Lý thuyết Vật lý 10 bài 12: Chuyển động của vật trong chất lưu CTST

Lý thuyết Vật lý lớp 10 bài 12: Chuyển động của vật trong chất lưu được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Vật lý lớp 10 sách chân trời sáng tạo. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

1. Chuyển động rơi của vật

- Khi chuyển động trong không khí, trong nước hoặc trong chất lỏng nói chung (gọi là chất lưu), vật đều chịu tác dụng của lực cản. Lực này tương tự như lực ma sát về xu hướng cản trở chuyển động.

Khi xuất hiện lực cản của chất lưu chuyển động rơi của vật không còn là chuyển động nhanh dần đều đơn giản mà được chia làm ba giai đoạn:

  • Nhanh dần đều từ lúc bắt đầu rơi trong một thời gian ngắn.
  • Nhanh dần không đều trong một khoảng thời gian tiếp theo. Lúc này lực cản bắt đầu có độ lớn đáng kể và tăng dần.
  • Chuyển động đều với tốc độ giới hạn không đổi. Khi đó, tổng lực tác dụng lên vật rơi bị triệt tiêu.

Ví dụ: Chuyển động của người nhảy dù

Quá trình nhảy dù khi:

a) chưa bung dù

b) chuyển động ổn định khi chưa bung dù

c) vừa bung dù

d) chuyển động ổn định

Lưu ý: Sau khi vật chuyển động đều, nếu có thêm tác nhân làm lực cản của chất lưu thì vật sẽ chuyển động chậm dần.Tốc độ rơi của vật giảm dần, lực cản cũng giảm đến khi tổng lực tác dụng lên vật lại bị triệt tiêu và vật trở lại trạng thái chuyển động đều.
Mọi chất lưu đều tác dụng lực cản vào vật chuyển động. Lực này tăng khi tốc độ của vật tăng và không đổi khi chuyển động đạt tốc độ giới hạn. Khi đó các lực tác dụng vào vật cân bằng nhau và vật chuyển động thẳng đều.

Đặc điểm của lực cản

  • Lực cản của chất lưu được biểu diễn bởi một lực đặt tại trọng tâm của vật.
  • Lực cản cùng phương và ngược chiều với chiều chuyển động của vật trong chất lưu.
  • Lực cản phụ thuộc vào hình dạng và tốc độ của vật.

Ví dụ: Để giảm lực cản của nước lên cơ thể khi chúng ta bơi, ta nên làm gì?

Hướng dẫn

Để giảm lực cản của nước lên cơ thể khi chúng ta bơi, ta nên:

- Giữ thăng bằng cơ thể khi bơi (điều chỉnh để cơ thể nằm ngang song song với mặt nước).

- Giữ các ngón chân duỗi về phía sau khi bơi.

- Đội mũ bơi và kính bơi.

Ví dụ: Một con cá đang bơi trong nước chịu tác dụng của lực cản F = 0,5v (v là tốc độ tức thời tính theo đơn vị m/s). Hãy tính lực tối thiểu để con cá đạt được tốc độ 5 m/s, giả sử con cá bơi theo phương ngang.

Hướng dẫn

Khi con cá bơi theo phương ngang, lực tối thiểu để con cá bơi được phải bằng lực cản của nước

F = {F_c} = 0,5.v = 0,5.5 = 2,5N

2. Sự phụ thuộc của lực cản không khí vào hình dạng vật

- Thực hiện dự án nghiên cứu:

+ Bước 1. Chọn chủ đề và xác định mục tiêu

+ Bước 2. Xây dựng kế hoạch

Tên dự án

 

 

 

 

Lĩnh vực, môn học

 

 

 

 

Lí do chọn phương án

 

 

 

 

Hình thức trình bày kết quả dự án

 

 

 

 

Phân công nhiệm vụ

Tên thành viên

Nhiệm vụ

Thời gian hoàn thành

Kết quả dự kiến

 

 

 

 

 

+ Bước 3. Thực hiện dự án

+ Bước 4. Trình bày

- Tùy thuộc vào mục đích sử dụng, người ta có thể thiết kế hình dạng của vật khác nhau để làm tăng hoặc giảm lực cản của không khí tác dụng lên vật.

  • 160 lượt xem
Sắp xếp theo