Ôn tập cấu tạo tính chất của Cacbonhidrat

Ôn tập cấu tạo tính chất của Cacbonhidrat tổng hợp lại kiến thức trọng tâm công thức cấu tạo cũng như tính chất vật lí hóa học của Cacbonhidrat. Giúp bạn học hệ thống lại kiến thức, từ đó luyện tập bộ câu hỏi bài tập. 

I. Cấu tạo

1. Glucozơ và Fuctozơ

Glucozơ ở dạng mạch hở là monoanđehit và poliancol: CH2OH[CHOH]4CHO

Fuctozơ ở dạng mạch hở là monoxeton và poliancol, có thể chuyển hóa thành glucozơ trong môi trường bazơ:

CH2OH[CHOH]3-CO-CH2OH \overset{OH-}{\rightleftharpoons}CH2OH[CHOH]3CHOH-CHO

2. Saccarozơ 

Saccarozơ phân tử không có nhóm CHO, có chức poloancol: (C6H11O5)2O.

3. Tinh bột và Xenlulozơ

Tinh bột: các mắt xích liên kết với nhau thành mạch xoắn lò xo, phân tử không có nhóm CHO.

Xenlulozơ: Các mắt xích liên kết với nhau thành mạch kéo dài, phân tử không có nhóm CHO, mỗi mắt xích có 3 nhóm OH tự do: [C6H7O2(OH)3]n

Câu trắc nghiệm mã số: 794,799,801,1964

II. Tính chất hóa học

1. Glucozơ có phản ứng của chức anđehit

CH2OH[CHOH]4CH=O + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O \overset{t^{o} }{\rightarrow} CH2OH[CHOH]4COONH4 + 2Ag ↓ + 2NH4NO3.

Fructozơ cũng có phản ứng tráng bạc trong môi trường kiềm.

2. Glucozơ, fructozơ, saccarozơ và xenlulozơ có phản ứng của chức poliancol

  • Glucozơ, fructozơ, saccarozơ phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam.
  • Xenlulozơ tác dụng với axit nitric đậm đặc cho xenlulozơ trinitrat:

[(C6H7O2(OH)3]n + 3nHNO3 (đặc) \overset{H_{2} SO_{4} , đ, t^{o} }{\rightarrow} [(C6H7O2(ONO2)3]n + 3nH2O

3. Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ có phản ứng thủy phân nhờ xúc tác axit hay enzim thích hợp.

C6H11O5-O-C6H11O5 + H2O \overset{H^{+}  hoặc\:  enzim}{\rightarrow} C6H12O6 + C6H12O6

saccarozo                                                  glucozo         fructozo

(C6H11O5)n + nH2O \overset{H^{+}  hoặc\:  enzim}{\rightarrow}  nC6H12O6

4. Glucozơ có phản ứng lên men rượu.

C6H12O6 \overset{enzim,\:  30-35^{o} C}{\rightarrow} 2C2H5OH + 2CO2

Câu trắc nghiệm mã số: 800,804,829,833,837
  • 7 lượt xem
Sắp xếp theo