- Môn Địa lí ở cấp Trung học phổ thông thuộc nhóm môn khoa học xã hội.
- Gồm ba mạch: Địa lí đại cương, Địa lí kinh tế – xã hội thế giới, Địa lí Việt Nam.
- Môn Địa lí có tính tích hợp, được thể hiện ở nhiều mức độ và hình thức khác nhau:
+ Tích hợp giữa các kiến thức địa lí tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế trong từng nội dung bài học, chủ đề địa lí.
+ Vận dụng kiến thức các môn học khác để làm sáng rõ kiến thức địa lí.
+ Lồng ghép các nội dung giáo dục môi trường, biển đảo, phòng chống thiên tai, biến đổi khí hậu;... vào nội dung địa lí.
+ Kết hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực khác nhau để xây dựng thành các chủ đề có tính tích hợp cao.
Địa lí cung cấp kiến thức, cơ sở khoa học và thực tiễn về các yếu tố tự nhiên, kinh tế – xã hội và môi trường trên Trái Đất.
- Giúp học sinh có những hiểu biết về thế giới xung quanh bằng việc đánh giá, phân tích được ảnh hưởng của các yếu tố vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội đến từng đối tượng địa lí cụ thể....
- Giúp học sinh định hướng và điều chỉnh hành vi phù hợp với sự thay đổi của môi trường tự nhiên và văn hóa, xã hội của từng quốc gia, khu vực cụ thể.
- Giúp học sinh hoàn thành kĩ năng, sử dụng hiệu quả các phương tiện như bản đồ, tranh ảnh, biểu đồ, bảng số liệu thống kê,... để giải quyết các vấn đề thực tiễn.
Nhóm ngành nghề | Kiến thức địa lí |
- Nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi), lâm nghiệp, thuỷ sản. - Công nghiệp (khai thác than, dầu khí, thực phẩm, điện tử – tin học, điện lực,... - Dịch vụ: + Dịch vụ kinh doanh: bưu chính viễn thông, giao thông vận tải, bảo hiểm,... + Dịch vụ tiêu dùng: bán buôn, bán lẻ, du lịch, y tế, giáo dục,... + Dịch vụ công: hành chính công, hoạt động đoàn thể |
- Vai trò, đặc điểm của ngành. - Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và phân bố của ngành. - Tình hình phát triển và phân bố. - Tổ chức không gian lãnh thổ. - Kiến thức tổng hợp địa lí: địa lí tự nhiên, địa lí kinh tế – xã hội, địa lí môi trường. - Kĩ năng sử dụng các công cụ địa lí học: bản đồ, bảng số liệu thống kê, biểu đồ, sơ đồ,... |