Luyện tập Ứng dụng của tỉ số lượng giác của góc nhọn Cánh Diều

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 15 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 15 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu!!
00:00:00
  • Câu 1: Vận dụng
    Tìm vị trí điểm gãy

    Sau cơn mưa, cây tre cao 10m bị gió bão làm gãy ngang thân, ngọn cây chạm đất cách gốc 3,2m. Hỏi điểm gãy cách gốc cây bao nhiêu mét?

    Hướng dẫn:

    Hình vẽ minh họa

    Gọi AB là chiều cao ban đầu của cây tre, C là điểm gãy.

    Đặt AC = x (0 < x < 10)

    Vì tam giác ACD vuông tại A suy ra:

    AC^{2} + AD^{2} = CD^{2}

    \Rightarrow x^{2} + (3,2)^{2} = (10 -
x)^{2}

    \Rightarrow x^{2} + 10,24 = 100 - 20x +
x^{2} \Rightarrow x = 4,488(tm)

    Vậy điểm gãy cách gốc 4,488m

  • Câu 2: Thông hiểu
    Tính độ dài cầu trượt

    Một cầu trượt trong công viên có độ dốc 32^{0} và có độ cao là 2m. Tính độ dài của cầu trượt. (Kết quả làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai).

    Hướng dẫn:

    Hình vẽ minh họa

    Độ dài cầu trượt là BC

    Chiều cao của cầu trượt là AC = 2m

    Độ dốc của cầu trượt là 32^{0}

    Xét tam giác ABC vuông tại A ta có:

    BC = \frac{AC}{\sin\widehat{B}} =
\frac{2}{sin32^{0}} \approx 3,77(m)

    Vậy chiều dài cầu trượt là 3,77m.

  • Câu 3: Thông hiểu
    Tính khoảng cách AB

    Quan sát từ đỉnh một tòa nhà cao 70m người ta thấy một chiếc xe đỗ ở vị trí A (như hình vẽ minh họa):

    Tính khoảng cách từ A đến B. (Kết quả làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất).

    Hướng dẫn:

    Ta có: \widehat{CAB} = 50^{0} (so le trong)

    Do đó: AB = BC.\tan50^{0} = 70.\tan50^{0}\approx 83,4m

  • Câu 4: Vận dụng
    Tính chiều cao của cây

    Một người dùng giác kế, đứng cách cái cây 10m rồi chỉnh thước ngắm cao bằng mắt để xác định góc “nâng” (góc tạo bởi tia sáng từ ngọn cây đến mắt tạo với phương ngang). Khi đó góc “nâng” đo được bằng 31^{0}. Tính chiều cao cái cây, biết rằng khoảng cách từ mặt đất đến mắt của người đo bằng 1,5m. (Kết quả làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất).

    Hướng dẫn:

    Hình vẽ minh họa

    Giả sử BC là chiều cao của cây.

    Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác OAB vuông tại A ta có:

    AB = OA.tan31^{0} = 10.tan31^{0} \approx6(m)

    Chiều cao cây là: BC = AB + AC = 6 + 1,5= 7,5(m)

  • Câu 5: Thông hiểu
    Tính diện tích hình thang

    Cho hình thang ABCD sao cho \widehat{A} = \widehat{D} = 90^{0};\widehat{C} =
50^{0}. Tính diện tích hình thang biết AB = 2;D = 1,2?

    Hướng dẫn:

    Hình vẽ minh họa

    Kẻ BH vuông góc với CD ta có ABHD là hình chữ nhật nên

    BH = AD = 1,2; DH = AB = 2

    Xét tam giác CBH vuông tại H ta có:

    HC = HB.\cot C = 1,2.\cot50^{0} \approx1

    CD = CH + HD \approx 1 + 2 =
3

    Vậy diện tích hình thang ABCD bằng 3.

  • Câu 6: Thông hiểu
    Xác định chiều cao cột đèn

    Một cột đèn trên mặt đất dài 8m. Các tia nắng mặt trời tạo với mặt đất một góc 45^{0}. Chiều cao của cột đèn gần nhất với giá trị nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Hình vẽ minh họa

    Ta có chiều cao cột đèn là AC

    Chiều dài của bóng cột đèn là 8m

    Tia nắng mặt trời tạo với mặt đất góc \widehat{ABC} = 45^{0}

    Xét tam giác ABC vuông tại A ta có

    AC = AB.\tan\widehat{B} = 8.\tan45^{0} =8(m)

    Vậy chiều cao cột đèn khoảng 8m.

