- Nguyễn Tuân sinh năm 1910 tại phố Hàng Bạc nhưng quê ở làng Nhân Mục - Thượng Đình (nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội).
⇒ Sau này tư tưởng và phong cách, lối sống của Nguyễn Tuân chịu ảnh hưởng khá sâu sắc từ người cha của mình.
- Nguyễn Tuân có một phong cách nghệ thuật rất độc đáo và sâu sắc. Nhà nghiên cứu Nguyễn Ðăng Mạnh khẳng định: “Hạt nhân của phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân có thể gói gọn trong một chữ ngông."
- Trước Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân đi tìm những cái đẹp của thời xa xưa còn vương sót lại và viết thành tập truyện ngắn Vang bóng một thời. Ngoài ra, ông còn học theo chủ nghĩa xê dịch, chủ nghĩa duy mỹ, chủ nghĩa hưởng lạc, chủ nghĩa ẩm thực... Vì thế ông là nhà văn của những tính cách phi thường, của những tình cảm, cảm giác mãnh liệt, của những phong cảnh tuyệt mĩ, của gió, bão, núi cao rừng thiêng, thác ghềnh dữ dội.
- Tập truyện “Vang bóng một thời”:
→ Qua tập truyện này, nhà văn thể hiện sự nuối tiếc vẻ đẹp của một thời quá vãng; bộc lộ niềm trân trọng và tự hào về truyền thống văn hóa lâu đời của dân tộc.
- Truyện ngắn “Chữ người tử tù”: Trích trong tập truyện “Vang bóng một thời”, ban đầu có tên là “Dòng chữ cuối cùng”, in trên tạp chí Tao đàn (1938)
- Ngôi kể: ngôi thứ ba.
- Điểm nhìn: điểm nhìn trần thuật khách quan, nhập vai để diễn tả tâm trạng các nhân vật. Điểm nhìn luân chuyển.
Ví dụ:
→ Chính cách kể như vậy, tâm lý, phẩm chất, tính cách của từng nhân vật được chính nhân vật tự bộc lộ, chân thực, sinh động.
- Cách giới thiệu: Huấn Cao xuất hiện qua lời hỏi băn khoăn, ngờ vực của viên quản ngục với thầy thơ lại.
→ Huấn Cao hiện lên là một tử tù khác thường, văn võ toàn tài, tài năng phủ khắp Sơn Tây lúc bấy giờ.
- Không gian: trại giam, chòi canh, khung cửa sổ, nơi góc án.
- Thời gian: thu không, trời tối mịt
“Người ngồi đấy, đầu đã điểm hoa râm, râu đã ngả màu. Những đường nhăn nheo của bộ mặt tư lự bây giờ đã biến mất hẳn”.
→ Qua miêu tả diện mạo của viên quản ngục như thế ta thấy một con người đi làm việc trong triều đình với những việc ác song chưa bao giờ được thanh thản. Khi gặp Huấn Cao ông càng khó xử hơn
- Khi xuất hiện, Huấn Cao đứng đầu gông, quay lại bảo các đồng chí khác là "Rệp cắn tôi, đỏ cả cổ lên rồi. Phải dỗ gông đi." Và khi bị tên lính nói lời coi thường, ông chỉ lạnh lùng, chúc mũi gông nặng, khom mình thúc mạnh đầu thang gông xuống thềm đá tảng đánh thuỳnh một cái.
→ Thể hiện sức mạnh phi thường, thái độ ngang tàn, bất chấp luật pháp của xã hội dơ bẩn.
- Quản ngục đối xử, biệt nhỡn với Huấn Cao là vì xuất phát từ tấm lòng chân thành, coi trọng, biết kính mến khí phách, biết tiếc thương người tài.
- Quản ngục mong ông Huấn sẽ dịu bớt tính nết để ông có thể xin chữ của ông Huấn Cao.
- Vì cái sở nguyện của viên quản ngục này là có một ngày kia được treo ở nhà riêng mình một đôi câu đối do tay ông Huấn Cao viết. Bởi chữ ông Huấn Cao rất đẹp. Có được chữ của ông Huấn Cao đó là báu vật của đời.
- Vì ông cảm động trước tấm lòng biệt nhỡn liên tài, một tấm lòng cao đẹp, có đức của viên quản ngục giữa chốn tội ác.
- Đồng thời, ông nhận thấy viên quản ngục là người hiểu cái đẹp, yêu và biết trân trọng cái đẹp “Nào ta có biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”.
- Không gian: được diễn ra trong căn buồng ngục tối, chật hẹp, u ám, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián.
- Thời gian: đêm khuya “Đêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vẳng có tiếng mõ trên vọng canh, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”.
