Lý thuyết Luyện tập: Tính chất của cacbon, silic và hợp chất của chúng

Luyện tập: Tính chất của cacbon, silic và hợp chất của chúng được Khoahoc biên soạn là toàn bộ lý thuyết của bài. Hy vọng giúp ích cho bạn học trong quá trình học tập cũng như rèn luyện củng cố kiến thức. 

CỦNG CỐ KIẾN THỨC

  Cacbon Silic
Đơn chất

Chất rắn, không tan trong nước, có các dạng thù hình: kim cương, than chì, fuluren,...

  • Chủ yếu thể hiện tính khử:

Thí dụ:

C + CO2 \xrightarrow{t^o} 2CO

C + 2CuO \xrightarrow{t^o} 2Cu + CO2

  •  Tính oxi hóa:

C + 2H2 \xrightarrow{Ni,\;500^oC}CH4

3C + 4Al \xrightarrow{t^o}Al4C3

Các dạng thù hình: silic tinh thể và silic vô định hình.

Thể hiện cả tính khử và tính oxi hóa.

  • Tính khử:

Si + 2F2 \xrightarrow{t^o} SiF4

2NaOH + Si + H2O \xrightarrow{t^o} Na2SiO3 + 2H2

  • Tính oxi hóa:

2Mg + Si \xrightarrow{t^o} Mg2Si

Oxit

CO

  • Là oxit trung tính (không tạo muối).
  • Không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí, ít tan trong nước và rất độc.
  • Có tính khử mạnh:

Fe3O4 + 4CO \xrightarrow{t^o} 3Fe + 4CO2

SiO2

  • Dạng tinh thể, không tan trong nước.
  • Tác dụng với kiềm nóng chảy.

SiO2 + 2NaOH \xrightarrow{t^o} Na2SiO3 + H2O

  • Tác dụng với dung dịch axit HF (dùng để khắc thủy tinh).

SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O

CO2

  • Là oxit axit.

CO2 + BaO → BaCO3

 CO2 + NaOH → NaHCO3

  • Tan trong nước tạo ra dung dịch axit cacbonic.

CO2 + H2O ⇔ H2CO3

  • Có tính oxi hóa:

2Mg + CO2 \xrightarrow{t^o} 2MgO + C

Axit

Axit cacnobic H2CO3

  • Là axit rất yếu và kém bền, bị phân hủy thành CO2 và H2O.

 H2CO3 ⇄ CO2↑ + H2

  • Là axit yếu, trong dung dịch phân li hai nấc.

H2CO3 ⇄ H+ + HCO3

HCO3 ⇄ H+ + CO32

Axit silixic H2SiO3

  • Là chất dạng keo, ít tan trong nước.
  • là axit rất yếu, yếu hơn cả axit cacbonic.

Na2SiO3 + CO2 + H2O → Na2CO3 + H2SiO3↓ 

Muối

Muối cacnobat

  • Tính tan:

Muối hiđrocacbonat đa số dễ tan (trừ NaHCO3 hơi ít tan). Muối trung hoà không tan trong nước (trừ cacbonat của kim loại kiềm và amoni). 

  • Tác dụng với axit:

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 ↑ + H2O

NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2↑ + H2O

  • Tác dụng với dung dịch kiềm:

 NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2

  • Dễ bị nhiệt phân hủy:

2NaHCO3 \xrightarrow{t^o} Na2CO3 + CO2↑ + H2O

CaCO3 \xrightarrow{t^o} CaO + CO2

Muối silicat

  • Muối silicat của kim loại kiềm dễ tan trong nước.
  • Dung dịch đậm đặc của Na2SiO3, K2SiO3 được gọi là thủy tinh lỏng, có nhiều ứng dụng trong thực tế.
Câu trắc nghiệm mã số: 21069,10816,21112,10838,10833,10817
  • 3 lượt xem
Sắp xếp theo