- Aleksandr Sergeyevich Pushkin (1799 - 1837) là một thi sĩ, văn sĩ, kịch tác gia Nga. Được tôn vinh là Mặt trời thi ca Nga, ông là biểu tượng của trào lưu lãng mạn Nga thế kỷ XIX bởi nhiều cống hiến trong sự đa dạng hóa ngôn ngữ văn chương.
- Tình yêu là một trong những chủ đề chính yếu trong các tác phẩm của Pushkin. Đối với ông, tình yêu là không khí, dưỡng chất không thể nào thiếu, luôn nồng cháy và nhiệt tình. Vì vậy, các tác phẩm của ông cũng viết nhiều về tình yêu.
- Đóng góp của Pushkin cho nền văn học: Puskin có đóng góp trên nhiều mặt, nhiều thể loại, những cống hiến vĩ đại nhất của ông vẫn là Thơ trữ tình với hơn 800 bài thơ và 13 bản trường ca bất hủ. Vì thế mà Puskin được xem là “Mặt trời của thi ca Nga”.
- Bài thơ “Tôi yêu em” là bài thơ tình nổi tiếng viết về mối tình không thành giữa nhà thơ và cô Leonhina - con gái của Chủ tịch viện hàn lâm nghệ thuật Nga.
- Tình cảm, cảm xúc: Tình yêu mãnh liệt, say đắm, chân thành, không quan tâm đến bản thân mà chỉ mong cầu người mình yêu được hạnh phúc.
- Điệp cấu trúc “tôi yêu em”: được nhắc lại nối liền mạch cảm xúc để nhà thơ giãi bày tâm trạng của tình yêu đơn phương; khẳng định tình yêu chân thành, mãnh liệt, không thay đổi của nhân vật trữ tình.
- Hai dòng thơ kết: tình yêu cao thượng của nhân vật trữ tình. Đó là lời cầu chúc thể hiện tình yêu đẹp, chân thành, đằm thắm và một tấm lòng cao thượng, vượt qua mọi ghen tuông, ích kỉ, chỉ mong người mình yêu hạnh phúc.
- Cảm xúc của nhân vật trữ tình:
- Cụm từ “tôi yêu em” trở thành điệp khúc trong bài thơ.
- Hai câu thơ đầu:
- Hai câu thơ sau:
⇒ Tình yêu đẹp đẽ, cao thượng: nhân vật trữ tình yêu hết mình, mãnh liệt, cháy bỏng nhưng không quan tâm đến bản thân mà chỉ mong người yêu được hạnh phúc.
- Cảm xúc trong tình yêu: vui, buồn, hờn giận, đau khổ, hạnh phúc, ghen tuông,...
- Trong tình yêu, ai cũng muốn được thấu hiểu, được đáp lại tấm lòng của mình, nhưng tác giả đã không còn hi vọng, có lẽ vì đã tuyệt vọng với tình yêu đơn phương này → Nỗi đau đớn không tả xiết.
- Cấu trúc: “Lúc…khi”: trạng thái, cảm xúc tình yêu biến đổi liên tục.
- Hai dòng thơ kết là lời cầu chúc chân thành, cao thượng. Lời cầu chúc có hai ý hiểu:
- Quan niệm về tình yêu của nhà thơ:
- Nhà thơ xưng “tôi” - “em” → thể hiện sự tinh tế, khéo léo trong cách dùng từ, đó là cách gọi trang trọng dành cho người mình yêu thương.
- Tình yêu của “tôi” dành cho “em” nồng cháy, ấm áp, nồng nàn và lãng mạn. “Tôi” đã thắp lên ngọn lửa tình yêu cháy sáng, lan tỏa khắp không gian.
- “Tôi” yêu “em” nhưng không muốn em phải bận lòng nữa, hi sinh vì niềm vui, hạnh phúc nơi em chọn lựa. Ở đây, tình yêu không có sự ràng buộc.
- Tình yêu của “tôi” cũng giống như những tình yêu thông thường với muôn vàn cảm xúc: khi âm thầm không dám ngỏ lời, khi yêu cuồng nhiệt trong vô vọng, khi hậm hực lòng ghen,...
- “Tôi” hi sinh cho mối tình sâu nặng, cầu mong cho em được yêu như tình yêu tôi dành cho em
→ Luôn khao khát được dâng hiến, yêu thương và hạnh phúc khi thấy người mình yêu được yêu, được hạnh phúc.
Gợi ý triển khai
- Khẳng định: trong tình yêu chắc chắn sẽ trải qua nhiều cung bậc cảm xúc, nhưng biểu hiện, diễn biến phức tạp trong tâm hồn những người đang yêu suy cho cùng đều hướng tới khát vọng yêu thương, mong muốn gặp được một trái tim đồng điệu, giao cảm và trao duyên.
- Tình yêu cần hướng tới sự đồng điệu, đồng cảm, sự tận tụy hi sinh và tinh tế để cảm nhận. Sự hài hòa hoàn hảo giữa cảm xúc và lí trí là điều rất cần thiết để duy trì tình yêu.
- Tình yêu không nhất thiết phải ở bên nhau (nếu ở bên nhau là sự giày vò, đau khổ), yêu là mong muốn nhìn thấy người mình yêu được hạnh phúc, an yên.