- Người cho chữ mất tự do cổ đeo gông, chân vướng xiềng nhưng vẫn hiên ngang, chủ động
- Quản ngục - người xin chữ khúm núm, bị động.
(1) Tác phẩm Chữ người tử tù kể về việc cho chữ đầy éo le giữa hai con người đối lập nhau (quản ngục – tù nhân) được diễn ra trong nơi ngục tù tăm tối.
(2) Nhận xét:
- Về không gian: thông thường, người ta viết chữ cho nhau ở những nơi thư phòng, sạch sẽ, không gian của học thuật. Nhưng ở đây, người ta cho nhau chữ trong “một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián”.
- Về thời gian:
- Tình huống truyện: xoay quanh cuộc gặp gỡ kì lạ của Huấn Cao – người tử tù đang bị áp giải về kinh lĩnh án chém và viên quản ngục – người cai quản chốn ngục tù tối tăm. Một người là tên đại nghịch cầm đầu để nổi loạn, nay bị bắt còn một người là viên quản ngục đại diện cho trật tự xã hội đương thời (đại diện cho quyền lực tối tăm nhưng lại khao khát ánh sáng và chữ nghĩa) → họ đều là những người nghệ sĩ, trên bình diện nghệ thuật họ là tri kỷ.
- Việc xây dựng tình huống truyện vậy có tác dụng:
- Huấn Cao chính là một hình mẫu lý tưởng có sự kết hợp cái tài, cái tâm, thiên lương trong sáng, khí phách hiên ngang.
- Huấn Cao hấp dẫn người đọc trước hết ở vẻ đẹp tài hoa. Khi chưa xuất hiện trực tiếp, ngay từ đầu tác phẩm, Huấn Cao đã được giới thiệu gián tiếp qua thái độ của viên quản ngục và thầy thơ lại – một người “văn võ song toàn”. Huấn Cao có tài viết chữ đẹp nổi tiếng khắp vùng tỉnh Sơn. Huấn Cao cầm đầu bọn phiến loạn, có tài bẻ khóa vượt ngục khiến bọn lính phải nể sợ. Tuy chưa xuất hiện trực tiếp nhưng danh tiếng của Huấn Cao đã làm xáo trộn tâm tư viên quản ngục.
- Là người tử tù nhưng Huấn Cao tỏ ra không biết sợ. Huấn Cao vẫn điềm tĩnh, ung dung, coi thường mọi sự dọa nạt của bọn lính canh ngục.
- Phẩm chất đẹp nhất ở Huấn Cao là nhân cách cao thượng, thiên lương trong sáng. Đây chính là vẻ đẹp cao khiết của tâm hồn: “Nhất sinh đê thủ bái mai hoa”, một con người cả đời chỉ biết bái lạy trước cái đẹp.
- Cùng với nhân cách cao cả ấy, Huấn Cao còn có tấm lòng “biệt nhỡn liên tài”, biết trân trọng nâng niu những tâm hồn đẹp, những nhân cách đẹp khác.
- Tuy không là nghệ sĩ, không làm nghệ thuật, lại chọn nghề tiểu lại giữ tù nhưng viên quản ngục là người có tâm hồn nghệ sĩ, đặc biệt ham mê thư pháp, biết quý trọng cái đẹp cái tài.
- Trước khi là quản ngục, ông ta cũng là người đèn sách, “biết đọc vỡ nghĩa sách thánh hiền”. Là người lương thiện, tử tế, lại có chữ thánh hiền bồi đắp cho “thiên lương” nảy nở tốt đẹp, ông ta yêu đến say mê cái đẹp.
- Sống trong cảnh đề lao - nơi ngự trị của bóng tối, cái ác, cái xấu, viên quản ngục vẫn ôm ấp trong lòng mình một sở nguyện "là có một ngày kia được treo ở nhà riêng mình một đôi câu đối do tay ông Huấn Cao viết".
→ Một nhân vật đáng quý được Nguyễn Tuân coi là “một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ”. Cùng với thầy thơ lại, viên quản ngục được xây dựng vừa tô đậm vẻ đẹp lí tưởng, lung linh như huyền thoại của Huấn Cao vừa thể hiện vẻ đẹp của một con người được cái thiện dẫn đường, mong muốn một hi vọng không lầm đường lạc lối.
→ Sau lần cho chữ, có lẽ viên quản ngục sẽ tìm về được với nghề lương thiện hơn. Nhân cách cao cả của Huấn Cao đã có sức soi rọi tỏa sáng lên “thanh âm trong trẻo” – phần tốt đẹp trong tâm hồn quản ngục.
(1) Cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục:
- Thời gian: Đêm khuya.
- Không gian: Buồng giam nhà tù đầy chật chội, ẩm mốc, “tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián”.