  • Câu 7: Thông hiểu
    Xác định vị trí hạ cánh của máy bay

    Một máy bay bay ở độ cao 12km so với mặt đất, muốn hạ cánh xuống sân bay. Để đường bay và mặt đất tạo thành một góc an toàn là 17^{0} thì phi công phải bắt đầu hạ cánh từ vị trí cách sân bay một khoảng bao xa? (Kết quả làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai).

    Hướng dẫn:

    Hình vẽ minh họa

    Ta có: AC = 12km;\widehat{B} =
17^{0}

    Xét tam giác ABC vuông tại A ta có:

    AB = AC.\cot\widehat{B} = 12.\cot17^{0}\approx 39,25km

    Vậy để đường bay và mặt đất tạo thành một góc an toàn là 17^{0} thì phi công phải bắt đầu hạ cánh từ vị trí cách sân bay một khoảng bằng 39,25km

  • Câu 8: Thông hiểu
    Tìm góc tạo bởi tia sáng mặt trời tạo với mặt đất

    Một cột đèn cao 8m có bóng in trên mặt đất dài 4,5m. Xác định góc tạo bởi tia sáng mặt trời tạo với mặt đất?

    Hướng dẫn:

    Hình vẽ minh họa

    Xét tam giác ABC vuông tại B ta có:

    \tan\widehat{C} = \frac{AB}{BC} =
\frac{8}{4,5} = \frac{16}{9} \Rightarrow \widehat{C} \approx
60^{0}38'

  • Câu 9: Vận dụng
    Xác định độ cao của máy bay

    Hai học sinh A và B đang đứng ở mặt đất bằng phẳng cách nhau 60m thì nhìn thấy một máy bay trực thăng điều khiển từ xa (ở vị trí C nằm trên tia AB và AC và AC > AB). Biết góc “nâng” để thấy máy bay ở vị trí của B là 52^{0} và góc “nâng” để nhìn thấy máy bay ở vị trí của A là 40^{0}. Xác định độ cao của máy bay lúc đó so với mặt đất?

    Hướng dẫn:

    Hình vẽ minh họa

    Gọi BC = x (x > 0)

    => AC = 60 + x (m)

    Xét tam giác BHC vuông tại C ta có:

    CH = x.\tan52^{0}

    Xét tam giác AHC vuông tại C ta có:

    CH = (60 + x).\tan40^{0}

    \Rightarrow x.\tan52^{0} = (60 +x).\tan40^{0}

    \Rightarrow x \approx 114,2

    Vậy máy bay cách mặt đất một khoảng 114,2m.

  • Câu 10: Vận dụng
    Tính độ cao của diều lúc đó so với mặt đất

    Hai bạn A và B đang đứng ở mặt đất phẳng cách nhau 90m thì nhìn thấy một chiếc diều (ở vị trí C giữa hai banh). Biết góc “nâng” để nhìn thấy diều ở vị trí của A là 50^{0} và góc nâng để nhìn thấy chiếc diều ở vị trí của B là 40^{0}. Tính độ cao của diều lúc đó so với mặt đất?

    Hướng dẫn:

    Hình vẽ minh họa

    Kẻ CH vuông góc với AB. Độ cao của diều là CH

    Gọi AH = x; (0 < x < 90) => BH = 90 -x (m)

    Tam giác ACH vuông tại H ta có:

    CH = AH\tan A = x.\tan50^{0}

    Tam giác ABH vuông tại H ta có:

    CH = BH\tan B = (90 -x).\tan40^{0}

    Ta có phương trình

    x.\tan50^{0} = (90 -x).\tan40^{0}

    \Leftrightarrow x.\left( \tan50^{0} +\tan40^{0} ight) = 90.\tan40^{0}

    \Leftrightarrow x =\frac{90.\tan40^{0}}{\tan50^{0} + \tan40^{0}} \approx 37,2

    Vậy độ cao của diều khoảng 37,2m.

  • Câu 11: Vận dụng
    Chọn đáp án đúng

    Tính chiều cao cột điện như hình vẽ:

    Biết rằng a = 8,5m,\alpha = 20^{0};\beta
= 24^{0}. (Kết quả làm tròn đến hàng đơn vị).

