Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ (Phạm Văn Tình)

Thẻ trong văn bản đọc

Câu 1: Chú ý nội dung sa pô

- Sa pô trích dẫn một số câu nói bình luận về cách sử dụng ngôn ngữ của giới trẻ, từ đó đặt ra vấn đề văn bản muốn nói tới.

Câu 2: Tìm hiểu các kí hiệu 8X, 9X, Y2K,...

- 8X, 9X: sinh ra vào thập niên thứ 8 hoặc thứ 9 của thế kỉ XX.

- Y2K: sinh ra vào thập niên đầu tiên của thế kỉ XXI, bắt đầu từ năm 2000.

Câu 3: Chú ý các tiểu mục trong văn bản.

- Từ việc phá vỡ các chuẩn mực chính tả…

- … đến thay đổi và lệch chuẩn ngôn từ

- Nên nhìn nhận thế nào từ góc độ ngôn ngữ học?

→ Dẫn dắt từ thực trạng vấn đề sử dụng ngôn ngữ → Cách nhìn nhận → Thông điệp của tác giả.

Câu 4: Việc trích dẫn bài viết của Giâu có tác dụng gì?

- Cho thấy rõ ràng, chân thực về thực trạng sử dụng ngôn ngữ của giới trẻ Việt Nam. Điều đặc biệt, bài viết được viết bởi một người nước ngoài, họ cũng nhìn thấy được tình trạng bất cập này.

→ Tác động đến ý thức người đọc, gợi suy ngẫm về cách thức sử dụng ngôn từ để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

Câu 5: Tranh minh họa liên quan đến nội dung gì?

- Tranh minh họa liên quan đến nội dung của bài viết: Giới trẻ đang phá vỡ chuẩn mực chính tả. Trong bức tranh dù nêu cao khẩu hiệu "giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt" nhưng chính chữ viết khẩu hiệu lại bị viết tắt, viết sai.

Câu 6: Chú ý các loại sáng tạo “lệch chuẩn” ngôn từ.

- Dựa trên hiện tượng đồng âm nói từ (của các từ đã có kết hợp với một từ khác): akay + chim cú = cay cú; cá kiếm = kiếm tìm,...

- Cách nói “mở rộng” tổ hợp theo vần điệu đã có: ghét như con bọ chét (ghét), ngất ngây con gà tây (thích thú)...

- Tiếng “lóng”: trường học = khám Chí Hòa, bị đứng kiểm điểm cuối lớp = chào cờ,...

Câu 7: Vì sao đây lại là điều đáng nói?

- Đây là điều đáng nói vì cách nói này là do tự sáng tạo theo ý thích của nhiều nhóm học đường tạo nên teencode khác nhau. Mỗi nhóm một kiểu không giống với ngôn ngữ toàn dân. Nó gây ra nhiều sự hỗn loạn khó kiểm soát.

Câu 8: Chú ý quan niệm của người viết về việc sáng tạo ngôn ngữ.

- Việc sáng tạo ra một số từ ngữ, một số cách nói riêng là chuyện bình thường vì ngôn ngữ không tự nhiên sinh ra. Giới trẻ đã tìm cho mình cách ứng xử nhằm giải trí và tạo ra không khí mới lạ, vui vẻ trong giao tiếp → Việc làm này không vô bổ mà có giá trị kích thích sự hưng phấn, giúp giới trẻ có cảm hứng để làm việc hăng say, có hiệu quả hơn.

Câu 9: Phân biệt sự “đa dạng” và “hỗn tạp”.

- Đa dạng là sự phong phú của nhiều cá thể khác nhau trong một tập thể.

- Hồn tạp là không thuần nhất, gồm có nhiều thứ rất khác nhau lẫn lộn vào với nhau.

Câu 10: Tác giả nêu lên vấn đề gì ở phần kết?

- Ở phần kết, tác giả nêu lên vấn đề: Giới trẻ vì mải mê "sáng tạo" lạ kì mà quên mất việc học tập và trau dồi tiếng mẹ đẻ.

Trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1: Văn bản Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ viết về vấn đề gì và liên quan tới đối tượng nào?

- Vấn đề: Hiện trạng giới trẻ sử dụng Tiếng Việt.

- Đối tượng: Giới trẻ (Việt Nam)

Câu 2: Bài viết được triển khai qua mấy phần, mỗi phần được thể hiện bằng hình thức gì? Em có nhận xét như thế nào về các ví dụ tác giả dẫn ra trong bài?

- Bài viết được triển khai qua 4 phần:

  • Phần 1: Sa pô (Đặt ra vấn đề và khái quát nội dung chính).
  • Phần 2: Từ việc phá vỡ các chuẩn mực chính tả (Chỉ ra những biểu hiện của hành động viết tắt, viết phá cách, viết sai chính tả của giới trẻ).
  • Phần 3: Đến thay đổi lệch chuẩn ngôn từ (Việc sáng tạo ra những ngôn ngữ lệch chuẩn của giới trẻ).
  • Phần 4: Nên nhận thế nào từ góc độ ngôn ngữ học? (Quan điểm của người viết về việc sáng tạo ngôn ngữ).

