Luyện tập Vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn và cấu tạo của kim loại (Tiếp)

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 20 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 20 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Vận dụng cao
    Xác định kim loại M

    Cho 19 gam hỗn hợp gồm kim loại M (hóa trị không đổi) và Zn (có tỉ lệ mol tương ứng là 1,25:1) và bình đựng 4,48 lít khí Cl2 (đktc), sau các phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp chất rắn X. Cho X tan hết trong dung dịch HCl (dư) thấy có 5,6 lít khí H2 thoát ra (đktc). Kim loại M là

    Hướng dẫn:

     \mathrm M\;ightarrow\mathrm M^{\mathrm n+}\;+\;\mathrm{ne}

    1,25x                 1,25nx

    \mathrm{Zn}\;ightarrow\mathrm{Zn}^{2+}\;+\;2\mathrm e

      x                         2x

    {\mathrm{Cl}}_2\;+\;2\mathrm e\;ightarrow2\mathrm{Cl}^-

      0,2       0,4

    2\mathrm H^+\;+\;2\mathrm e\;ightarrow{\mathrm H}_2

                   0,5     0,25

    Bảo toàn e ⇒ 1,25nx + 2x = 0,4 + 0,5 = 0,9                     (1)

    Mặt khác: 1,25M + 65M = 19                                            (2)

    Từ (1) và (2) ta có:

    \frac{1,25\mathrm M\;+\;65\mathrm M}{1,25\mathrm n\;+\;2}\;=\frac{\;19}{0,9}

    ⇒ n = 2; M = 24 (Mg)

  • Câu 2: Thông hiểu
    Sắp xếp tính kim loại theo chiều tăng dần

    Cấu hình electron nguyên tử của ba nguyên tố X, Y, Z lần lượt là: 1s22s22p63s2; 1s22s22p63s23p64s1; 1s22s22p63s1. Nếu xếp theo chiều tăng dần tính kim loại thì cách sắp xếp nào sau đây đúng?

    Hướng dẫn:

    1s22s22p63s2: Z = 12 (Mg)

    1s22s22p63s23p64s1: Z = 19 (K)

    1s22s22p63s1: Z = 11 (Na)

    Vậy thứ tự sắp xếp tính kim loại tăng dần là: K (Y) > Na (Z) > Mg (X).

  • Câu 3: Thông hiểu
    Tính số hạt mang điện

    Ion X2+ có cấu hình electron ở trạng thái cơ bản là 1s22s22p6. Số hạt mang điện trong ion X2+ là: 

    Hướng dẫn:

      Cấu hình e của ion X2+: 1s22s22p6 ⇒ Cấu hình e của X là: 1s22s22p63s2
    ⇒ pX = eX = 12
    ⇒ Số hạt mang điện trong X2+ = pX + eX2+ = 12 + 10 = 22 

  • Câu 4: Thông hiểu
    Xác định tên nguyên tố dựa vào cấu hình electron

    Cation R+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng 2s22p6

    Gợi ý:

     R+ có cấu hình e ở lớp ngoài cùng là 2s22p6

    → R có cấu hình e là 1s22s22p63s1

    => R là Na 

  • Câu 5: Nhận biết
    Mạng tinh thể kim loại

    Liên kết trong mạng tinh thể kim loại là liên kết:

    Gợi ý:

    Liên kết trong mạng tinh thể kim loại là liên kết kim loại

  • Câu 6: Nhận biết
    Các nguyên tử nhóm IIA có số electron lớp ngoài cùng là bao nhiêu

    Số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử kim loại thuộc nhóm IIA là

    Gợi ý:

     Nhóm IIA gồm các kim loại kiềm thổ có cấu hình lớp ngoài cùng là ns2 (có tối đa 2e)

  • Câu 7: Thông hiểu
    Xác định vị trí của M dựa vào cấu hình eletron lớp ngoài cùng

    Ion M2+ có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 3s23p63d6. Vị trí của M trong bảng tuần hoàn là:

    Hướng dẫn:

    Ta có: M2+ + 2e → M

    \Rightarrow Cấu hình e của M là: 1s22s22p63s23p63d64s2

    - Biện luận:

    + Z = 26 \Rightarrow Ô 26

    + Có 4 lớp e \Rightarrow Chu kỳ 4

    + e cuối cùng điền vào phân lớp d nên thuộc nhóm B. Tổng số e hóa trị là 8 \Rightarrow Nhóm VIIIB

    Vậy vị trí của M trong bảng tuần hoàn là ô 26, chu kỳ 4, nhóm VIIIB

  • Câu 8: Thông hiểu
    Xác định cấu hình của kim loại

    Cation M+ có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p6. Cấu hình electron của nguyên tố M là cấu hình electron nào sau đây?

    Gợi ý:

    Cấu hình e của M+ là: 1s22s22p6

    ⇒ cấu hình e của M là: 1s22s22p63s

  • Câu 9: Nhận biết
    Bán kính nguyên tử của các nguyên tố

    Bán kính nguyên tử các nguyên tố: Na, Li, Be, B. Xếp theo chiều tăng dần là:

    Gợi ý:

    Bán kính nguyên tử:

    • Trong một chu kì, tuy nguyên tử các nguyên tố có cùng số lớp electron, nhưng khi điện tích hạt nhân tăng, lực hút giữa hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng cũng tăng theo, do đó bán kính nguyên tử nói chung giảm dần.
    • Trong một nhóm A, theo chiều từ trên xuống dưới, số lớp electron tăng dần, bán kính nguyên tử của các nguyên tố tăng theo, mặc dù điện tích tăng nhanh.
      Vậy thứ tự sắp xếp bán kính đúng là B < Be < Li < Na.
  • Câu 10: Nhận biết
    Xác định tên nguyên tố dựa vào cấu hình electron

    Cation M+ có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 3s23p6, nguyên tử M là:

    Hướng dẫn:

    Cấu hình e của M là: 1s22s22p63s23p64s1

    Vậy nguyên tử M là K

  • Câu 11: Vận dụng
    Xác định kim loại M

    Kim loại M phản ứng với oxi để tạo thành oxit. Khối lượng oxi đã phản ứng bằng 40% khối lượng kim loại đã dùng. Kim loại M là:

    Hướng dẫn:

    Đặt công thức của oxit kim loại là MOx

    4M + nO2 → 2M2On

     4 mol    →     n mol

    n.32 = 0,4.4M

    \Rightarrow n = 2; M = 40

    Vậy M là Ca

  • Câu 12: Nhận biết
    Tính kim loại trong bảng tuần hoàn

    Chọn đáp án đúng về sự sắp xếp theo chiều tăng dần tính kim loại

    Hướng dẫn:

    Trong 1 chu kì, tính kim loại giảm dần (đi từ trái qua phải)

    ⇒ tính kim loại: K > Ca

    Trong 1 nhóm, tính kim loại tăng dần (đi từ trên xuống dưới)

    ⇒ tính kim loại: Ca > Mg và Cs > Rb > K

    Vậy dãy sắp xếp tăng dần tính kim loại là: Mg, K, Rb, Cs.

  • Câu 13: Thông hiểu
    Cấu hình electron của kim loại

    Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron ứng với lớp ngoài cùng nào sau đây là của nguyên tố kim loại?

    Hướng dẫn:

    4s24p5: Brom

    3s23p3: Photpho

    2s22p6: Neon

    3s1: Na

     Theo cấu hình electron: kim loại là các nguyên tố thường có 1, 2, 3 electron ở lớp ngoài cùng (trừ H, He, B). 

