Luyện tập: Tính chất của Nitơ, photpho và các hợp chất của chúng (Tiết 2)

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 15 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 15 điểm
  • Thời gian làm bài: 25 phút
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
25:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Điều kiện phản ứng trao đổi xảy ra

    Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ có thể xảy ra khi có ít nhất một trong các điều kiện nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi các ion kết hợp được với nhau tạo thành ít nhất một trong các chất sau:

    Chất kết tủa.

    Chất điện li yếu.

    Chất khí.

  • Câu 2: Vận dụng
    Xác định muối thu được

    Cho 2,64 gam (NH4)2SO4 tác dụng với dung dịch NaOH dư đun nóng thu được một sản phẩm khí. Hấp thụ hoàn toàn lượng khí trên vào dung dịch chứa 3,92 gam H3PO4. Muối thu được là

    Hướng dẫn:

    n(NH4)2SO4 = 2,64 : 132 = 0,02 mol.

    nH3PO4 = 3,92 : 98 = 0,04 mol

    Phương trình phản ứng hóa học

    (NH4)2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2NH3 + 2H2

    0,02                                  →         0,04 mol

    Có tỉ lệ:

    \frac{n_{NH_{3} } }{n_{H_{3}PO_{4} } } =\frac{0,04}{0,04} =1

    Vậy muối thu được là NH4H2PO4

     H3PO4 + NH3 → NH4H2PO4  

  • Câu 3: Vận dụng
    Tính số mol acid HNO3 tham gia phản ứng

    Cho hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe3O4 có khối lượng 4,04 gam phản ứng hết với dung dịch HNO3 dư thu được 336 ml NO (sản phẩm khử duy nhất (đktc)). Số mol acid tham gia phản ứng là

    Hướng dẫn:

    nNO = 0,336 : 22,4 = 0,015 mol 

    Quy đổi hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe3Othành Fe và O và có số mol lần lượt là x, y.

    Theo đề bài ta có: 56x + 16y = 4,04 (1)

    Quá trình trao đổi electron

    Fe → Fe3+ + 3e

    x →              3x

    O + 2e → O2-

    y → 2y

    N+5 + 3e → N+2 

    0,045 ← 0,015 (mol)

    Áp dụng bảo toàn electron ta có:

    3x = 2y + 0,045 (2)

    Giải hệ phương trình (1) và (2) ta được 

    x = 0,055; y = 0,06 

    Áp dụng bảo toàn nguyên tố với N ta có:

    nHNO3 = nNO + nNO3- = 0,015 + 3x = 0,18 mol.

  • Câu 4: Vận dụng cao
    Tính thể tích hỗn hợp khí

    Cho m gam hỗn hợp X gồm Al và Mg tác dụng hết với dung dịch HCl dư tạo ra 8,96 lít khí H2 (đktc). Cũng m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư tạo ra 5,75 gam hỗn hợp khí Y gồm NO và N2O dung dịch thu được sau phản ứng chỉ có hai muối. Thể tích của hỗn hợp Y (đktc) là

    Hướng dẫn:

     nH2 = 8,96 : 22,4 = 0,4 mol 

    Quá trình trao đổi electron 

    Quá trình nhường e

    Al0 → Al+3 + 3e

    Mg0 → Mg+2 + 2e

    Quá trình nhận e

    2H+1 + 2e → H2

              0,8 ← 0,4

    Gọi x, y là số mol của NO và N2O ta có:

    30x + 44y = 5,75 (1)

    Phương trình phản ứng

    NO3- + 4H+ + 3e → NO + 2H2O

                           3x ← x (mol)

    2NO3- + 10H+ + 8e → N2O + 5H2O

                               8y ← y

    ⇒ 3x + 8y = 0,4.2 (2)

    Từ (1) và (2) giải hệ phương trình ta có:

    x = 0,1 mol; y = 0,0625 mol

    Thể tích khí = (0,1 + 0,0625).22,4 = 3,64 lít

  • Câu 5: Vận dụng
    Tính pH của dung dịch HNO3

    Nung 6,58 gam Cu(NO3)2 trong bình kín, sau một thời gian thu được 4,96 gam chất rắn và hỗn hợp khí X. Hấp thụ hoàn toàn hỗn hợp X vào nước được 300 ml dung dịch Y. pH của dung dịch Y là

    Hướng dẫn:

    nCu(NO3)2 ban đầu = 0,035 mol.

    Gọi nCu(NO3)2 phản ứng = a mol

    Phương trình phản ứng

    2Cu(NO3)2 \overset{t^{o} }{ightarrow} 2CuO + 4NO2 + O2

    a → a → 2a → 0,5a

    Khối lượng chất rắn giảm = khối lượng khí bay đi

    ⇒ mNO2 + mO2 = 2a.46 + 0,5a.32 = 6,58 – 4,96

    ⇒ a = 0,015 mol

    Hấp thụ hỗn hợp khí X vào nước:

    4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3

    0,03 → 0,0075 → 0,03

    Dung dịch Y chính là HNO3

    ⇒ [H+] = n : V = 0,03 : 0,3 = 0,1M 

    ⇒ pH = - log [H+] = 1

  • Câu 6: Vận dụng
    Tính khối lượng dung dịch H2SO4

    Supephotphat đơn được điều chế từ một loại bột quặng chứa 73% Ca(PO4)2, 26% CaCO3và 1% SiO2. Khối lượng dung dịch H2SO4 65% tác dụng với 100kg quặng kẽm khi điều chế supephotphat đơn là

    Hướng dẫn:

    Trong 100 kg bột quặng ta có:

    mCa3(PO4)2 = 100. 73% = 73 kg;

    mCaCO3 = 100.26% = 26 kg

    → nCa3(PO4)2= 73: 310 (kmol) = 0,2355 kmol;

    nCaCO3= 26 :100 = 0,26 kmol

    Phương trình phản ứng hóa học

    Ca3(PO4)2 + 2H2SO4 → Ca(H2PO4)2 + 2CaSO4

    0,2355 → 0,471 kmol

    CaCO3 + H2SO4 → CaSO4 + CO2+ H2O

    0,26 → 0,26 kmol

    ∑n H2SO4 = 0,471 + 0,26 = 0,731 kmol

    → mH2SO4= 0,731.98 = 71,638 (kg)

    mdd H2SO4 = (71,638.100) : 65 = 110,2 kg.

