Nguyễn Du - Cuộc đời và sự nghiệp

1. Chuẩn bị

- Xem lại phần Kiến thức Ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này (Xem lại mục (1) → chú ý các yếu tố lịch sử, môi trường gia đình, cuộc đời tác giả; Xem lại mục (2) → hệ thống hóa các yếu tố cơ bản của kiệt tác Truyện Kiều)

- Tìm hiểu thêm những thông tin về hoàn cảnh lịch sử, văn hóa Việt Nam cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX, quê hương, gia đình, cuộc đời Nguyễn Du,...; lựa chọn ghi chép lại một số thông tin quan trọng có liên quan đến sự nghiệp văn học của tác giả.

  • Thời đại Nguyễn Du là thời đại đau khổ và oanh liệt vào bậc nhất trong lịch sử Việt Nam, thời đại của chế độ phong kiến mục nát, thời đại của nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân liên tiếp, nhất là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn vĩ đại đã lật đổ vua chúa trong nước và chiến thắng hai mươi vạn quân Mãn Thanh xâm lược. Nhưng rốt cuộc xã hội Việt Nam thời ấy vẫn không thoát ra khỏi chế độ phong kiến.
  • Quê hương Tiên Điền của Nguyễn Du nổi tiếng khắp cả nước vì có nhiều người đỗ đạt cao.
  • Đặc biệt dòng họ Nguyễn của ông được coi là dòng họ vinh hiển nhất.

- Tìm đọc tác phẩm Đoạn trường tân thanh, thường quen gọi là Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du.

2. Đọc hiểu

Thẻ trong văn bản đọc

Câu 1: Những điểm đáng lưu ý về gia đình, dòng họ Nguyễn Du là gì?

- Gia đình, dòng họ Nguyễn Du là đại quý tộc, có thế lực vào bậc nhất đương thời, vừa có truyền thống khoa bảng, đỗ đạt làm quan, vừa có truyền thống văn hóa, văn học.

→ Môi trường thuận lợi để phát triển nhân cách và tài năng của Nguyễn Du.

Câu 2: Những biến cố lịch sử nào đã tác động tới cuộc đời, con người Nguyễn Du?

- Biến cố “một phen thay đổi sơn hà” trong giai đoạn cuối của nhà Lê, giai đoạn sụp đổ của triều đình vua Lê – chúa Trịnh. Đây là thời kì nổ ra phong trào nông dân khởi nghĩa, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn.

- Sau khi Nguyễn Huệ lật độ vua Lê – chúa Trịnh, chúa Nguyễn và quân Xiêm xâm lược ở phương Nam, quân Thanh ở phương Bắc, đã thu giang ơn về một mối và bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.

- Tuy nhiên, triều đại Tây Sơn quá ngắn ngủi, triều Nguyễn được vua Gia on thiết lập và tiếp đến là cuộc hưng thịnh trở lại của vương triều Nguyễn.

Câu 3: Những điểm đáng lưu ý nào về cuộc đời Nguyễn Du có ảnh hưởng tới sáng tác văn chương của ông?

- Cuộc sống gắn bó với những biến cố lớn lao của thời đại nên đem một cuộc đời từng trải và vốn sống phong phú.

- Cuộc đời đầy thăng trầm: khi trong cảnh “màn lan trướng huệ”, kẻ phiêu bạt trong cảnh “mười năm gió bụi”, khi là người ẩn cư tại quê nhà, làm quan cho triều đình nhà Nguyễn, làm chánh sứ sang Trung Quốc. Bởi vậy, ông đi nhiều, tiếp xúc nhiều.

- Tiếp xúc và thấu hiểu được nhiều tầng lớp tri thức, quan lại trong triều đình, thâu lượm được tinh hoa của những vùng văn hóa của đất nước và tinh hoa văn hóa nước người như Trung Quốc.

- Vốn tri thức về văn hóa, văn hóa dân tộc cũng như Trung Quốc được ông tích lũy đã bồi đắp cho Nguyễn Du một trí tuệ thông tháo, tâm hồn nghệ sĩ phong phú.

Câu 4: Chú ý những tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Du.

- Tác phẩm chữ Hán (3 tập thơ với 250 bài): Thanh Hiên thi tập, Nam Trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục.

- Tác phẩm chữ Nôm: Truyện Kiều, Văn tế thập loại chúng sinh.

Câu 5: Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du thể hiện như thế nào qua thơ chữ Hán?

- Trái tim nhân đạo của đại thi hào thể hiện ở lòng thương người và niềm tự thương. Ông hướng về những số phận đau khổ, bất hành với niềm cảm thương sâu sắc. Đó là những người phụ nữ sắc tài mà mệnh bạc, người nghèo khổ mà tác giả bắt gặp trên đường đi sứ,…

- Khi viết về những con người có tài năng, có khí tiết thanh cao, ông vừa thể hiện niềm cảm thương, vừa trân trọng, ngưỡng mộ.