→ Vị thế của người cho chữ và người xin chữ: Kẻ cho chữ lại “cầm đầu cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình”, người xin chữ lại là quan chức thuộc bộ máy của triều đình. Xét về địa vị xã hội: Họ là những người đối lập nhau; nhưng ở phương diện nghệ thuật, họ lại là tri âm, tri kỉ, hiểu nhau bởi cả hai đều hướng tới vẻ đẹp vượt lên thực tại tầm thường.
(2) Vẻ đẹp khí phách và tài hoa của Huấn Cao:
- Hành động: “một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang đậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván”.
- Phong thái khi cho chữ: Ung dung, bình thản thay bút con, đề lạc quản đã cho thấy người nghệ sĩ say mê sáng tạo cái đẹp, viết chữ thoải mái, tự do như ở chốn thư phòng.
- Khuyên quản ngục: “Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy quản nên thay chốn ở đi… nhem nhuốc cái đời lương thiện đi”. Huấn Cao là người biết trân trọng cái đẹp và vẻ đẹp của con người.
→ Không còn là người tù nữa mà đã trở thành người nghệ sỹ đang sáng tạo ra cái đẹp.
(3) Vẻ đẹp của quản ngục:
- Trân trọng cái đẹp, người tài: “Khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng”.
- Hành động “ngục quan cảm động, vái người tù một cái”, chắp tay "Kẻ mê muội... bái lĩnh" đã toát lên sự cảm động, thần phục của quản ngục, vẻ đẹp phẩm chất đáng quý, đáng trân trọng.
* Nhận xét: Có một sự hoán đổi về địa vị giữa các nhân vật. Quản ngục thì “khúm núm”, thầy thơ lại thì “run run bưng chậu mực” còn Huấn Cao thì đường hoàng, uy nghi đậm tô nét chữ vuông vắn. Nghệ thuật đối lập đã tôn vinh sự thăng hoa và chiến thắng của cái đẹp tài hoa và thiên lương của nhân vật.
→ Cái đẹp, cái thiên lương chiến thắng cái ác, cái xấu xa trong một hoàn cảnh đặc biệt – sào huyệt của bóng tối và tội ác.
- Đối lập giữa hai nhân vật Huấn Cao và viên quản ngục:
- Đối lập trong cảnh cho chữ:
- Tác dụng:
Gợi ý triển khai
(1) Điều em tâm đắc nhất:
- Những lời khuyên chân thành của Huấn Cao: “Ta khuyên thầy quản nên chuyển chốn ở đi, chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng với những nét chữ vuông tươi tắn. Nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Thoi mực, thầy mua ở đâu mà tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không?... Tôi bảo thực đấy, thầy quản nên tìm về nhà quê mà ở, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi.”
→ Lời khuyên ấy cùng với tấm lụa trắng, dòng chữ kia, ánh sáng từ thiên lương Huấn Cao đã có sức soi rọi, tỏa sáng, viên quản ngục, thầy thơ lại trong phút chốc bừng tỉnh, như được giáo hóa. Cái phần thiện, phần tốt đẹp, những thanh âm trong trẻo bấy lâu nay bị khuất lấp, trong giây phút đặc biệt này được khơi gợi, bừng sáng lên. Ta hiểu sau cái cúi đầu vái tạ và giọt nước mắt kia thì viên quản ngục và thầy thơ lại chắc chắn sẽ tìm được cái đời lương thiện. Cảnh cho chữ đâu phải là một cảnh cho chữ bình thường mà là một cuộc thọ giáo thiêng liêng, một cuộc chuyển giao nhân cách. Ánh sáng văn hóa, ánh sáng cái đẹp đã làm rung động, cải tạo những gì đang vươn tới nó.
(2) Quan niệm về “chữ” và “thú chơi chữ”:
Cái gọi là thư pháp ở đây có cái gì đó cao hơn là nghệ thuật viết chữ đẹp thông thường – mặc dù riêng bản thân việc viết chữ đẹp đã là một nghệ thuật đáng được trân trọng. Huấn Cao - một người tài hoa nức tiếng và rất kén người để tặng chữ - lại bằng lòng tặng những nét chữ vuông vắn cho chính kẻ đang giam giữ mình. Cái đẹp của nghệ thuật và của tấm lòng yêu nghệ thuật chân chính đã xoá nhoà mọi ranh giới, đã khiến cho quản ngục cúi đầu trước một tên tử tù – nghệ sĩ. Cái đẹp của nghệ thuật thư pháp ở đây không phải chỉ nằm trong những nét chữ khéo của Huấn Cao mà còn ở sức cảm hóa diệu kỳ của nghệ thuật và của nhân cách đối với con người.