* Cuộc đời:
- Cuộc đời của V.Hugo trải qua nhiều thăng trầm và nhất là ly biệt. Từ nhỏ đã trưởng thành trong cuộc hôn nhân rạn vỡ của cha mẹ. Sau khi đã trưởng thành, ông trải qua hai cuộc hôn nhân thất bại, chứng kiến cái chết của đứa con gái ông yêu thương nhất.
- Ông đi rất nhiều nơi, sống qua nhiều mảnh đất và vì thế nên trong lòng vẫn thường xuyên thương nhớ cố hương, nơi ông từng có tuổi thơ êm dịu với cô bạn gái để lại trong ông nhiều kỉ niệm đẹp.
- Ông sớm nhận thức được hiện thực của nước Pháp. Một hiện thực tàn nhẫn bên trong lớp vỏ hoa lệ hào nhoáng khiến ông liên tục suy tư và trăn trở. Xã hội Pháp vào bấy giờ càng biến động dữ dội bởi sự đối lập của nhiều phe phái.
→ Thời gian này V.Hugo thực sự cảm thấy bất lực và chán nản, ông lao vào sáng tác. Hugo đả kích mạnh mẽ chế độ tư sản, điều đó làm ông bị trục xuất khỏi mẫu quốc trong thời gian dài và có thể nói là đến lúc sắp lâm chung, ông mới có cơ hội quay về đất Pháp.
* Sự nghiệp
- Nhiều bất hạnh là thế, ngòi bút của V.Hugo càng thăng hoa mãnh liệt. Ông được đánh giá là nhà văn lớn lãng mạn lớn nhất nước Pháp vào thế kỉ XIX. Victor Hugo xuất hiện như một ngôi sao mọc sớm và lặn muộn ở chân trời thời kỳ đó, gia tài ông để lại cho nền văn học nhân loại lại như một bút tích không thể phai mờ. Không phải chỉ vì số lượng khổng lồ của nó, mà còn vì chính những tác phẩm ấy đã phản ánh trung thành những biến cố lịch sử lớn lao, nhất là những cuộc cách mạng của nhân dân Pháp suốt thế kỉ XIX. Mỗi trang văn đều là một lời nói hướng về phía công lý, hòa bình, tự do. Hugo mang một niềm tin bất diệt vào con người, nhất là những người lao động cùng khổ.
- Những người khốn khổ là tuyệt tác lớn nhất, có giá trị nhất trong sự nghiệp văn chương của Victor Hugo. Ông suy nghĩ về tác phẩm này và viết nó trong vòng ba mươi năm, hoàn thành vào năm 1861. Lấy bối cảnh Paris trong những năm 1830, chế độ phản động của Luis XVIII, cuộc cách mạng 1830, 1832 đem đến những biến đổi xã hội sâu sắc và cả trong tư tưởng của nhà văn.
- Những người khốn khổ được chia làm năm phần.
- Đề tài: Cuốn tiểu thuyết viết về những con người lao động nghèo khổ ở Pháp trong thế kỉ XIX.
- Đoạn trích Tấm lòng người mẹ nằm ở phần thứ nhất.
- Truyện sử dụng ngôi kể thứ ba.
- Câu đầu và câu cuối phần (1) đã cho thấy tình cảnh Phẳng-tin: nghèo, nợ nần → lâm vào khó khăn, khổ sở.
- Phần (2) kể về việc vợ chồng Tê-nác-đi-ê âm mưu lừa rằng Cô-dét trần truồng, rách rưới giữa tiết trời buốt giá nhằm lấy mười phơ-răng từ nàng Phăng-tin. Sau khi biết tin, vì thương xót con, nàng đã bán đi mái tóc vàng óng ả của mình để kiếm tiền mua váy len cho con.
Phần 3 kể lại sự việc Phăng - tin bị vợ chồng Tê - nác - đi - ê lừa phải dùng răng của mình đổi lấy 2 đồng vàng chữa bệnh cho con.
Hai đồng vàng là thứ có thể cứu mạng sống cho con gái của Phăng-tin.
Là sự đánh đổi, hi sinh vì con gái.
Sự thấp thỏm, lo âu của người mẹ.
Sự đấu tranh tư tưởng, dẫn đến quyết định bán răng để có tiền cứu con.
Phần 4 cho thấy cuộc sống của Phăng - tin sau khi bán tóc, bán răng càng lúc càng khó khăn. Chị không cần biết xấu hổ là gì nữa, cũng không thiết làm dáng nữa. Cuộc sống tủi khổ, cùng nỗi lo cho con khiến chị phải đi làm gái điếm.
Đau khổ, bất lực, tuyệt vọng, buông xuôi số phận, chấp nhận hi sinh thứ quý giá cuối cùng: nhân phẩm.
Nội dung chính của đoạn trích Tấm lòng người mẹ là kể về tình mẫu tử thiêng liêng của người mẹ Phăng - tin, cô bất chấp tất cả để mong cho con mình được no đủ, hạnh phúc.
