Bài học Lý thuyết Crom đầy đủ chi tiết nội dung kiến thức liên quan đến crom: vị trí, cấu hình electron của nguyên tử crom, tính chất của crom. Bên cạnh đó bài học còn đưa ra các nội dung câu hỏi luyện tập bám sát chương trình, nội dung ôn thi THPT Quốc gia môn Hóa.
|
Nguyên tố | to nóng chảy oC | d (g/cm3) | Độ cứng |
Crom | 1890 | 7,2 g/cm3 | Kim loại cứng nhất |
Là kim loại màu trắng bạc, có khối lượng riêng lớn, nóng chảy ở 1890oC.
Crom là kim loại cứng nhất trong tất cả các kim loại, có thể rạch được thủy tinh.
Crom là kim loại có tính khử mạnh hơn sắt, nhưng yếu hơn kẽm. Trong các hợp chất, crom có số oxi hóa từ +1 đến +6 (hay gặp nhất là +2, +3 và +6).
Ở nhiệt độ thường, crom chỉ phản ứng được với flo. Khi đun nóng, crom tác dụng được với nhiều phi kim khác.
Thí dụ:
4Cr + O2 2Cr2O3
2Cr + 3Cl2 2CrCl3
2Cr + S 2Cr2S3
Crom không tác dụng với nước ở điều kiện thường do có lớp màng oxit mỏng, bền bảo vệ.
Vì tính chất này mà người ta thường mạ crom nên sắt để bảo vệ sắt không bị ăn mòn và dùng crom để chế tạo thép không gỉ.
Vì có màng oxit bảo vệ, crom không tan ngay trong dung dịch loãng và nguội của axit HCl và H2SO4.
Khi đun nóng màng oxit tan ra, crom tác dụng với axit giải phóng H2 và tạo muối crom (II) khi không có không khí.
Cr + 2HCl CrCl2 + H2
Cr + H2SO4 CrSO4 + H2
Cr cũng bị thụ động trong dung dịch HNO3, H2SO4 đặc, nguội giống như nhôm và sắt.
Lưu ý: Crom không tác dụng với dung dịch kiềm kể cả đun nóng.