Luyện tập Tính chất của nhôm và hợp chất của nhôm

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 20 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 20 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu!!
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Điều chế nhôm trong công nghiệp từ

    Trong công nghiệp, để điều chế nhôm từ oxit người ta đi từ quặng boxit. Thành phần chính của quặng boxit là:

    Hướng dẫn:

    Nguyên liệu cung cấp Al2O3 chính là quặng boxit có công thức hóa học là (Al2O3.2H2O).

  • Câu 2: Vận dụng
    Tính khối lượng hỗn hợp Al và Na

    Hòa tan m gam hỗn hợp gồm Al và Na có tỉ lệ mol 1:2 vào nước dư thu được 3,36 lít khí (đktc). Giá trị của m là

    Hướng dẫn:

    Theo đề bài ta có gọi số mol của Al là x thì số mol của Na là 2x

    nH2 = 0,15 (mol)

    Phương trình phản ứng hóa học

    Na + H2O → NaOH + 0,5H2

    2x → x (mol)

    Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + 1,5H2

    x → 1,5x (mol)

    Theo đề bài ta có tỉ lệ số mol: Na : Al có tỉ lệ 1: 2 nên cả Na và Al cùng phản ứng hết

    => nH2 = x + 1,5x = 0,15

    => x = 0,06 (mol)

    => m = mAl + mNa = 0,06.27 + 2.0,06.23 = 4,38 (g)

  • Câu 3: Thông hiểu
    Phản ứng nhiệt nhôm

    Phản ứng hóa học xảy ra trong trường hợp nào dưới đây không thuộc loại phản ứng nhiệt nhôm?

  • Câu 4: Thông hiểu
    Nhận biết dung dịch Mg(NO3)2 và Al(NO3)3

    Hóa chất dùng để phân biệt dung dịch Mg(NO3)2 và Al(NO3)3

    Hướng dẫn:

    Dùng dung dịch NaOH để phân biệt Mg(NO3)2 và Al(NO3)3

    Khi cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào hai chất trên

    Xuất hiện kết tủa trắng, không tan khi cho dư NaOH là Mg(NO3)2

    Mg(NO3)2 + 2NaOH → Mg(OH)2 ↓+ 2NaNO3

    Xuất hiện kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan dần đến hết khi thêm NaOH dư là Al(NO3)3

    Al(NO3)3 + 3NaOH → Al(OH)3↓ + 3NaNO3

    NaOH dư + Al(OH)3↓ → NaAlO2 + 2H2O

  • Câu 5: Vận dụng
    Xác định công thức oxit

    Hòa tan 1,02 gam oxit của một kim loại có công thức là R2O3 tác dụng vừa đủ 300 ml dung dịch HCl 0,2M. Công thức oxit đó là:

    Hướng dẫn:

    nHCl = 0,3.0,2 = 0,06 mol

    Gọi x là số mol của oxit có công thức tổng quát là R2O3

    Phương trình phản ứng tổng quát:

    R2O3 + 6HCl → 2RCl3 + 3H2O

    x mol → 6x mol

    Ta có: 6x = 0,06 => x = 0,01 mol

    => MR2O3 = 1,02/0,01 = 102 (g/mol)

    => MR = (102 - 3.12)/2 = 27 (g/mol)

    Vậy kim loại đó là Al, công thức oxit là Al2O3.

  • Câu 6: Vận dụng cao
    Tính giá trị của a

    Hòa tan hoàn toàn 7,98 gam hỗn hợp gồm Mg và Al trong dung dịch chứa a mol H2SO4, sau khi kết thúc phản ứng thu được 8,96 lít khí H2 (đktc) và dung dịch X. Cho từ từ dung dịch NaOH 1M vào X, sự phụ thuộc số mol kết tủa và thể tích dung dịch NaOH 1M được biểu diễn theo đồ thị sau: 

    Hướng dẫn:

    Thêm NaOH 1 thời gian thì mới có kết tủa nên ta có H+

    Bảo toàn e: 2nMg + 3nAl = 2nH2 = 0,8 mol                        (1)

    mhh =  mMg + mAl = 7,98 gam                                           (2)

