Bài học Luyện tập tính chất của nhôm và hợp chất của nhôm tổng hợp lại các kiến thức trọng tâm về tính chất của nhôm và các hợp chất quan trọng của nhôm.
Vị trí trong bảng tuần hoàn |
Nhôm nằm ở ô số 13, nhóm IIIA, chu kì 3 của bảng tuần hoàn. |
Tính chất vật lí |
Là kim loại nhẹ, màu trắng bạc, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, dẻo, dễ dát mỏng. |
Tính chất hóa học |
Là kim loại có tính khử mạnh (chỉ sau kim loại kiềm và kiềm thổ). Al → Al3+ + e Nhôm tác dụng với phi kim 2Al + 3Cl2 → 2AlCl3 Nhôm tác dụng với axit 2Al + 6HCl loãng → 2AlCl3 + 3H2 Al + 4HNO3 loãng Al(NO3)3 + NO + 2H2O Nhôm tác dụng với oxit kim loại 2Al + Fe2O3 Al2O3 + 2Fe Có lớp màng oxit Al2O3 bảo vệ nên trong thực tế, Al không tác dụng với O2 của không khí và nước. 2Al + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3H2 (1) Nhôm phản ứng được với dung dịch kiềm giải phóng khí H2. 2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2
|
Nhôm oxit (Al2O3) | Nhôm hidroxit [Al(OH)3] | Nhôm sunfat Al2(SO4)3 |
Là oxit lưỡng tính - vừa tan trong dung dịch axit, vừa tan trong dung dịch kiềm mạnh Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 (natri aluminat) + H2O |
Là hidroxit lưỡng tính, vừa tan trong dung dịch axit, vừa tan trong dung dịch kiềm mạnh. Al(OH)3 + HCl → AlCl3 + H2O Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O |
Phèn chua: K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. Phèn nhôm: M2SO4.Al2(SO4)3.24H2O (M là Li+, Na+, NH4+). |