  • Câu 7: Vận dụng
    Tính giá trị a P2O5 và nồng độ mol NaOH

    Cho a mol P2O5 vào 200ml dung dịch NaOH thì thu được dung dịch chứa 0,15 mol Na2HPO4 và 0,25 mol NaH2PO4. Giá trị của a và nồng độ mol của NaOH là

    Hướng dẫn:

    Phương trình phản ứng :

    P2O5 + 3H2O → 2H3PO4 (1)

    a                  → 2a

    Dung dịch sau phản ứng thu được Na2HPO4 và NaH2POnên ta có phương trình

    NaOH + H3PO4 → NaH2PO4 + H2O (2)

    0,25 → 0,25 → 0,25

    2NaOH + H3PO4 → Na2HPO4 + 2H2O (3)

    0,3 → 0,15 → 0,15

    Từ phương trình (1) và (2)

    ⇒ nH3PO4 = 0,15 + 0,25 = 0,4 mol 

    Từ phương trình phản ứng (1)

    ⇒ nP2O5 = 0,2 mol

    nNaOH = 0,25 + 0,3 = 0,55 mol

    ⇒ CM(NaOH) = 0,55:0,2 = 2,75 M

  • Câu 8: Vận dụng
    Xác định công thức của Halogen

    Thủy phân hoàn toàn 4,878 gam halogenua của photpho thu được hỗn hợp hai axit. Để trung hòa hoàn toàn hỗn hợp này cần 90 ml dung dịch NaOH 1M. Halogen đó là

    Hướng dẫn:

    Gọi công thức halogenua của photpho là PXcó số mol là x

    Phương trình phản ứng 

    PX3 + 3H2O → 3HX + H3PO3

    x → 3x →  3x →  x

    nNaOH = nHX + 2nH3PO3 = 3x + 2.x = 5x = 0,09 mol

    (axit H3PO3 là axit 2 nấc )

    ⇒ x = 0,018 mol

    ⇒ MPX3 = 4,878 : 0,018 = 271

    ⇒ X = 80 (Br).

  • Câu 9: Nhận biết
    Điều chế N2 trong công nghiệp

    N2 phản ứng với O2 tạo thành NO ở điều kiện nào dưới đây?

    Hướng dẫn:

    Nhiệt độ phản ứng rất cao khoảng 3000oC hoặc có tia lửa điện.

  • Câu 10: Nhận biết
    Ứng dụng nào sau đây không phải của Nitrogen

    Ứng dụng nào sau đây không phải của nitrogen?

    Hướng dẫn:

    Nitrogen không có ứng dụng sản xuất phân lân. 

    Sản xuất phân lân là ứng dụng của acid H3PO4.

  • Câu 11: Nhận biết
    Vị trí N trong bảng tuần hoàn

    Vị trí của Nitrogen trong bảng hệ thống tuần hoàn là:

    Hướng dẫn:

    Nitrogen nằm ở ô 7, chu kì 2, nhóm VA trong bảng tuần hoàn.

  • Câu 12: Thông hiểu
    Dãy chất tác dụng được với N2

    Khí N2 tác dụng với dãy chất nào sau đây:

    Hướng dẫn:

    Nitrogen phản ứng được với một số loại kim mạnh, H2 và O2.

    2Al + N2\overset{t^{o} }{ightarrow} 2AlN

    N2 + 3H2 \overset{t^{o},xt, p }{ightleftharpoons} 2NH3

    N2 + 3Mg \overset{t^{o} }{ightarrow} Mg3N2

  • Câu 13: Thông hiểu
    Hiệu suất của phản ứng

    Hiệu suất của phản ứng giữa N2 và H2 tạo thành NH3 giảm nếu:

    Hướng dẫn:

    Phương trình: N2 + 3H2 ⇄ 2NH3, ∆H < 0

    Hiệu suất giảm nếu phản ứng xảy ra theo chiều nghịch.

    + ∆H < 0 nên tăng nhiệt độ thì phản ứng xảy ra theo chiều nghịch.

    + Giảm áp suất thì cân bằng dịch chuyển theo chiều nghịch.

  • Câu 14: Thông hiểu
    Nitrogen có số oxi hóa âm trong hợp chất

    Nitrogen có số oxi hóa âm trong hợp chất với nguyên tố nào sau đây

    Hướng dẫn:

    Trong các hợp chất, nitrogen có thể có các số oxi hóa là: -3; +1; +2; +3; +4; +5

    Vậy trong hợp chất với kim loại hoặc H thì nitrogen có số oxi hóa âm.

    Ví dụ: NH3

  • Câu 15: Thông hiểu
    Số oxi hóa của Nitrogen trong

    Nitrogen có nhiều trong khoáng vật diêm tiêu, diêm tiêu có thành phần chính là

    Hướng dẫn:

    Nitrogen có nhiều trong khoáng vật diêm tiêu, diêm tiêu có thành phần chính là: NaNO3

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (27%):
    2/3
  • Thông hiểu (27%):
    2/3
  • Vận dụng (40%):
    2/3
  • Vận dụng cao (7%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 129 lượt xem
Sắp xếp theo