Luyện tập bài luyện tập Tính chất của kim loại (Tiếp)

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 20 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 20 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Đơn chất tác dụng với H2SO4 giải phóng H2

    Đơn chất tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, giải phóng khí hiđro là:

    Gợi ý:

    Zn + H2SO4 (loãng) → ZnSO4 + H2

  • Câu 2: Vận dụng
    Tính nồng độ phần trăm của dung dịch sau phản ứng

    Cho 9,6 gam kim loại Mg vào 120 gam dung dịch HCl (vừa đủ). Nồng độ phần trăm của dung dịch sau phản ứng là:

    Hướng dẫn:

     nMg = 9,6 : 24 = 0,4 mol

    Mg + 2HCl ightarrow MgCl2 + H2

    Dung dịch sau phản ứng chứa MgCl2: 0,4 mol

    \mathrm C\%\;=\;\frac{{\mathrm m}_{\mathrm{ct}}}{{\mathrm m}_{\mathrm{dd}}}.100\%\;=\;\frac{{\mathrm m}_{{\mathrm{MgCl}}_2}}{{\mathrm m}_{\mathrm{Mg}}+\;{\mathrm m}_{\mathrm{HCl}}\;-{\mathrm m}_{{\mathrm H}_2}}

            =\;\frac{0,45.95}{9,6+120-0,4.2}.100\%

            = 29,5%

  • Câu 3: Nhận biết
    Kim loại dùng làm dây tóc bóng đèn

    Kim loại vonfam được dùng làm dây tóc bóng đèn vì những nguyên nhân nào sau đây?

    Hướng dẫn:

     Kim loại vonfam được dùng làm dây tóc bóng đèn vì là kim loại có nhiệt độ nóng chảy rất cao (3410oC), cao nhất trong các kim loại.

  • Câu 4: Thông hiểu
    Tính số phương trình hóa học viết chưa đúng

    Cho các phương trình hóa học sau:

    (1) Cu + Fe(NO3)2 → Fe + Cu(NO3)2

    (2) Al + FeSO4 → Fe + Al2(SO4)3

    (3) Mg + CuCl2 → MgCl2 + Cu

    (4) Ba + Na2SO4 + 2H2O → BaSO4 + 2NaOH + H2.

    Số phương trình hóa học viết chưa đúng là

    Hướng dẫn:

    (1) sai vì phản ứng không xảy ra vì Cu là kim loại đứng sau Fe trong dãy điện hóa nên không đẩy được Fe ra khỏi dung dịch muối của nó.

    (2) sai vì phương trình chưa được cân bằng

    2Al + 3FeSO4 → 3Fe + Al2(SO4)3

    (3) đúng

    (4) đúng

  • Câu 5: Thông hiểu
    Hiện tượng quan sát được

    Ngâm một viên kẽm sạch trong dung dịch CuSO4. Câu trả lời nào sau đây là đúng nhất cho hiện tượng quan sát được?

    Gợi ý:

    Kẽm đứng trước Cu trong dãy điện hóa do đó đẩy được đồng ra khỏi dung dịch muối

    Zn + CuSO4 → Cu + ZnSO4

  • Câu 6: Vận dụng cao
    Tính khối lượng hỗn hợp

    Cho m gam hỗn hợp bột Fe và Cu vào dung dịch AgNO3 dư. Khuấy kĩ cho đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 35,64 gam kim loại. Mặt khác cũng cho m gam hỗn hợp trộn vào dung dịch CuSO4 dư, khuấy kĩ cho đến khi phản ứng kết thúc, thu được m + 0,72 gam kim loại. Giá trị của m là 

    Hướng dẫn:

    Gọi số mol của Fe và Cu lần lượt là x, y

    Xét phản ứng của Fe và Cu với AgNO3 dư, thu được 35,64 gam kim loại là Ag:

    Quá trình nhường e:

    \overset0{\mathrm{Fe}}\;ightarrow\overset{+3}{\mathrm{Fe}}\;+\;3\mathrm e

    x                       3x

    \overset0{\mathrm{Cu}}\;ightarrow\overset{+2}{\mathrm{Cu}}\;+\;2\mathrm e

    y                       2y

    Quá trình nhận e:

    \overset{+1}{\mathrm{Ag}}\;+1\mathrm e\;ightarrow\overset0{\mathrm{Ag}}

               0,33     0,33

    Bảo tòan e: 3x + 2y = 0,33                (1)

    Xét phản ứng của Fe và Cu với CuSO4 dư:

    Fe + Cu2+ ightarrow Fe2+ + Cu 

    x                                     x

    Khối lượng hỗn hợp tăng:

    64x - 56x = 0,72                                 (2)

    Từ (1) và (2) ta có: x = 0,09 và y = 0,03

    m = mFe + mCu = 56.0,09 + 64.0,03 = 6,96 gam

  • Câu 7: Thông hiểu
    Tách riêng các chất ra khỏi hỗn hợp

    Để tách riêng các chất khỏi hỗn hợp gồm Fe, Cu, Al cần phải dùng hóa chất nào sau đây là thích hợp nhất?