- Từ lòng thương người, ông trở về với niềm tự thương. Đây là một nét mới trong tinh thần nhân đạo của Nguyễn Du.

Câu 6: Chú ý những nội dung làm nên giá trị nhân đạo của kiệt tác Truyện Kiều.

- Truyện là bức tranh hiện thực về một xã hội bất công, tàn bạo với tầng lớp quan lại gian ác, những kẻ lưu manh, vô lại bất nhân, sự khuynh đảo của thế lực đồng tiền,..Trong xã hội ấy, những người lương thiện, những thân phận nhỏ bé bị chà đạp, dập vùi.

- Ông thể hiện tiếng nói đồng cảm với bi kịch, đồng tình với những khát vọng chân chính của cong người, được thể hiện qua nhân vật Thúy Kiều. Ở đời Kiều có hai bi kịch lớn hết sức đau đớn: bi kịch tình yêu và bi kịch nhân phẩm.

Câu 7: Điểm nổi bật ở thơ chữ Hán Nguyễn Du là gì?

- Được viết theo thể Đường luật với đủ các tiểu loại:

  • Xét về số câu: tứ tuyệt (tuyệt cú), bát cú, trường thiên.
  • Xét về số chữ: ngũ ngôn, lục ngôn, thất ngôn.

- Bút pháp nghệ thuật phong phú, đa dạng: trữ tình, tự sự, hiện thực, trào phúng.

- Tính chất hàm súc, cô đọng, “ý tại ngôn ngoại”, nghệ thuật đối,…

- Chất trữ tình quyền hòa chất triết lí đem đến sự thâm trầm, sâu sắc của thơ chữ Hán Nguyễn Du.

Câu 8: Chú ý những thành công nghệ thuật lớn của kiệt tác Truyện Kiều.

- Miêu tả nội tâm nhân vật là một thành công nghệ thuật lớn, mang ý nghĩa cách tân của kiệt tác Truyện Kiều.

- Thiên nhiên trong truyện vừa là đối tượng thẩm mĩ, vừa là phương thức thể hiện tâm trạng của nhân vật với nghệ thuật “tả cảnh ngụ tình”.

- Viết theo thể lúc bát vừa dân dã, bình dị như ca dao, dân ca, vừa trau chuốt nghệ thuật, đạt tới giá trị cổ điển – giá trị khuôn thước, mẫu mực.

- Có sự kết hợp giữa ngôn ngữ đời sống, ngôn ngữ văn học dân gian với ngôn ngữ bác học kết tinh từ sách vở.

Trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1: Văn bản Nguyễn Du – Cuộc đời và sự nghiệp gồm mấy phần? Hãy xác định nội dung chính của từng phần.

- Văn bản Nguyễn Du – Cuộc đời và sự nghiệp gồm 2 phần lớn:

  • Phần I – Cuộc đời từng trải với vốn sống phong phú: thông tin về cuộc đời, con người Nguyễn Du và những biến cố tác động ảnh hưởng tới sáng tác văn chương của ông.
  • Phần II – Đại thi hào dân tộc: những thành công trong sáng tác của Nguyễn Du.

Câu 2: Dựa vào văn bản trên, em hãy nêu lên những điểm nổi bật về thời đại, gia đình, cuộc đời Nguyễn Du có ảnh hưởng tới sáng tác của ông.

- Gia đình: đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn hóa, văn học: cha là Nguyễn Nhiễm, đỗ tiến sĩ, từng giữ chức Tể tướng; anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản từng làm quan to dưới triều Lê - Trịnh.

- Thời đại: cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – XIX. Đây là giai đoạn lịch sử đầy biến động với hai đặc điểm nổi bật là chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng và phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi, đỉnh cao là phong trào Tây Sơn.

- Cuộc đời đầy thăng trầm: khi trong cảnh “màn lan trướng huệ”, kẻ phiêu bạt trong cảnh “mười năm gió bụi”, khi là người ẩn cư tại quê nhà, làm quan cho triều đình nhà Nguyễn, làm chánh sứ sang Trung Quốc. Bởi vậy, ông đi nhiều, tiếp xúc nhiều.

Câu 3: Vì sao bài viết khẳng định thơ chữ Hán Nguyễn Du “là bức chân dung tự họa về một con người có tấm lòng nhân đạo bao la, sâu sắc”?

