:
Gọi x, y lần lượt là số mol của NaOH và KOH.
40x + 56y = 6,08 (1)
Phương trình phản ứng
NaOH + HCl → NaCl + H2O
x → x (mol)
KOH + HCl → KCl + H2O
y → y (mol)
Theo phương trình phản ứng ta có:
58,5x + 74,5y = 8,30 (2)
Giải hệ phương trình (1) và (2 ta được
x = 0,04 mol
y = 0,08 mol
=> mNaOH = 0,04.40 = 1,6 (g)
=> mKOH = 0,08.56 = 4,48 (g)
Cho các chất rắn đựng trong các lọ mất nhãn CaO, MgO, Al2O3. Chỉ dùng một hóa chất nào sau đây có thể nhận biết được 3 chất trên?
Hòa tan lần lượt các mẫu vào nước, mẫu chất rắn nào tan là CaO.
Phương trình hóa học:
CaO + H2O → Ca(OH)2
Lấy Ca(OH)2 cho vào 2 chất rắn, chất nào tan ra là Al2O3 còn lại là MgO
Phương trình hóa học:
Ca(OH)2 + Al2O3+ H2O → Ca(AlO2)2 + 2H2O.
Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí SO2 (ở đktc) vào dung dịch chứa 22,4 gam KOH thu được dung dịch X. Khối lượng muối tan thu được trong dung dịch X là
Ta có:
nSO2 = 0,2 mol
nKOH = 0,4 mol
Xét tỉ lệ số mol của KOH và SO2
k = 2 => Phản ứng tạo 1 muối trung hòa.
Phương trình phản ứng xảy ra
SO2 + 2KOH → K2SO3 + H2O
0,2 0,4 → 0,2
Theo phương trình phản ứng ta có:
nSO2 = nK2SO3 = 0,2 mol
=> mK2SO3 = 158.0,2 = 31,6 gam.
Cho các chất sau: Na, Na2O, NaCl, NaHCO3, Na2CO3. Số chất có thể tạo ra NaOH trực tiếp từ một phản ứng là:
Các chất đó là: Na2O; NaCl; Na2CO3, NaHCO3, Na
Na + H2O → NaOH + H2
Na2O + H2O → NaOH
2NaCl + 2H2O 2NaOH + H2 + Cl2
Na2CO3 + Ba(OH)2 → 2NaOH + BaCO3↓
NaHCO3 + Ba(OH)2 → BaCO3↓ + NaOH + H2O
Vậy cả 5 chất đều có thể điều chế trực tiếp ra NaOH bằng một phản ứng.
Nhận định nào sau đây là đúng?
+ Bari là nguyên tố có tính khử mạnh nhất trong dãy kim loại kiềm thổ => Sai vì Đi từ đầu nhóm IIA đến cuối nhóm theo chiều tăng dần điện tính hạt nhân tính kim loại (tính khử) tăng dần => Kim loại mạnh nhất là Ra; yếu nhất là Be.
+ Tất cả các kim loại kiềm thổ đều tan trong nước ở nhiệt độ thường => Sai vì Mg và Be không phản ứng với nước ở điều kiện thường..
+ Kim loại kiềm thổ có tính khử mạnh hơn kim loại kiềm => Sai vì Nhóm Kim loại kiềm có tính khử mạnh nhất.
+ Tính khử của các kim loại kiềm thổ tăng dần từ Be đến Ba => Đúng
Phản ứng nhiệt phân không đúng là
Phản ứng nhiệt phân không đúng là:
KHCO3 KOH + CO2.
Phản ứng nhiệt phân đúng là:
2KHCO3 K2CO3 + CO2 + H2O
Sản phẩm tạo thành có chất kết tủa khi dung dịch Na2SO4 tác dụng với dung dịch
Sản phẩm tạo thành có chất kết tủa khi dung dịch Na2SO4 tác dụng với dung dịch là BaCl2
Phương trình phản ứng hóa học
Na2SO4 + BaCl2 → 2NaCl + BaSO4
BaSO4 là kết tủa màu trắng.
Muối nào khi tan vào nước tạo thành dung dịch có môi trường kiềm, muối đó là
Khi hòa tan K2CO3 vào nước, ion CO32-:
CO32- + H2O ↔ HCO3- + OH- (ion OH- cho môi trường kiềm)
Sụchoàn toàn 0,15 mol CO2 vào a gam dung dịch hỗn hợp chứa 100 ml dung dịch NaOH 0,5M; 100 ml dung dịch KOH 0,5M; 100 ml Ba(OH)20,5M. Dung dịch sau phản ứng có khối lượng?
Ta có:
nCO2 = 0,15 mol
nOH- =0,2 mol
nBa2+ = 0,05 mol
Phương trình ion rút gọn
CO2 + 2OH- → CO32- + H2O
0,1 ← 0,2 → 0,1
CO2 + CO32- + H2O → 2HCO3-
0,05 → 0,05
Ba2+ + CO32- → BaCO3
0,05 ← 0,05 → 0,05
⇒ mdd = a + 0,15.44 – 197.0,05 = (a – 3,25) gam
Hòa tan hoàn toàn 8,94 gam hỗn hợp A gồm Na, K, Ba vào nước, thu được dung dịch X và 2,688 lít khí H2 (đktc). Trung hòa dung dịch X bởi dung dịch Y gồm HCl và H2SO4 có tỉ lệ mol tương ứng là 4:1. Tổng khối lượng các muối được tạo ra là?
