Tự đánh giá: Thề nguyền (Trích Truyện Kiều)

Đọc văn bản “Thề nguyền” (SGK Ngữ văn 11 - Bộ Cánh diều, trang 61 - 62) và thực hiện các yêu cầu sau:

I. Trắc nghiệm

Câu trắc nghiệm mã số: 33673
Câu trắc nghiệm mã số: 33672
Câu trắc nghiệm mã số: 33671
Câu trắc nghiệm mã số: 33670

II. Tự luận

Câu 1: Câu thơ “Bây giờ rõ mặt đôi ta/ Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao” cho thấy Thúy Kiều đang sống trong tâm trạng như thế nào? Vì sao?

- Thúy Kiều muốn tận hưởng, đắm chìm trong khoảnh khắc, giây phút hiện tại, không muốn chờ đợi nhưng ngày tương lai, có thể do nàng lo sợ, dự cảm những điều không lành.

(Cuộc đời nàng bắt đầu từ những khúc Bạc mệnh đến lời báo mộng của Đạm Tiên rằng nàng có tên trong sổ Đoạn trường đã khiến cho người con gái trong sáng ấy luôn thường trực nỗi ưu tư, lo lắng. Giữa lúc tình yêu ở độ nồng thắm nhất mà nàng vẫn lo rằng: Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao? Mọi thứ sẽ tan biến như giấc chiêm bao không thể nếu giữ lại bởi hạnh phúc nàng có mong manh. Điều đó dường như không còn là nỗi lo lắng đơn thuần mà như điềm báo khiến nàng lo sợ.)

Câu 2: Bình luận nhận định sau của Hoài Thanh:

“Gót chân nàng “thoăn thoắt” đi sang nhà Kim Trọng, cái hình ảnh nàng “Xăm xăm băng nẻo vườn khuya một mình: bây giờ đây vẫn còn có thể làm cho một số người ngơ ngác, phân vân”. (Trích Nguyễn Du: một trái tim lớn, một nghệ sĩ lớn)

- Nhận định của Hoài Thanh: "ngơ ngác, phân vân" vì: Các cụ ta xưa xem đó là hành động trái lại với đạo đức, luân lí, cương thường. Trong khi nàng phải gần gũi mình trong cảnh thâm nghiêm kín cổng cao tường hay êm đềm trướng rủ màn che – tường đông ong bướm đi về mặc ai, thì hành động một mình giữa đêm tối tìm đến nhà người yêu của Kiều thật khó chấp nhận, nó không phải là hành động của bậc tiểu thư đài các thâm khuê.

- Nhìn từ góc độ của người đang yêu, hành động của Thúy Kiều “Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” khi sang nhà Kim Trọng trong đêm thề nguyền lại thật hợp lý: Kiều có tình yêu sâu nặng, mãnh liệt với Kim Trọng, do đó bất chấp luật hà khắc của chế độ phong kiến, Kiều đã dám “xăm xăm băng lối vườn khuya một mình”sang nhà Kim Trọng.

- Hai từ ngữ “xăm xăm”, “băng” được đặt liền kề nhau cho thấy được sự khẩn trương, gấp gáp của cuộc thề nguyền, Kiều như đang chạy đua với thời gian để buồn tỏ và đón nhận tình yêu, một tình yêu mãnh liệt, tha thiết,…Mặt khác, các từ này cũng dự báo sự không bền vững, sự bất bình thường của cuộc tình Kim Trọng – Thúy Kiều.

Câu 3: Cảm nhận của em về không gian của cuộc thề nguyền.

Không khí đêm thề nguyền được gợi lên đầy ấn tượng, với ánh sáng, màu sắc, hương thơm; với cảnh đẹp, người đẹp… tạo nên dấu ấn tình yêu đầu đời không bao giờ phai mờ trong tâm hồn Kiều. Biểu hiện của buổi thề nguyền là tiên thề, tóc mây, dao vàng, vầng trăng và lời thề. Kiều trao chàng Kim món tóc mây biểu hiện sự hẹn ước. Đêm thề nguyền của hai người yêu nhau được vây gọn trong thiên nhiên đẹp đẽ, êm đềm với sự minh chứng của vừng trăng vằng vặc giữa trời.