    \Rightarrow nMg = 0,13; nAl = 0,18 mol

    Tại thời điểm nkết tủa = 0,24 mol thì kết tủa đang tan dần

    \Rightarrow nkết tủa = nMg(OH)2 + [4nAl3+ - (nOH - nH+ - 2nMg(OH)2)]

    \Rightarrow 0,24 = 0,13 + [4.0,18 - (1,03 - nH+ - 2.0,13)]

    \Rightarrow nH+ = 0,16 mol

    \Rightarrow\mathrm a\;=\;\frac12.0,16+{\mathrm n}_{{\mathrm H}_2}\;=\;0,48\;\mathrm{mol}

  • Câu 7: Vận dụng
    Tính m

    Dùng m gam Al để khử hết 1,6 gam Fe2O3 (phản ứng nhiệt nhôm). Sản phẩm sau phản ứng tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH tạo 0,672 lít khí (đktc). Tính m?

    Hướng dẫn:

    nFe2O3 = 0,01 mol; nH2 = 0,03 mol 

    2Al    +  Fe2O3 \xrightarrow{t^\circ}   Al2O3  +   2Fe

    0,02 ←   0,01 

    Nhôm dư:

    2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2 

    0,02                    ←                           0,03  

    nAl ban đầu  = 0,02 + 0,02 = 0,04 mol

    \Rightarrow mAl = 0,04.27 = 1,08 gam

  • Câu 8: Vận dụng
    Tính khối lượng nhôm oxit

     Nung nóng hỗn hợp gồm 10,8 gam bột Al với 16 gam bột Fe2O3 (không có không khí), nếu hiệu suất phản ứng là 80% thì khối lượng Al2O3 thu được là

    Hướng dẫn:

    nAl = 0,4 mol; nFe2O3 = 0,1 mol

    PTHH:

    2Al + Fe2O3 \xrightarrow{t^\circ} Al2O3 + 2Fe

    0,2 ← 0,1   →    0,1 

    Vì hiệu suất là 80% nên ta có:

    mAl2O3  = 0,1.102.80% = 8,16 gam

  • Câu 9: Vận dụng cao
    Phản ứng nhiệt nhôm

    Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp gồm m gam Al và 4,56 gam Cr2O3 (trong điều kiện không có không khí), sau khi phản ứng kết thúc thu được hỗn hợp X. Cho toàn bộ X vào một lượng dư dung dịch HCl loãng nóng, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2,016 lít khí H2 (đktc). Còn nếu cho toàn bộ X vào một lượng dư dung dịch NaOH đặc nóng, sau phản ứng kết thúc thì số mol NaOH đã phản ứng là

    Hướng dẫn:

    nCr2O3 = 0,03 mol; nH2 = 0,09 mol

    Phương trình hóa học

    2Al + Cr2O3 → Al2O3 + 2Cr

    0,06    0,03         0,03     0,06

    Nếu Cr2O3 bị khử hết thì nCr = 0,06 < nH2

    \Rightarrow Al dư

    X phản ứng với HCl:

    Cr + 2HCl ightarrow CrCl2 + H2

    Al + 3HCl ightarrow AlCl3 + 3/2 H2

    nH2 = nCr + 1,5.nAl dư = 0,09 mol

    \Rightarrow nAl dư = 0,02 mol \Rightarrow nAl ban đầu = 0,08 mol

    Bảo toàn nguyên tố Na và Al:

    nNaOH = nNaAlO2 = nAl ban đầu = 0,08 mol

  • Câu 10: Nhận biết
    Kim loại phản ứng với KOH

    Kim loại nào sau đây phản ứng được với dung dịch KOH?

  • Câu 11: Thông hiểu
    Dãy chất phản ứng NaOH

    Dãy chất nào dưới đây phản ứng được NaOH?

    Hướng dẫn:

    Chất phản ứng được với NaOH là: Al(NO3)3, HCl, CO2

    Phương trình phản ứng liên quan

    Al(NO3)3 + 3NaOH → Al(OH)3 + 3NaNO3

    NaOH + HCl → NaCl + H2O

    CO2 + NaOH → Na2CO3 + H2O.

