Lý thuyết Cấu tạo của kim loại được biên soạn chi tiết kèm ví dụ từng nội dung về cấu tạo nguyên tử của kim loại, các kiểu mạng tinh thể kim loại đặc trưng và nhắc lại khái niệm về liên kết kim loại.
Thí dụ:
+ Na (Z = 11): 1s22s22p63s1
Viết gọn: [Ne]3s1 có 1electron ở lớp ngoài cùng.
+ Mg (Z = 12): 1s22s22p63s2
Viết gọn: [Ne]3s2 có 2 electron ở lớp ngoài cùng.
+ Al (Z = 13): 1s22s22p63s23p1
Viết gọn: [Ne]3s23p1 có 3 electron ở lớp ngoài cùng.
Ví dụ:
Chu kì 3:
Nguyên tử |
11Na |
12Mg |
13Al |
14Si |
15P |
16S |
17Cl |
Bán kính nguyên tử |
0,157 |
0,136 |
0,125 |
0,117 |
0,110 |
0,104 |
0,099 |
Ở nhiệt độ thường, trừ thủy ngân ở thể lỏng, còn các kim loại khác ở thể rắn, có cấu tạo tinh thể.
Trong tinh thể kim loại, nguyên tử và ion kim loại nằm ở những nút mạng của tinh thể. Các electron hóa trị liên kết yếu với hạt nhân nên dễ tách ra khỏi nguyên tử và chuyển động tự do trong mạng tinh thể.
Có ba kiểu mạng tinh thể kim loại đặc trưng là: lập phương tâm khối, lập phương tâm diện và lục phương.
2.1. Mạng tinh thể lục phương
Mạng tinh thể lục phương
2.2. Mạng tinh thể lập phương tâm diện
Mạng tinh thể lập phương tâm diện
2.3. Mạng tinh thể lập phương tâm khối
Mạng tinh thể lập phương tâm khối
Liên kết kim loại là liên kết được hình thành giữa nguyên tử và ion kim loại trong mạng tinh thể do sự tham gia của các electron tự do.
Liên kết kim loại
Ở liên kết kim loại, nhiều nguyên tử chia sẻ chung electron hóa trị, hiện tượng này xảy ra bởi các nguyên tử chỉ liên kết lỏng lẻo với electron hóa trị, tạo điều kiện cho các electron này có thể di chuyển khá tự do, tạo cho kim loại có đặc tính dẻo và tính dẫn điện.
Khả năng có thể bẻ cong hay tạo hình mà không bị vỡ, bể là do các electron chỉ trượt đi chứ không bị tách rời. Khả năng dẫn điện của kim loại cũng hình thành với các electron chia sẻ chung này di chuyển giữa các nguyên tử.