Phương trình phản ứng hóa học xảy ra
Na+ H2O → NaOH + 1/2H2 (1)
K+ H2O → KOH + 1/2H2 (2)
Ba + 2H2O → Ba(OH)2+ H2 (3)
Theo phương trình hóa học (1), (2), (3) ta thấy:
nOH-= 2.nH2= 2. 0,12 = 0,24 mol
Đặt nHCl= 4x mol; nH2SO4= x mol
→ nH+= 4x + 2x = 6x mol
Ta có:
H++ OH- → H2O (4)
Theo phương trình hóa học (4) ta có
nH+= nOH- nên 6x= 0,24 mol
→ x= 0,04 mol
Muối thu được chứa Na+, K+, Ba2+, Cl- và SO42-
Khối lượng muối
mmuối= mkim loại+ mCl-+ mSO4(2-)
= 8,94 + 4.0,04.35,5 + 0,04. 96
= 18,46 gam
Sục hoàn toàn 2,24 lít CO2 (đktc) vào 100 ml dung dịch gồm K2CO3 0,2M và KOH aM, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cho toàn bộ dung dịch Y tác dụng với dung dịch BaCl2 (dư) thu được 11,82 gam kết tủa. Giá trị của a là:
Ta có: nCO2 = 0,1 mol;
nBaCO3 = 11,82/197 = 0,06 mol;
nK2CO3 = 0,02 mol
Khi sục CO2 vào dung dịch hỗn hợp K2CO3 và KOH, giả sử chỉ xảy ra phản ứng:
CO2 + KOH → K2CO3 + H2O
0,1 → 0,1
⇒ nK2CO3 trong dung dịch = 0,1 + 0,02 = 0,12 mol
BaCl2 + K2CO3 → BaCO3 + 2KCl
0,12 → 0,12
Ta thấy n↓ = 0,12 → n↓ đề cho = 0,06 mol
Vậy trong phản ứng CO2 với KOH ngoài muối K2CO3 còn có muối KHCO3
Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố C ta có:
nC trong CO2 + nC trong K2CO3 = nC trong BaCO3 + nC trong KHCO3
0,1 + 0,02 = 0,06 + nC trong KHCO3 => nC trong KHCO3 = 0,06
CO2 + KOH → KHCO3
0,06 0,06 0,06
CO2 + 2KOH → K2CO3 + H2O
0,04 0,08
⇒ nKOH = 0,14 mol → CMKOH = 0,14:0,1 = 1,4M
Vậy a có giá trị là 1,4.
Cho 0,69 gam một kim loại kiềm tác dụng với nước (dư) thu được 0,336 lít khí hiđro (ở đktc). Kim loại kiềm là
Gọi công thức kim loại kiểm là R.
Ta có phương trình tổng quát:
R + H2O→ ROH + 1/2H2
=> nR = 2nH2 = 0,03 mol
=> MR = 0,69 : 0,03 = 23 gam/mol
Vậy kim loại kiềm cần tìm là (Na).
Nung một hổn hợp muối cacbonat của hai kim loại kiềm thổ liên tiếp nhau tới khối lượng không đổi thì thu được 2,24 lit khí CO2 và 4,64 gam hỗn hợp hai oxit. Xác định tên hai kim loại đó là
Đặt công thức chung của 2 muối là RCO3
nCO2(đktc) = 2,24:22,4 = 0,1 (mol)
Phương trình hóa học
RCO3 RO + CO2↑
0,1 ← 0,1 (mol)
nRO = nCO2 = 0,1 (mol)
→ MRO = 4,64 : 0,1 = 46,4 (g/mol)
Ta có: R + 16 = 46,4
→ R = 30,4 (g/mol)
Vì hai kim loại IIA liên tiếp nên 2 kim loại nên ta xác định được là Mg và Ca.
Dung dịch kiềm không có những tính chất hóa học nào sau đây
Dung dịch kiềm không có tính chất hóa học là tác dụng với oxit bazơ.
Gốc axit nào sau đây có thể làm mềm nước cứng:
Nguyên tắc làm mềm nước cứng là làm kết tủa các ion Ca2+ và Mg2+ trong dung dịch.
Trong các anion trên, chỉ có PO43- là có thể làm kết tủa được.
Khi bị gãy tay, chân người ta thường phải bó bột lại. Hóa chất được họ sử dụng dùng đó là?
Thạch cao sống: CaSO4.2H2O
Thạch cao nung: CaSO4.H2O dùng để bó bột khi gãy xương.
Thạch cao khan: CaSO4
Cho m gam Na2O tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 dư. Sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được 5,68 gam muối khan. Tính giá trị m?
Phương trình hóa học
Na2O + H2SO4 → Na2SO4 + H2O
nNa2SO4 = 5,68: 142 = 0,04 (mol)
Theo phương trình phản ứng
nNa2O = nNa2SO4= 0,04 (mol)
⇒ mNa2O = 0,04.62 = 2,48 (g)