→ Các ví dụ tác giả dẫn dắt trong bài đều là những ví dụ điển hình đã, đang và sẽ diễn ra trong thực tế đời sống

Câu 3: Phân tích ý nghĩa của vấn đề mà văn bản nêu lên.

- Vấn đề văn bản nêu lên: Hiện tượng sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt của giới trẻ (những biểu hiện phá vỡ chuẩn mực, thay đổi và lệch chuẩn ngôn ngữ).

- Đây là vấn đề quan trọng, cấp thiết đặc biệt trong thời đại văn hóa hội nhập ngày nay. Tình trạng được tác giả phản ánh trong bài viết đã tồn tại rất lâu dài và không có xu hướng ngừng hay bị xóa bỏ, vì vậy bài viết rất có ý nghĩa, như lời nhắc nhở, thông điệp gửi gắm đến mọi người (nhất là giới trẻ) hãy giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

Câu 4: Thái độ của người viết thể hiện trong văn bản như thế nào? Hãy phân tích thái độ ấy qua một số câu văn cụ thể.

- Có thể nói, anh chàng Giâu đã “thâu tóm” được rất nhiều biến thể chính tả mà các chàng, nàng tuổi teen đang dùng. → Thể hiện sự xấu hổ, thái độ mỉa mai.

- Xét theo phương diện đó, nhiều từ mà các “cậu ấm cô chiêu” dùng có thể coi là dạng lóng → Hàm ý châm chọc những bạn trẻ đang sáng tạo ra những ngôn ngữ lệch chuẩn tự cho mình là giỏi.

- Tiếng Việt của giới trẻ đang là một Tiếng Việt rất đa dạng, nếu không nói là hỗn tạp. → Thể hiện sự phê phán: việc sử dụng những từ ngữ sáng tạo do các bạn trẻ sáng tạo ra gây lên sư hỗn tạp trong Tiếng Việt, nhắc nhở người sử dụng cần phải cân nhắc.

- Cũng bởi bản chất của nó chỉ là một trò chơi nhất thời, không hơn không kém. → Thái độ phủ nhận, chế giễu thứ ngôn ngữ của giới trẻ là vô giá trị.

Câu 5: Văn bản Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ mang lại cho em những thông tin và những nhận thức bổ ích gì? Hãy nêu ra một số ví dụ cụ thể về việc sử dụng tiếng Việt không trong sáng mà em đã chứng kiến hoặc biết được qua các phương tiện thông tin đại chúng.

- Thông tin, nhận thức:

  • Thực trạng cách thức sử dụng ngôn ngữ của giới trẻ với những biểu hiện lệch chuẩn, phá vỡ chuẩn mực ngôn ngữ,...
  • Quan điểm về việc sáng tạo ngôn ngữ.
  • Giá trị của ngôn ngữ tiếng Việt,...

- Ví dụ cụ thể:

  • Trong giao tiếp hiện nay, thay vì nói “đồng ý” thì có nhiều người lại dùng từ OK.
  • Những từ ngữ thông thường nhưng viết một đằng, hiểu một nẻo. Ví như các cụm từ: “luật nhân quả”, “quả báo”, “quả báo nhãn tiền”, nhưng đã bị biến thành các cụm từ “luật hoa quả”, “quả táo”, “quả táo nhãn lồng”.

Câu 6: Hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 — 12 dòng) lý giải vì sao phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

Gợi ý triển khai

- Chữ viết, tiếng nói là của cải vô cùng quan trọng và quý giá của bất kỳ dân tộc nào trên thế giới, là niềm tự hào của mỗi dân tộc → Tiếng Việt của dân tộc Việt Nam cũng như vậy.

- Trải qua các triều đại lịch sử, qua những giai đoạn phát triển, tiếng Việt đã trở thành hồn cốt của dân tộc, có sức sống lâu bền trong tâm hồn, lối sống, tư duy của con người Việt Nam. Dù có sống ở miền đất nào trên lãnh thổ Việt Nam hay sống xa quê hương, những con người mang dòng máu Việt đều không quên thứ tiếng ông cha, lời ăn tiếng nói của dân tộc mình.

- Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt chính là bảo vệ hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị con người Việt Nam nhằm định hướng, dẫn dắt, đánh giá và điều chỉnh hành vi của con người và toàn xã hội hướng tới chân, thiện, mỹ. Và vì thế, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt cũng chính là giữ gìn và bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc.

- Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp”.

  • 3 lượt xem
Sắp xếp theo