Ông cảm nhận bản thân mình cũng là một người cùng cảnh ngộ với những số phận tài năng mà bi kịch. Bởi vậy, ông đặt vị trí của mình vào họ để thấu hiểu, cảm thông, thể hiện lòng thương người, thương cho những số phận đau khổ, bất hạnh với niềm cảm thương sâu sắc và cũng tự thương cho chính bản thân mình khi dựng nghiệp, khi cô đơn, không tri âm tri kỉ giữa cuộc đời.

Câu 4: Giá trị nhân đạo của Truyện Kiều thể hiện ở những mặt nào? Điểm tương đồng và khác biệt về nội dung nhân đạo giữa Truyện Kiều và thơ chữ Hán Nguyễn Du là gì?

- Giá trị nhân đạo của Truyện Kiều thể hiện ở những mặt: Truyện là bức tranh hiện thực về một xã hội bất công, tàn bạo với tầng lớp quan lại gian ác, những kẻ lưu manh, vô lại bất nhân, sự khuynh đảo của thế lực đồng tiền,..Trong xã hội ấy, những người lương thiện, những thân phận nhỏ bé bị chà đạp, dập vùi. Đồng thời, ông thể hiện tiếng nói đồng cảm với bi kịch, đồng tình với những khát vọng chân chính của con người, được thể hiện qua nhân vật Thúy Kiều. Ở đời Kiều có hai bi kịch lớn hết sức đau đớn: bi kịch tình yêu và bi kịch nhân phẩm.

- Điểm tương đồng và khác biệt về nội dung nhân đạo giữa Truyện Kiều và thơ chữ Hán Nguyễn Du:

  • Điểm tương đồng: đều mang giá trị nhân đạo bao la, sâu sắc, cảm thông, thấu hiểu cho những số phận bất hạnh, đầy bi kịch, đau khổ.
  • Điểm khác biệt: Ở Truyện Kiều, thể hiện giá trị nhân đạo ấy thông qua lòng đồng cảm của tác giả tới người phụ nữ xưa thông qua nhân vật Thúy Kiều. Qua đó, tác giả đã phơi bày bộ mặt xã hội phong kiến bất công, tàn bạo, đồng thời phản ánh nỗi khổ đau, bất hạnh của con người, đặc biệt là người phụ nữ trong xã hội Việt Nam. Truyện Kiều còn là tiếng nói đề cao tình yêu tự do, khát vọng công lí và ngợi ca vẻ đẹp của con người.

Câu 5: Những thành công nào về mặt nghệ thuật của kiệt tác Truyện Kiều được trình bày trong bài Nguyễn Du – Cuộc đời và sự nghiệp?

- Sử dụng ngôn ngữ kể chuyện (ngôn ngữ gián tiếp, ngôn ngữ trực tiếp).

- Nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật: được khắc họa bằng cả bút pháp ước lệ và bút pháp tả thực, bằng cả con người với biểu hiện bên ngoài và con người với đời sống nội tâm. Miêu tả nội tâm nhân vật là một thành công nghệ thuật lớn, mang ý nghĩa cách tân của kiệt tác Truyện Kiều.

- Thiên nhiên trong truyện vừa là đối tượng thẩm mĩ, vừa là phương thức thể hiện tâm trạng của nhân vật với nghệ thuật “tả cảnh ngụ tình”.

- Truyện Kiều được viết theo thể lúc bát vừa dân dã, bình dị như ca dao, dân ca, vừa trau chuốt nghệ thuật, đạt tới giá trị cổ điển – giá trị khuôn thước, mẫu mực.

- Ngoài ra, truyện có sự kết hợp giữa ngôn ngữ đời sống, ngôn ngữ văn học dân gian với ngôn ngữ bác học kết tinh từ sách vở. Bởi vậy, kiệt tác Truyện Kiều có ngôn ngữ vẫn được sử dụng trong đời sống hiện đại, ở mọi hoàn cảnh giao tiếp và tầng lớp khác nhau.

Câu 6: Nhà thơ Tố Hữu nhận định Nguyễn Du là “người xưa của ta nay”. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) nêu lên suy nghĩ của em về nhận định đó.

Gợi ý triển khai

- Nguyễn Du là người “người xưa”: là người của thời đại trước, đã khuất, cách thời điểm nhà thơ viết bài thơ từ rất lâu (200 năm).

- “Người xưa của ta nay”: Người thuộc về thời đại quá khứ nhưng những tài năng, tư tưởng, tầm vóc của Nguyễn Du có sức sống bền bỉ, vượt qua sự băng hoại của thời gian.
(Lấy dẫn chứng về một số tác phẩm và giá trị hiện thực - nhân đạo của Nguyễn Du)

- Thể hiện tấm lòng thành kính, trân trọng của nhà thơ đối với đại thi hào của dân tộc.

  • 3 lượt xem
Sắp xếp theo