    Gợi ý:

     Để tách riêng các chất khỏi hỗn hợp gồm Fe, Cu, Al dùng: NaOH và HCl 

    \left\{\begin{array}{l}\mathrm{Fe}\\\mathrm{Cu}\\\mathrm{Al}\end{array}ight.\xrightarrow{+\mathrm{NaOH}}\left\{\begin{array}{l}\mathrm{dd}:\;{\mathrm{NaAlO}}_2\\\mathrm{kết}\;\mathrm{tủa}:\;\mathrm{Cu},\;\mathrm{Fe}\;\overset{}{\xrightarrow{\mathrm{HCl}}\left\{\begin{array}{l}\mathrm{dd}:\;{\mathrm{FeCl}}_2\\\mathrm{kết}\;\mathrm{tủa}:\;\mathrm{Cu}\end{array}ight.}\end{array}ight.  

  • Câu 8: Nhận biết
    Kim loại phản ứng với dung dịch muối

    Hai kim loại đều phản ứng với dung dịch Cu(NO3)2 giải phóng kim loại Cu là:

    Gợi ý:

    Để 2 kim loại có thể tác dụng với dung dịch Cu(NO3)2 giải phóng kim loại Cu thì hai kim loại phải đứng trước Cu trong dãy điện hóa.

    Vậy hai kim loại thõa mãn là Al và Fe

  • Câu 9: Nhận biết
    Liên kết hoá học chủ yếu trong hợp kim

    Liên kết hoá học chủ yếu trong hợp kim là

  • Câu 10: Vận dụng
    Xác định tên kim loại

    Hoà tan hết 12 gam một kim loại (hoá trị II) bằng dung dịch H2SO4 loãng thu được 6,72 lít khí H2 (đktc). Kim loại này là:

    Hướng dẫn:

    Gọi kim loại là M, tính được n khí = 6,72/22,4 = 0,3 mol 

    M + H2SO4 (loãng) ightarrow MSO4 + H2

    0,3                  \leftarrow                      0,3

    \Rightarrow{\mathrm M}_{\mathrm M}\;=\;\frac{\mathrm m}{\mathrm n}=\frac{12}{0,3}\;=\;40\;(\mathrm g/\mathrm{mol})

     Vậy kim loại cần tìm là Ca. 

  • Câu 11: Vận dụng
    Xác định oxit kim loại

    Hòa tan 5,1 gam oxit của một kim loại hóa trị III bằng dung dịch HCl, số mol axit cần dùng là 0,3 mol. Công thức phân tử của oxit đó là :

    Hướng dẫn:

    Gọi công thức của oxit là A2O3

    Ta có A2O3 + 6HCl → 2ACl3 + 3H2O

    Từ PTHH ta có:

    nA2O3 = 1/6 .nHCl = 1/6 . 0,3 = 0,05 mol

    ⇒ MA2O3 = mA2O3/nA2O3 = 5,1/0,05 = 102

    MA2O3 = 2.MA + 3.16 = 2MA + 48 = 102

    ⇒ MA = 27 ⇒ A là nhôm

    Vậy oxit kim loại là Al2O3

  • Câu 12: Vận dụng
    Tính khối lượng muối thu được

    Hòa tan 25,8 gam hỗn hợp gồm bột Al và Al2O3 trong dung dịch HCl dư. Sau phản ứng người ta thu được 0,6 gam khí H2. Khối lượng muối AlCl3 thu được là:

    Hướng dẫn:

    nH2 = mH2/MH2 = 0,6/2 = 0,3 mol

    2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H                          (1)

    Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O                    (2)

    Theo phương trình (1) ta có nAl = 2/3 nH2 = 0,2 mol

    ⇒ mAl2O3 = mhh – mAl = 25,8 – 0,2 , 27 = 20,4 gam

    \Rightarrow\;{\mathrm n}_{{\mathrm{Al}}_2{\mathrm O}_3}\;=\;\frac{20,4}{102}\;\;=\;0,2\;\mathrm{mol}

    nAlCl3 = nAlCl3 (1) + nAlCl3 (2) = nAl + 2nAl2O3 = 0,6 mol

    ⇒ mAlCl3 = 0,6.133,5 = 80,1 gam

  • Câu 13: Thông hiểu
    So sánh tính chất vật lí không đúng

    So sánh tính chất vật lí của kim loại nào dưới đây là không đúng?

