Nam Cao bắt đầu sự nghiệp sáng tác văn của mình vào năm 1936, nhưng đến khi ra đời tác phẩm Chí Phèo thì Nam Cao mới được mọi người công nhận tài năng của mình. Chí Phèo được biết đến là một trong những kiệt tác trong thể loại văn xuôi Việt Nam hiện đại, một trong những truyện ngắn có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc.
Thời gian đỉnh cao trong cuộc đời viết văn của ông là vào giai đoạn 1941 – 1944. Ngòi bút của Nam Cao không đạt được kỷ lục nào về số lượng, về độ dài hay độ dày. Cái đỉnh cao mà ông đạt được đó chính là chất lượng ngôn ngữ nghệ thuật, chất lượng tư duy xã hội và tư duy văn học.
- Bối cảnh truyện: Vùng nông thôn Việt Nam trước năm 1945. Một bộ phận nông dân lao động lương thiện bị xã hội đưa đẩy vào con đường tha hóa hay còn được gọi là lưu manh hóa.
Chí Phèo được tác giả viết nên dựa trên cơ sở người thật việc thật. Đó là làng Đại Hoàng – quê hương của nhà Văn Nam Cao. Dựa trên cơ sở đó, Nam Cao hư cấu, sáng tạo nên câu chuyện về cuộc đời của Chí Phèo, tạo nên một bức tranh hiện thực sinh động về xã hội nông thôn Việt Nam trước cách mạng Tháng Tám 1945.
- Các nhân vật trong truyện: Chí Phèo, Bá Kiến, vợ Bá Kiến, Thị Nở và bà cô Thị Nở. Trong đó Chí Phèo là nhân vật chính.
- Mối quan hệ của Chí Phèo và những nhân vật khác:
- Chí Phèo chửi: trời, đời, làng Vũ Đại, đứa nào không chửi nhau với hắn, “đứa chết mẹ nào lại đẻ ra thân hắn”;
- Tiếng chửi cho thấy: Chí Phèo được khẳng định “cứ rượu say là hắn chửi”. Nhưng tiếng chửi của một người say và mất hết ý thức lại lớp lang rành mạch (sự tăng cấp giữa các đối tượng), lại vẫn nhận ra “thân hắn khổ đến nông nỗi này.
→ Say mà tỉnh, tỉnh mà say, đó là trạng thái lưỡng phân của hình tượng Chí Phèo, qua đó Nam Cao hé lộ cho người đọc thấy được ý thức tỉnh táo của Chí Phèo sau cái vô thức của kẻ say, nỗi đau con người sau hình thù quỷ dữ, khát vọng lương thiện sau những hành động, lời nói côn đồ, ác độc.
- Ngôn ngữ trong phần (1) là lời của người kể chuyện.
- Trông đặc như thằng săng đá;
- Đầu trọc, răng cạo trắng hớn, mặt thì đen, cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết;
- Mặc quần nái đen với cái áo tây vàng, ngực phanh, đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chùy.
- Hắn ngồi ở chợ uống rượu với thịt chó suốt từ trưa đến xế chiều, say khướt rồi xách một vỏ chai đến cổng nhà bá Kiến để chửi.
- Chí chửi bới, đập đầu rạch mặt ăn vạ, lăn lộn dưới đất.
- Hắn rên rỉ, đòi liều phen sống chết, tính trả thù bố con bá Kiến.
- Chí mắc mưu, trở thành tay sai đắc lực cho Bá Kiến, con quỷ dữ của làng Vũ Đại.
Bá Kiến được xây dựng là một nhân vật có lòng dạ độc ác. Có thể nói rằng, ngoài mắt Bá Kiến tỏ ra rất hiền lành với Chí nhưng thực chất hắn lại là một con người độc ác.
- Những từ ngữ, chi tiết nói về tâm trạng của Chí Phèo từ sau khi gặp thị Nở: bâng khuâng như tỉnh dậy sau một cơn say dài, lòng mơ hồ buồn, hắn nghe thấy những âm thanh thường ngày, nao nao buồn, ao ước có một gia đình nho nhỏ.
- Những thay đổi của Chí: nhận thức Nhận biết được mọi âm thanh trong cuộc sống, nhận ra bi kịch trong cuộc đời của mình và sợ cô đơn, cô độc. Lúc này, Chí Phèo thèm lương thiện và muốn làm hòa với mọi người.
- Những độc thoại nội tâm của Chí Phèo cho thấy Chí ngẫm ra bao điều về cuộc đời mình, hiện tại của Chí là con số không tròn trĩnh: không vợ, không con, không nhà, không cửa, tương lai chỉ có sự đơn độc.