  • Câu 12: Thông hiểu
    Cho NaOH dư phản ứng AlCl3

    Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng xảy ra là

    Hướng dẫn:

    Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3, ban đầu có kết tủa keo trắng xuất hiện.

    3NaOH + AlCl3 → Al(OH)3 ↓ + 3NaCl

    Sau đó kết tủa keo trắng tan trong NaOH dư tạo dung dịch trong suốt (vì Al(OH)3 có tính lưỡng tính tan được trong dung dịch axit dư, và kiềm dư)

    NaOH + Al(OH)3 → NaAlO2 + 2H2O

  • Câu 13: Thông hiểu
    Thu được muối AlCl3 tinh khiết

    Để thu được muối AlCl3 tinh khiết từ hỗn hợp AlCl3 và CuCl2, có thể dùng kim loại

    Hướng dẫn:

    Để có thể thu được AlCl3 tinh khiết ta sử dụng Al

    Phương trình phản ứng minh họa

    2Al + 3CuCl2 → 2AlCl3 + 3Cu

  • Câu 14: Nhận biết
    Tính chất vật lí của Al

    Chọn câu sai:

    Hướng dẫn:

    Nhôm dẫn điện kém hơn Ag và Cu

  • Câu 15: Nhận biết
    Nhôm hidroxit có công thức hóa học

    Công thức hóa học của nhôm hiđroxit là

  • Câu 16: Nhận biết
    Khái quát về Al

    Kết luận nào chính xác

    Hướng dẫn:

    Vị trí bảng tuần hoàn: chu kì 3, nhóm IIIA

    Dễ nhường 3 electron hóa trị nên có số oxi hóa +3 trong các hợp chất.

  • Câu 17: Vận dụng
    Dung dịch Z chứa

    Đem hỗn hợp X gồm Na2O và Al2O3 hòa tan hoàn toàn trong nước, thu được dung dịch Y chỉ chứa 1 chất tan. Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch Y, thu được một kết tủa và dung dịch Z. Dung dịch Z có chứa:

    Hướng dẫn:

     Hòa tan X trong nước: 

    Na2O + H2O ightarrow 2NaOH 

    Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O

    Vì Y chỉ chứa 1 chất tan nên Al2O3 tan vừa đủ trong NaOH

    Sục CO2 dư vào dung dịch Y thu được 1 kết tủa và dd Z:

    CO2 + NaAlO2 + H2ightarrow Al(OH)3\downarrow + NaHCO3

    Vậy Z chứa NaHCO3

  • Câu 18: Nhận biết
    Al không tan trong dung dịch

    Kim loại Al không tan trong dung dịch nào sau đây?

  • Câu 19: Vận dụng
    Xác định thể tích khí H2

    Hòa tan hoàn toàn 4,05 gam Al trong dung dịch KOH, sau phản ứng thu được V lít thoát ra. Giá trị của V ở điều kiện tiêu chuẩn là:

    Hướng dẫn:

    nAl = 0,15 mol

    Phương trình phản ứng hóa học

    2Al + 2KOH + 2H2O → 2KAlO2 + 3H2

    0,15 mol                           → 0,225 mol

    VH2 = 0,225.22,4 = 5,04 lít.

  • Câu 20: Thông hiểu
    Cặp chất có thể cùng tồn tại trong 1 dung dịch

    Trong các cặp chất sau đây, cặp chất nào có thể cùng tồn tại trong một dung dịch?

    Hướng dẫn:

    Cặp chất có thể tồn tại trong cùng một dung dịch là cặp chất không phản ứng với nhau

    Loại cặp AlCl3 và K2CO3.

    3K2CO3 + 2AlCl3 + H2O → 2Al(OH)3 + 6KCl + 3CO2

    Loại cặp HNO3 và KHCO3

    HNO3 + KHCO3 → KNO3 + H2O + CO2

    Cặp KAlO2 và KOH không phản ứng với nhau nên cùng tồn tại.

    Loại cặp KCl và AgNO3.

    KCl + AgNO3 → KNO3 + AgCl.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (30%):
    2/3
  • Thông hiểu (30%):
    2/3
  • Vận dụng (30%):
    2/3
  • Vận dụng cao (10%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 1 lượt xem
Sắp xếp theo