- Tình huống truyện: Phăng-tin, một cô gái đang hấp hối sau khi bị đuổi việc khỏi công xưởng, chủ nợ đòi tiền hối thúc liên tục và bị vợ chồng Tê-nác-đi-ê giày vỏ khi luôn viết thư thôi thúc, đòi tiền để nuôi con gái nàng, Cô-dét. Truyện được đẩy đến cao trào dần dần bắt đầu từ việc nàng bán tóc, sau đó bán răng và túng quẫn quá nàng đã quyết định đi bán dâm để gửi tiền về nuôi đứa con gái tội nghiệp.
- Chi tiết về không gian: trong một căn gác xép sát mái nhà, chỉ cài bằng một cái then con, một cái xó mà gác mái chếch lên mặt sàn, ra vào đụng độ, “kẻ nghèo khổ chui vào buồng mình ở cũng như đi sâu vào số mệnh, càng vào càng phải cúi rạp lưng xuống”
- Chi tiết về thời gian: buổi chiều, ban tối, trời chưa sáng.
- Ý nghĩa của tình huống truyện và những chi tiết đó:
- Trong đoạn trích, Phăng-tin rơi vào hoàn cảnh nghiệt ngã, khốn khổ, hết lần này đến lần khác bị dồn ép và phải trả giá bằng nhiều thứ.
- Hành động: Chị đã cắt đi mái tóc để có tiền mua áo cho con, nhổ răng để có tiền cho con chữa bệnh, làm gái bán hoa để kiếm tiền đưa cho vợ chồng Tê - nác - đi - ê.
→ Tuy số phận cay đắng và bị đày đọa, nhưng Phăng-tin lại có một tinh thần chịu đựng, hi sinh và ban phát vô cùng cao cả giống như Đức Mẹ. Bao nhiêu tình yêu trong cuộc đời, Phăng tin dồn cả vào Cô-dét, chị sẵn sàng hi sinh tất cả cho con mình. Vì con, chị chấp nhận bán răng, bán tóc là hai tài sản quý giá của mình, không có việc gì chị không dám làm để cho con được sung sướng. Cái quý giá nhất của người phụ nữ là nhân phẩm và danh dự thì Phăng-tin cũng không ngần ngại bán đi, chấp nhận làm “gái điếm” để có tiền nuôi con.
- Tư tưởng nhân đạo: thể hiện tấm lòng yêu thương của tác giả đối với những người khốn khổ, bất hạnh, cuộc sống éo le;
- Thể hiện khát vọng về cuộc sống với bao tình yêu thương giữa người với người;
- Thể hiện sự bất bình trước khung cảnh xã hội phong kiến Pháp xưa đầy rẫy những oan trái, bất công, đầy đọa những con người vô tội.
- Sự giống nhau của Chí Phèo và Phăng-tin:
→ Người thì rạch mặt ăn vạ, chửi bới, người thì chọn đi bán dâm. Nhưng hơn cả, sau những hành động và việc làm ấy, cả hai đều khát khao, mong muốn có được một cuộc sống hạnh phúc, bình đẳng.
→ Cái chết đều là lời tố cáo sâu sắc của nhà văn về một xã hội tư sản bất công, thể hiện sự đau đớn, bất mãn của tác giả với thực tại đương thời.
- Sự khác nhau giữa Chí Phèo và Phăng-tin:
→ Cả hai suy cho cùng đều là nạn nhân của xã hội, đều phải chấp nhận sự đày đọa vô lí của cuộc đời. Họ xuất thân từ cuộc sống của những người lương thiện và bị đẩy đến bước đường cùng.
→ Ở mỗi nhà văn, cách giải quyết có khác nhau, nhưng đều chung quy lại trong một tiếng gọi tình thương và lòng nhân ái.
Phương Tây vào thế kỉ XIX, các thành tựu khoa học, kĩ thuật đã phát triển mạnh, nâng trình độ nhận thức của con người lên một tầm cao mới. Và đây cũng là một thế kỷ mà bão táp cách mạng diễn ra dữ dội ở Châu Âu nói chung và nước Pháp nói riêng. Hàng loạt các cuộc khởi nghĩa của công nhân nổ ra, giai cấp tư sản đủ lớn mạnh để bước lên vũ đài chính trị. Khởi đầu là cuộc cách mạng tư sản Pháp 1789 đã giải quyết triệt để các mâu thuẫn xã hội, làm thay đổi toàn diện bộ mặt nước Pháp. Sau khi lên nắm giữ chính quyền, một bộ máy cai trị của giai cấp tư sản được thiết lập để đàn áp và bóc lột lại nhân dân lao động. Xã hội tư sản tàn bạo ấy, ẩn giấu sau đó là một hệ thống luật pháp nghiệt ngã, dã man. Các nhân vật đại diện cho tình trạng cùng khổ của người lao động. Toàn bộ xã hội được thể hiện như một thực thể nhất trí trong việc áp bức, bóc lột, ruồng rẫy những người cùng khổ, đè lên người họ một thứ định mệnh khốc liệt với đủ các thứ công cụ ghê tởm như: tòa án, tổ chức cảnh binh, quân đội, nhà tù, báo chí, dư luận, thành kiến, tập quán.