- Những từ ngữ và câu văn diễn tả tâm trạng của Chí Phèo: hắn tự hỏi rồi tự trả lời, hắn nhớ đến “bà ba” rồi hắn thấy nhục, vì bát cháo hành của thị Nở làm hắn suy nghĩ nhiều. Tình yêu thương của Thị Nở đã đánh thức bản chất lương thiện của Chí Phèo.
- Sự thay đổi trong suy nghĩ và tâm trạng của Chí Phèo: hắn muốn Thị về ở với hắn, muốn được làm người lương thiện.
- Bà cô thị Nở có thái độ phản đối gay gắt khi biết chuyện cô cháu gái tuổi ba mươi chưa trót đời lại đi quen Chí Phèo.
- Thái độ và tâm trạng của thị Nở: lộn ruột, tức, giận dữ nổi lên đùng đùng, chạy đến nhà Chí để chửi.
- Hành động của Chí Phèo ở phần (5): vừa đi vừa chửi, dọa giết “nó”, nhưng cuối cùng hắn lại đến nhà bá Kiến đòi lương thiện, giết bá Kiến rồi tự sát.
- Nguyên nhân của hành động ấy: mối tình với Thị Nở tan vỡ, đến một người như thị mà Chí cũng không được phép yêu. Chí rơi và bi kịch đau đớn khi nhận ra mình không trở trở về cái xã hội bằng phẳng của những người lương thiện được nữa. Vì vậy, đến nhà bá Kiến đòi lương thiện, người là nguyên nhân khiến Chí ra nông nỗi này.
- Kết thúc truyện, Chí Phèo tự kết liễu mạng sống của chính mình, trong đầu Thị Nở hiện lên hình ảnh "cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa và vắng bóng người lại qua".
- Chi tiết này tạo kết cấu đầu cuối tương ứng, gắn với sự ra đời và mất đi của Chí Phèo. Đồng thời, mở ra bi kịch mới rằng nếu Thị Nở có con với Chí Phèo, số phận của đứa trẻ sẽ lặp lại những đau khổ, bất hạnh của bố mẹ.
- Phần (1): Chí Phèo xuất hiện cùng tiếng chửi.
- Phần (2): Chí Phèo bị tha hóa cả về nhân dạng và nhân tính, trở thành “con quỷ dữ” của làng Vũ Đại.
- Phần (3): Chí Phèo gặp gỡ thị Nở, bắt đầu những khao khát được trở về cuộc sống lương thiện.
- Phần (4): Bà cô Thị Nở biết được chuyện cô quen Chí nên đã không đồng ý. Thị và Chí đã có cuộc cãi vã qua lại.
- Phần (5): Chí Phèo tuyệt vọng, uống say rồi cầm dao đến nhà Bá Kiến đòi lương thiện. Hắn đâm chết Bá Kiến rồi tự tử.
- Phần 6: Lời bàn tán của dân làng Vũ Đại; Thị Nở nghe tin Chí Phèo chết nhìn xuống bụng và nghĩ đến cái lò gạch.
(1) Diễn biến tâm trạng của Chí Phèo sau khi gặp thị Nở:
- Sau cuộc gặp gỡ với Thị Nở, lần đầu tiên Chí Phèo thực sự “tỉnh” sau những cơn say triền miên:
- Chí Phèo trải qua những cảm xúc chưa hề có trong đời, mang đến niềm vui, niềm hy vọng và mong ước trở về làm người lương thiện trỗi dậy:
- Mong muốn trở về làm người lương thiện không thể, tình yêu bị ngăn cấm bởi bà cô thị Nở, thị từ chối, Chí thất vọng, đau đớn:
- Hành động tự kết liễu của Chí Phèo thể hiện sự phẫn uất và tuyệt vọng đến tột cùng:
(2) Khi bị thị Nở từ chối, Chí Phèo lại xách dao đi giết bá Kiến và tự sát bởi vì trong sự tỉnh táo đặc biệt của mình (càng uống càng tỉnh), hắn nhận ra kẻ thù thực sự của cuộc đời mình chính là Bá Kiến, kẻ khiến hắn trở thành con người tồi tệ, một con quỷ dữ ngày càng xa dần xã hội loài người và làm như vậy hắn mới như lấy lại được thanh danh cho mình,
- Nỗi đau khổ, tủi nhục lớn nhất của Chí Phèo là cái bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người. Chí vốn là người lương thiện nhưng bị số phận đưa đẩy trở thành người xấu, hắn bị mọi người khinh thường, bị coi như một con quỷ của làng Vũ Đại. Hạnh phúc và mái ấm gia đình đối với hắn thật xa vời.
