Lý thuyết Luyện tập: Dẫn xuất halogen, ancol và phenol

Luyện tập: Dẫn xuất halogen, ancol và phenol được Khoahoc biên soạn là toàn bộ lý thuyết của bài. Hy vọng giúp ích cho bạn học trong quá trình học tập cũng như rèn luyện củng cố kiến thức. 

I. Dẫn xuất halogen

1. Phản ứng thế nguyên tử halogen bằng nhóm –OH

Thí dụ:

CH3CH2Br + NaOH (loãng) \overset{t^{o} }{\rightarrow} CH3CH2OH + NaBr

Phương trình hóa học chung:

R – X + NaOH \overset{t^{o} }{\rightarrow} R -OH + NaX

b. Phản ứng tách hiđro halogenua

Thí dụ:

HCH2 - CH2-Br + KOH \overset{t^{o},C_{2} H_{5} OH }{\rightarrow} CH2 = CH2 + KBr + H2O

Phản ứng tách hiđro halogenua tuân theo quy tắc tách Zai – xép:

Khi tách HX khỏi dẫn xuất halogen, nguyên tử halogen X ưu tiên tách ra cùng nguyên tử H ở cacbon bậc cao hơn bên cạnh tạo sản phẩm chính.

II. Ancol no, đơn chức

1. Phản ứng thế H của nhóm OH ancol

(phản ứng đặc trưng của ancol)

1.1. Tính chất chung của ancol tác dụng với kim loại kiềm

  • Với ancol đơn chức:

2ROH + 2Na → 2RONa + H2

  • Với ancol đa chức:

2R(OH)x + 2xNa → 2R(ONa)x + xH2

1.2. Tính chất đặc trưng của glixerol hòa tan Cu(OH)2

Thí dụ:

2C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 → [C3H5(OH)2O]2Cu + 2H2O

Không chỉ glixerol, các ancol đa chức có các nhóm – OH liền kề cũng có tính chất này.

2. Phản ứng thế nhóm OH

2.1. Phản ứng với axit vô cơ

Thí dụ:

C2H5OH + HBr \overset{t^{o} }{\rightarrow} C2H5Br + H2O

Các ancol khác cũng có phản ứng tương tự, phản ứng này chứng tỏ phân tử ancol có nhóm – OH.

Phản ứng với ancol

Thí dụ:

2C2H5OH \overset{140^{o}C,H_{2} SO_{4}  }{\rightarrow} C2H5OC2H5 + H2O

⇒ Công thức tính số ete tạo thành từ n ancol khác nhau là n(n + 1): 2

3. Phản ứng tách nước (phản ứng đehidrat hoá)

Tổng quát:

CnH2n + 1OH \overset{170^{o}C,H_{2} SO_{4}  }{\rightarrow} CnH2n + H2O

4. Phản ứng oxi hoá

4.1. Phản ứng oxi hoá hoàn toàn

CnH2n + 2O + 3n/2 \overset{t^{o} }{\rightarrow} nCO2 + (n + 1)H2O

4.2. Phản ứng oxi hoá không hoàn toàn bởi CuO, to

+ Các ancol bậc I bị oxi hóa không hoàn toàn tạo thành anđehit. Ví dụ:

CH3CH2OH + CuO \overset{t^{o} }{\rightarrow} CH3CHO (anđehit axetic) + Cu + H2O

+ Các ancol bậc II bị oxi hóa không hoàn toàn tạo thành xeton. Ví dụ:

CH3- CH(OH) – CH3 + CuO \overset{t^{o} }{\rightarrow} CH3 – CO – CH3 + Cu + H2O

+ Trong điều kiện trên, ancol bậc III không phản ứng.

III. Phenol

1. Phản ứng thế nguyên tử hiđro của nhóm OH

1.1.Tác dụng với kim loại kiềm

2C6H5OH + 2Na → 2C6H5ONa (Natri phenolat) + H2

1.2. Tác dụng với bazơ

C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O

2. Phản ứng thế nguyên tử hiđro của vòng benzen

2.1. Phản ứng với dung dịch brom

Phenol phản ứng với dung dịch Br2

2.2. Phản ứng với dung dịch HNO3

Phenol tác dụng với HNO3

Câu trắc nghiệm mã số: 21125,21126,21127
  • 1 lượt xem
Sắp xếp theo