Lý thuyết về Sắt gồm chi tiết đầy đủ các nội dung liên quan đến tính chất vật lí, tính chất hóa học của sắt. Bên cạnh đó là các nội dung câu hỏi luyện tập dưới hình thức trắc nghiệm, bám sát chương trình hóa học 12 cũng như ôn luyện cho kì thi THPT Quốc gia.
|
Sắt là kim loại có tính khử trung bình. Khi tác dụng với chất oxi hóa yếu, sắt bị oxi hóa lên số oxi hóa +2, với chất oxi hóa mạnh, sắt bị oxi hóa đến số oxi hóa +3.
Ở nhiệt độ cao, sắt khử nguyên tử phi kim thành ion âm và bị oxi hóa đến số oxi hóa +2 hoặc + 3.
1.1. Tác dụng với oxi
Khi đun nóng, oxi oxi hóa sắt đến số oxi hóa +2 và +3.
3Fe + 2O2 Fe3O4
1.2. Tác dụng với clo
Clo oxi hóa sắt đến số oxi hóa +3.
2Fe + 3Cl2 2FeCl3
1.3. Tác dụng với lưu huỳnh
Sắt bị lưu huỳnh oxi hóa đến số oxi hóa +2.
Fe + S FeS
2.1. Với dung dịch HCl, H2SO4 loãng
Fe khử ion H+ của các dung dịch axit HCl, H2SO4 loãng thành H2, còn Fe bị oxi hóa đến số oxi +2.
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
2.2. Với dung dịch HNO3 và H2SO4 đặc, nóng
Sắt bị oxi hóa lên số oxi hóa cao nhất là +3 khi tác dụng với dung dịch HNO3 và H2SO4 đặc nóng.
Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O
Lưu ý: Fe bị thụ động trong dung dịch HNO3 và H2SO4 đặc, nguội.
Sắt đẩy được các kim loại đứng sau nó trong dãy điện hóa của kim loại ra khỏi dung dịch muối. Trong các phản ứng này, Fe thường bị oxi hóa đến số oxi hóa +2.
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Sắt không phản ứng được với nước ở nhiệt độ thường, nhưng ở nhiệt độ cao, sắt khử hơi nước tạo ra H2 và Fe3O4 hoặc FeO.
3Fe + 4H2O Fe3O4 + 4
Fe + H2O FeO + H2
Sắt khử hơi nước ở nhiệt độ cao