  • Câu 14: Vận dụng cao
    Xác định kim loại R

    Nhúng thanh kim loại R (hóa trị không đổi là hóa trị II) vào dung dịch chứa 0,4 mol HCl và 0,04 mol Cu(NO3)2. Sau khi phản ứng kết thúc thu được sản phẩm khử chỉ gồm NO và H2. Lấy thanh kim loại R ra thấy khối lượng giảm 2,24 gam. Kim loại R là

    Hướng dẫn:

    Bảo toàn N:

    nNO = 2nCu(NO3)2 = 0,08 mol

    3R + 8H+ + 2NO3- ightarrow 3R2+ + 2NO + 4H2O

    R + 2H+ ightarrow R2+ + H2

    nH+ = 4nNO + 2nH2 = 4.0,08 + 2nH2

    \Rightarrow 2nH2 = (0,4 - 4.0,08)/2 = 0,04 mol

    Bảo toàn electron:

    2nR pư = 3nNO + 2nH2 + 2nCu2+ = 3.0,08 + 2.0,04 + 2.0,04

    \Rightarrow nR pư = 0,2 mol

    \triangle\mathrm m = 2R - 0,04.64 = 2,24

    \Rightarrow R = 24 (Mg)

  • Câu 15: Vận dụng
    Tính khối lượng muối khan

    Khi hoà tan hoàn toàn 3 gam hỗn hợp hai kim loại nhóm IA trong dung dịch HCl dư thu được 0,672 lít khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được a gam muối khan, giá trị của a là

    Hướng dẫn:

     Ta có:

    nH2 = 2nHCl = nCl- = 0,06 mol

    mmuối = mKL + mCl- = 3 + 0,06. 35,5 = 5,13 gam

  • Câu 16: Vận dụng
    Xác định tên kim loại

    Điện phân nóng chảy 76 gam muối MCl2 thu được 0,64 mol khí Cl2 ở anot. Biết hiệu suất phản ứng điện phân là 80%. Tên của M là: 

    Hướng dẫn:

    MCl2 \xrightarrow{đpnc} M + Cl2

    Có nCl2 = nMCl2 = 0,64 mol

    Với H = 80% \Rightarrow nmuối đp = 0,64/0,8 = 0,8 mol

     \Rightarrow MMCl2 = 76/0,8 = 95

    \Rightarrow M = 24 (Mg)

  • Câu 17: Vận dụng
    Xác định tên của kim loại X

    Cho 3,9 gam kim loại X thuộc nhóm IA tác dụng với khí clo dư thu được 7,45 gam muối Hãy xác định hai kim loại đó

    Hướng dẫn:

    X + HCl ightarrow XCl + 1/2 H2

    nX = nXCl 

    \Rightarrow\;\frac{3,9}{\mathrm X\;}\;=\;\frac{7,45}{\mathrm X\;+\;35,5}\\

    \Rightarrow X = 39 (K) 

    vậy X là Kali

  • Câu 18: Vận dụng
    Xác định hai kim loại nhóm IIA

    X, Y là 2 muối cacbonat của kim loại nhóm IIA thuộc hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Hoà tan 28,4 gam hỗn hợp X, Y bằng dung dịch HCl thu được 6,72 lít khí CO2 (đktc). Các kim loại nhóm IIA là:

    Hướng dẫn:

    Gọi công thức chung của 2 kim loại là: R

    RCO3 + 2H+ → R2+ + CO2 + H2O

    nRCO3 = nCO2 = 0,3 mol = 28,4/(R + 60)

    ⇒ R = 34,6

    ⇒ 2 Kim loại là: Mg(24); Ca(40)

  • Câu 19: Vận dụng
    Xác định kim loại R

    Cho 4,8 gam kim loại R tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 đặc, nóng, dư thu được 8,96 lít khí NO2 (đktc). Kim loại R là

    Hướng dẫn:

     Bảo toàn electron:

    n.nR = nNO2 

    \Rightarrow\mathrm n.\frac{4,8}{{\mathrm M}_{\mathrm R}}\;=\;0,4\;\Rightarrow{\mathrm M}_{\mathrm R}\;=\;12\mathrm n

    \Rightarrow\mathrm n\;=\;2,\;{\mathrm M}_{\mathrm R}\;=\;24

    Vậy kim loại R là Mg

  • Câu 20: Nhận biết
    Liên kết kim loại

    Liên kết kim loại là liên kết sinh ra do

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (30%):
    2/3
  • Thông hiểu (30%):
    2/3
  • Vận dụng (30%):
    2/3
  • Vận dụng cao (10%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 25 lượt xem
Sắp xếp theo