- Qua đây, Nam Cao thể hiện được tư tưởng nhân đạo, lòng yêu thương, niềm tin yêu của ông vào những con người khốn khổ. Chí Phèo còn là tiếng kêu cứu của những con người khốn khổ, bí bách cùng quẫn không lối thoát bị xã hội ruồng bỏ để xã hội hiểu được hãy cho họ - những con người lầm đường lạc lối cơ hội trở về với cuộc sống lương thiện, cơ hội được hòa nhập cộng đồng.
- Cách mở đầu truyện: Bắt đầu từ tiếng chửi → Tạo ấn tượng mạnh trong lòng độc giả. Đây là cách giới thiệu trực tiếp nhân vật và mở đầu không theo trình tự thời gian mà đi thẳng vào giữa truyện.
- Điển hình hóa nhân vật: Chí Phèo, Bá Kiến là những điển hình đặc sắc trong tác phẩm. Vừa sinh động, độc đáo, không lặp lại, các nhân vật này mang sức khái quát cao cho mối xung đột diễn ra khốc liệt ở nông thôn Việt Nam trước cách mạng, đặc biệt là nhân vật Chí Phèo. Hắn là điển hình sinh động cho những người nông dân cố cùng bị hủy hoại, tha hoá đến tận cùng bởi thế lực tàn bạo.
- Kết cấu vòng tròn, khép kín đã tạo nên chiều sâu cho truyện (Mở đầu truyện bằng hình ảnh Chí say rượu chửi bới om sòm, kết thúc bằng hình ảnh Thị Nở nhìn nhanh xuống bụng mình và thoáng nghĩ đến một cái lò gạch xa xôi vắng người qua lại...). Kết cấu này cho thấy số phận bế tắc, quẩn quanh không lối thoát của kiếp người trong xã hội bóc lột.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí tài tình trong tác phẩm tạo nên những đoạn văn tuyệt bút. Số phận và bi kịch của Chí Phèo được đào sâu cực độ qua những đoạn văn hay như đoạn Chí Phèo thức tỉnh sau đêm say rượu gặp Thị Nở; đoạn Chí Phèo bị cự tuyệt tình yêu..
- Ngôn ngữ, giọng điệu được thể hiện một cách sinh động, đa dạng trong truyện. Ngòi bút hiện thực vừa tỉnh táo, khách quan, sắc lạnh lại vừa đằm thắm, trữ tình như hòa quyện, xuyên thấm vào nhau. Ngoài ra, giọng trần thuật cũng thay đổi phù hợp với diễn biến tâm lí nhân vật, khi thì dùng lời kể trực tiếp, khi thì nửa trực tiếp, khi lại có sự đan xen giữa hai giọng kể trên một cách nhịp nhàng, nhuần nhuyễn (đoạn văn mở đầu tác phẩm, đoạn miêu tả tâm trạng khi ăn bát cháo hành, đoạn độc thoại nội tâm của Bá Kiến).
- Chủ đề phụ: sức mạnh của tình yêu thương, định kiến xã hội,...
- Dấu ấn văn hóa làng:
- Văn hóa chửi:
- Văn hóa giao tiếp, ứng xử:
- Trang phục và ngành nghề truyền thống: trồng trọt, dệt vải (Chí Phèo đã từng mơ ước về một gia đình “chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải”)
- Xây dựng nhà ở: Lo ăn. Lo mặc rồi tiếp đến là phải lo đến chỗ ở bởi lẽ An cư lạc nghiệp, ấy là tư tưởng bao đời nay vẫn thế. Chí Phèo - một kẻ tối ngày chỉ biết chìm trong men rượu, sống bằng nghề rạch mặt ăn vạ mà cũng phải có cái túp lều ở bờ sông để làm chốn đi về. Dẫu hắn biến đổi cả về nhân hình lẫn nhân tính nhưng cái gốc gác, cái bản chất con người nông thôn trong hắn vẫn không mất đi, thế nên hắn mới “vâng dạ” với Bá Kiến để mua năm sào vườn ở bãi sông bằng số tiền đi đòi nợ thuê. Có lẽ, trong suy nghĩ của hắn, hắn thấy lời của Bá Kiến “không có vườn đất thì làm ăn gì” cũng có lí, cũng có nghĩa là trong đầu hắn đã từng nghĩ tới một cuộc sống ổn định để mà làm ăn. Ngôi nhà mà Chí có được thực chất chỉ là cái túp lều “ẩm thấp” nhưng nó cũng là may mắn bởi trong cái đêm có biến ấy, cái đêm mà hắn “chỉ có đủ sức để rên khe khẽ ấy” hắn đã có nhà để mà nương thân.