Bài học Hóa 12: Một số hợp chất quan trọng của nhôm gồm chi tiết tính chất của nhôm oxit, nhôm hydroxit, muối nhôm sunfat, kèm theo các hình ảnh ví dụ cụ thể minh họa liên quan đến các tính chất.
Al2O3 + 6HCl ➝ 2AlCl3 + 3H2O
Al2O3 + 2NaOH ➝ 2NaAlO2 (natri aluminat) + H2O
Trong tự nhiên tồn tại dưới dạng khan và ngậm nước:
Dạng ngậm nước: thành phần của quặng Boxit Al2O3.2H2O.
Dạng khan: có cấu tạo tinh thể đá quý. Dạng này ít phổ biến, thường gặp:
Thí dụ:
Al(OH)3 + HCl ➝ AlCl3 + H2O
Al(OH)3 + NaOH ➝ NaAlO2 + 2H2O
Nhôm hidroxit thể hiện tính bazơ trội hơn tính axit. Do có tính axit yếu nên nhôm hidroxit còn có tên gọi là axit aluminic, là axit rất yếu, yếu hơn axit cacbonic.
Al2(SO4)3 tan trong nước, tỏa nhiệt, do bị hydrat hóa. Nhôm sunfat có nhiều ứng dụng:
Muối kép của nhôm và kali ngậm nước gọi là phèn chua, công thức: K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O, hay viết gọn là: KAl(SO4)2.12H2O.
Phèn chua được dùng trong ngành thuộc da, công nghiệp giấy, chất cầm màu trong công nghiệp nhuộm vải, làm trong nước.
Nếu thay ion K+ bằng Li+, Na+ hay NH4+ ta được các muối kép khác có tên gọi chung là phèn nhôm (nhưng không phải là phèn chua).
Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch thí nghiệm, nếu thấy có kết tủa keo trắng xuất hiện rồi tan trong NaOH dư thì chứng tỏ có ion Al3+.
Al3+ + 3OH- ➝ Al(OH)3
Al(OH)3 + OH- ➝ AlO2- + 2H2O