    Hướng dẫn:

     Tính cứng: Cr > Cu > Cs

  • Câu 14: Vận dụng
    Xác định nguyên tử khối của kim loại

    Cho 17 gam oxit M2O3 tác dụng hết với dung dịch H2SO4 thu được 57 gam muối sunfat. Nguyên tử khối của M là:

    Hướng dẫn:

              M2O3 + 3H2SO4 ightarrow M2(SO4)3 + 3H2O

    mol:   1                                     1

    \Rightarrow mtăng = (2M + 96.3) - (2M + 48) = 240 gam

              M2O3 + 3H2SO4 ightarrow M2(SO4)3 + 3H2O

    mol:      a                                   a

    \Rightarrow mtăng = 57 - 17 = 40 gam

    \Rightarrow\;\mathrm a\;=\;\frac{40}{240}=\frac16\mathrm{mol}

    \;{\mathrm M}_{{\mathrm M}_2{\mathrm O}_3}\;=\frac{{\mathrm M}_{{{\mathrm M}_2\mathrm O}_3}}{{\mathrm n}_{{\mathrm M}_2{\mathrm O}_3}}=\frac{17}{\displaystyle\frac16}=102

    \RightarrowMM = 27 (nhôm)

  • Câu 15: Nhận biết
    Dãy kim loại tác dụng với dung dịch H2SO4

    Dãy gồm các kim loại phản ứng được với H2SO4 loãng là

    Gợi ý:

    Cu không phản ứng với axit H2SO4.

  • Câu 16: Nhận biết
    Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất

    Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là:

    Hướng dẫn:

     Hg là kim loại duy nhất ở điều kiện thường ở thể lỏng \Rightarrow có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất.

  • Câu 17: Vận dụng cao
    Tìm phát biểu chưa đúng

    Hòa tan 2,8 gam một kim loại R có hóa trị II bằng một hỗn hợp gồm 80 ml dung dịch H2SO4 0,5M và 200 ml dung dịch HCl 0,2M thu được dung dịch A và V lít khí H2 (ở đktc). Để trung hòa dung dịch A thì cần 100 ml dung dịch KOH 0,2M. Phát biểu nào dưới đây về bài toán trên là chưa đúng?

    Hướng dẫn:

     nH2SO4 = 0,5.0,08 = 0,04 mol; nHCl = 0,2.0,2 = 0,04 mol; nKOH = 0,1.0,2 = 0,02 mol

    Phương trình hóa học:

    R + H2SO4 ightarrow RSO4 + H2\uparrow                            (1)

    R + 2HCl ightarrow RCl + H2\uparrow                                   (2)

    Trong hỗn hợp ban đầu:

    \frac{{\mathrm n}_{{\mathrm H}_2{\mathrm{SO}}_4}\;}{{\mathrm n}_{\mathrm{HCl}}}=\;\frac{0,04}{0,04}\;=\;1:1

    \Rightarrow phản ứng với R theo tỉ lệ 1:1

    \Rightarrow Tỉ lệ của H2SO4 dư và HCl dư cũng là 1:1

    Đặt số mol H2SO4 dư = số mol HCl dư = x (mol)

    H2SO4 + 2KOH → K2SO4 + 2H2O                  (3)

         x    →     2x                                   (mol)

    HCl + KOH → KCl + H2O (4)

       x → x                                              (mol)

    \Rightarrow tổng số mol KOH là: 2x + x = 0,02

    \Rightarrow\mathrm x\;=\;\frac1{150}\mathrm{mol}

    \Rightarrow{\mathrm n}_{{\mathrm H}_2{\mathrm{SO}}_4\;(1)}\;=\;0,04\;-\frac1{150}=\frac1{30}\mathrm{mol}

    {\mathrm n}_{\mathrm{HCl}\;}=\;0,04-\frac1{150}=\frac1{30}\mathrm{mol}

    PTHH:

    R + H2SO4 → RSO4 + H2↑                          (1)

    \frac1{30}\leftarrow\;\;\frac1{30}           ightarrow\frac1{30}

    R + 2HCl → RCl2 + H2↑                               (2)

    \frac1{60}\leftarrow\;\;\frac1{30}         ightarrow\frac1{60}

    \Rightarrow{\textstyle\sum_{{\mathrm n}_{{\mathrm H}_2}}}=\frac1{30}+\frac1{60}=0,05\;(\mathrm{mol})

    ⇒ VH2 (dktc) = 0,05.22,4 = 1,12 (l)

    {\textstyle\sum_{{\mathrm n}_{\mathrm R}}}=\frac1{30}+\frac1{60}=0,05\;\mathrm{mol}

    \Rightarrow{\mathrm M}_{\mathrm R}\;=\;\frac{{\mathrm m}_{\mathrm R}}{\mathrm{nR}}=\frac{2,8}{0,05}=56\;(\mathrm{Fe})

    \%{\mathrm m}_{\mathrm{Fe}}=\frac{{\mathrm m}_{\mathrm{Fe}}}{{\mathrm m}_{{\mathrm{FeSO}}_4}}.100\%\;=\;\frac{{\displaystyle\frac1{30}}.56}{{\displaystyle\frac1{30}}.152}.100\%\;=\;36,84\%

  • Câu 18: Vận dụng
    Xác định nồng đô mol chất tan

    Hòa tan 5,6 gam Fe bằng 250 ml dung dịch HCl 1M, sau phản ứng thu được dung dịch X có chứa chất tan T. Chất T có khả thể tác dụng với Na2CO3 tạo khí. Coi thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể. Nồng độ mol của T là:

    Hướng dẫn:

     nFe = 0,1 mol; nHCl = 0,25 mol

    PTHH:

             Fe  +  2HCl ightarrow FeCl2 + H2\uparrow

    Bđ:   0,1     0,25

    Pư:   0,1ightarrow  0,2 ightarrow     0,1

    Spư:  0        0,05

    Dung dịch X thu được gồm: FeCl2: 0,1 mol; HCl dư: 0,05 mol

    Vì T phản ứng được với Na2CO3 sinh ra khí \Rightarrow T là HCl

    \;{\mathrm C}_{\mathrm M}\;_{\mathrm{HCl}\;\mathrm{dư}}\;=\;\frac{{\mathrm n}_{\mathrm{HCl}}}{{\mathrm V}_{\mathrm{HCl}}}

    =\frac{\;0,05}{0,25}\;=\;2\;(\mathrm M)

  • Câu 19: Thông hiểu
    Tính số nhận xét đúng

    Có các nhận xét sau:

    1. Các kim loại Na và Ba đều là kim loại nhẹ.
    2. Độ cứng của Cr > Al.
    3. Cho K vào dung dịch CuSO4 tạo được Cu.
    4. Về độ dẫn điện: Ag > Cu > Al.
    5. Có thể điều chế Mg bằng cách cho khí Co khử MgO ở nhiệt độ cao.

    Số nhận xét đúng là:

    Hướng dẫn:

    (1) sai vì Ba là kim loại nặng.

    (2) đúng vì Cr là kim loại cứng nhất

    (3) sai vì thứ tự phản ứng như sau:

    2K + 2H2O ightarrow 2KOH + H2 

    2KOH + CuSO4 ightarrow Cu(OH)2 + K2SO4

    (4) đúng.

    (5) Sai vì MgO không bị khử bởi CO.

  • Câu 20: Thông hiểu
    Xác định các chất A, B, C, D

    Có các phản ứng sau:

    a. HCl + (A) → MgCl2 + H2

    b. AgNO3 + (B) → Cu(NO3)2 + Ag

    c. S + (C) → K2S

    d. (D) + Cl2 → ZnCl2

    (A), (B), (C), (D) lần lượt là:

    Hướng dẫn:

    HCl + (A) → MgCl2 + H2 ⇒ A là Mg

    AgNO3 + (B) → Cu(NO3)2 + Ag ⇒ B là Cu

    S + (C) → K2S ⇒ C là K

    (D) + Cl2 → ZnCl2 ⇒ D là Zn

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (30%):
    2/3
  • Thông hiểu (30%):
    2/3
  • Vận dụng (30%):
    2/3
  • Vận dụng cao (10%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 5 lượt xem
Sắp xếp theo