Câu 4: Cảm nhận của em về hình tượng “trăng” trong đoạn trích.

- Trăng là kẻ cố tri, thường xuyên xuất hiện và đi về để chứng kiến những bước ngoặt trong cuộc đời nàng Kiều, vầng trăng ấy chất chứa đầy tâm trạng bởi dưới trăng là con người của nỗi niềm tâm sự khôn nguôi.

- Đã bao lần trăng hiện diện trong cuộc đời Kiều, nhưng có lẽ chỉ có đêm trăng thề nguyền này là tròn đầy, viên mãn nhất. Hình tượng “trăng” trong đoạn trích là biểu tượng cho sự sum vầy, đoàn viên, sự hạnh phúc mỹ mãn, biểu thị cho tình yêu trong sáng, thuần khiết và chân thành của Thúy Kiều và Kim Trọng, trở thành minh chứng thiêng liêng cho tình yêu tuyệt đẹp của đôi trai tài gái sắc.

Câu 5: Nêu suy nghĩ của em về tình yêu Thúy Kiều – Kim Trọng qua văn bản “Thề nguyền”.

Qua đoạn trích Thề nguyền đã cho thấy được sức mạnh của tình yêu mãnh liệt đã khiến cho Thuý Kiều chủ động tìm đến với người mình yêu để thề nguyền và tình tự. Cùng với đó, thể hiện sự đồng lòng sắt son, là tình yêu chân thành sâu sắc đến từ cả hai phía, vượt qua mọi sự ngăn cản của lễ giáo phong kiến - vốn tồn tại khá nặng nề trong tâm thức con người lúc đó, một lòng theo đuổi thứ tình yêu đích thực, tươi đẹp nhất cuộc đời.

Câu 6: Viết một đoạn văn (khoảng 10 - 15 dòng) giới thiệu ý nghĩa nội dung và đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích “Thề nguyền”.

Gợi ý triển khai

- Giới thiệu khái quát: Đoạn trích thuộc phần "Gặp gỡ và đính ước" của kiệt tác "Truyện Kiều"; vị trí từ câu 431 - 452.

- Nội dung

  • Nội dung chính: Sau lần gặp gỡ vào buổi chiều thanh minh, Kim Trọng đi tìm nhà trọ học gần nhà Thúy Kiều, hai người đã gặp gỡ, trao kỉ vật làm tin. Một hôm, khi gia đình sang chơi bên ngoại, Kiều đã tìm Kim Trọng. Chiều tà, nàng trở về nhà, được tin cả nhà vẫn chưa về, nàng quay lại gặp chàng, hai người đã làm lễ thề nguyền, gắn bó dưới vầng trăng. 
  • Phần 1: Cảnh Thúy Kiều băng băng lối khuya sang nhà Kim Trọng: hành động dứt khoát, táo bạo, bất chấp quan niệm hà khắc của lễ giáo phong kiến → Thể hiện sự vội vàng, tình cảm lớn lao Thúy Kiều dành cho Kim Trọng. Nàng đã theo tiếng gọi của tình yêu, chủ động theo đuổi tình yêu của đời mình. Kim Trọng vốn đã phải lòng nhưng sợ nàng không đồng ý, khi này hai người đã nhận ra tình cảm của nhau và chuẩn bị một lễ thề nguyền thiêng liêng, hạnh phúc. 
  • Phần 2: Cảnh Kiều và Kim Trọng thề nguyền - giữa đêm tối trăng sáng, ánh trăng là nhân chứng cho cuộc thề nguyền của đôi trai gái. Lời thề trăm năm bền vững, hai mặt một lời song song → Sự đồng lòng, một lòng một dạ cho tình yêu. 

- Nghệ thuật

  • Hệ thống từ ngữ tinh tế, chọn lọc, giàu giá trị biểu đạt. 
  • Biện pháp nghệ thuật ẩn dụ, hoán dụ, ước lệ tượng trưng;
  • Sử dụng các điển tích, điển cố;
  • Bút pháp miêu tả tâm lý nhân vật sắc sảo.
  • 114 lượt xem
Sắp xếp theo