    Hướng dẫn:

    Ta có: \left\{ \begin{matrix}AH = CH.\cot\alpha \\BH = CH.\cot\beta \\\end{matrix} ight.

    \Rightarrow AH - BH = CH.\left(
\cot\alpha - \cot\beta ight)

    \Rightarrow a = CH.\left( \cot\alpha -
\cot\beta ight)

    \Rightarrow CH = \frac{a}{\cot\alpha -
\cot\beta}

    \Rightarrow CH = \frac{8,5}{\cot20^{0} -\cot24^{0}} = 17(m)

    Vậy chiều cao cột điện là 17m.

  • Câu 12: Thông hiểu
    Tìm vị trí đặt thang an toàn

    Nhà A có một chiếc thang dài 5m. Cần đặt chân thang cách tường một khoảng bằng bao nhiêu để nó tạo với mặt đất một góc “an toàn” là 75^{0} (tức là đảm bảo thang không bị đổ khi sử dụng)? (Kết quả làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất).

    Hướng dẫn:

    Kí hiệu hình vẽ như sau:

    Chiều dài thang là BC = 5m

    Chân thang tạo với mặt đất một góc \widehat{ACB} = 75^{0}

    Khi đó chân thang sẽ cách chân tường một khoảng AC.

    Xét tam giác ABC vuông tại A ta có:

    AC = BC.\cos\widehat{C} = 5.\cos75^{0}\approx 1,3(m)

  • Câu 13: Thông hiểu
    Chọn đáp án đúng

    Một máy bay đang bay với vận tốc 450km/h. Đường bay lên tạo với phương ngang một góc bằng 30^{0}. Hỏi sau 2 phút kể từ lúc cất cánh, máy bay đạt được độ cao là bao nhiêu? (Kết quả làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai).

    Hướng dẫn:

    Hình vẽ minh họa

    Ta có: 2' = \frac{1}{30}(h). Sau 2 phút máy bay ở C

    Quãng đường bay được là BC =
450.\frac{1}{30} = 15(km)\widehat{B} = 30^{0}

    Xét tam giác ABC vuông tại A ta có:

    AC = BC.\sin30^{0} = 7,5km.

  • Câu 14: Thông hiểu
    Xác định độ lớn góc lệch

    Một khúc sông rộng khoảng 200m. Một chiếc thuyền muốn qua sông theo phương ngang nhưng bị dòng nước đẩy theo phương xiên nên phải đi khoảng 300m mới sang được vờ bên kia. Hỏi dòng nước đã đẩy thuyền lệch đi một khoảng bằng bao nhiêu độ?

    Hướng dẫn:

    Hình vẽ minh họa

    Ta có: Khúc sông AC dài 200m

    Quãng đường thuyền di chuyển là BC = 300m

    Góc lệch \widehat{ACB}

    Xét tam giác ABC vuông tại A ta có:

    \cos\widehat{ACB} = \frac{AC}{BC} =
\frac{200}{300} = \frac{2}{3} \Rightarrow \widehat{ACB} \approx
48^{0}11'

  • Câu 15: Vận dụng
    Tính diện tích tứ giác ABCD

    Cho tứ giác ABCDO là giao điểm hai đường chéo. Biết AC = 4cm;BD = 5cm;\widehat{AOB} = 50^{0}. Tính diện tích tứ giác ABCD?

    Hướng dẫn:

    Hình vẽ minh họa

    Kẻ AH\bot BD;CK\bot BD ta có:

    \left\{ \begin{matrix}AH = OA.\sin50^{0} \\CK = OC.\sin50^{0} \\\end{matrix} ight.

    Diện tích tứ giác ABCD là:

    S_{ABCD} = S_{ABD} +
S_{CBD}

    = \frac{1}{2}BD(AH + CK)

    = \frac{1}{2}BD\left( OA.\sin50^{0} +OC.\sin50^{0} ight)

    = \frac{1}{2}BD.AC.\sin50^{0} =\frac{1}{2}.5.4.\sin50^{0} \approx 8\left( cm^{2} ight)

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (60%):
    2/3
  • Thông hiểu (40%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 1 lượt xem
Sắp xếp theo