Tự đánh giá: Kép Tư Bền (Nguyễn Công Hoan)

Đọc văn bản “Kép Tư Bền” (SGK Ngữ văn 11 - Bộ Cánh diều, trang 98 - 100) và thực hiện các yêu cầu sau:

I. Trắc nghiệm

Câu trắc nghiệm mã số: 33905
Câu trắc nghiệm mã số: 33904
Câu trắc nghiệm mã số: 33903
Câu trắc nghiệm mã số: 33902
Câu trắc nghiệm mã số: 33901

II. Tự luận

Câu 6: Nêu hoàn cảnh, tính cách, phẩm chất của nhân vật kép Tư Bền. Ở mỗi đặc điểm, nêu một số dẫn chứng cụ thể.

- Hoàn cảnh: Kép Tư Bền là một diễn viên hài kịch nổi tiếng, các buổi biểu diễn của anh rất đông khách. Vì cha bị bệnh nặng nên anh đã không đi diễn. Ông chủ rạp kịch thấy vậy liền đòi tiền mà anh vay và dồn ép anh vào thế phải nhận vai đi diễn tiếp.

- Tính cách, phẩm chất: hiếu thảo, thương yêu người cha già ốm đau bệnh tật của mình; có tài năng (diễn hài kịch) và có trách nhiệm với công việc của mình.

- Dẫn chứng cụ thể:

  • “... ai ngó vào trong buồng trò mới thấy được cái khổ tâm của anh Tư Bền. Anh ngồi ủ rũ trước cái gương, bụng thì rối beng, mặt thì nhăn nhó, nhưng tay vẫn phải sờ vào hộp phấn hồng để đánh mặt,..”
  • “Sao mà lâu thế! Anh được nghỉ một chốc, mới nhờ người về thăm xem tình hình cha anh ra làm sao”.
  • “Anh Tư Bền bỗng ứa hai hàng nước mắt, rồi khóc nức khóc nở”.
  • “Mà càng thấy vắng bặt tin nhà, ruột anh càng nhàu như dưa, xót như muối!”
  • “Anh Tư Bền lại phải giấu bộ mặt rầu rầu mà anh thích - vì nó hợp với tâm lí anh hơn - để vui vẻ mà diễn lại đoạn cuối một lần nữa.

Câu 7: Chỉ ra những biểu hiện tâm trạng của nhân vật kép Tư Bền trong đoạn trích từ “Một hồi chuông vừa dứt.” đến hết.

- “Anh Tư Bền lững thững bước ra, cúi đầu chào, rồi đứng thần người ra như phỗng đến một lúc”: mất hồn.

- “Anh lại phải hò, phải hét, phải dằn từng tiếng, phải ngân từng câu, phải làm những điệu bộ, phải cười ha hả như cảnh thứ nhất”: gượng ép, nhưng vì tiền nợ, vì người cha đang ốm, anh vẫn gắng gượng tiếp tục làm trò cho mọi người cười.

- “Còn gì đau đớn hơn tin ấy nữa! Anh Tư Bền bỗng ứa hai hàng nước mắt, rồi khóc nức khóc nở”: thương xót cha nhưng anh bất lực, không thể ở cạnh cha lúc này.

- “Mà càng thấy vắng bặt tin nhà, ruột anh càng nhàu như dưa, xót như muối!”: lo lắng, sốt ruột.

- “”…Làm cho anh ruột càng như thiêu như đốt”, “trong khi anh đương rối beng nghĩ đến cha anh”: ngày càng sốt ruột thêm, rối rắm, muốn nhanh chóng trở về với người cha.

Câu 8: Em thích nhất điều gì trong nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Công Hoan ở tác phẩm Kép Tư Bền? Lí giải cụ thể.

- Cách chuyển đổi điểm nhìn từ người kể chuyện sang kép Tư Bền. Việc đổi điểm nhìn như vậy, giúp giãi bày, lột tả rõ tâm trạng, dễ dàng tái hiện diễn biến trong tâm hồn nhân vật với nỗi niềm day dứt, xót thương cho người cha già đau ốm của anh.

- Xây dựng tình huống truyện đặc biệt, qua đó làm nổi bật tính cách nhân vật và thể hiện thực xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám, cuộc sống và số phận con người lao động thật bấp bênh, không có gì đảm bảo.

Câu 9: Có thể rút ra triết lí nhân sinh nào từ truyện ngắn Kép Tư Bền?

- Sứ mệnh của người nghệ sĩ trong xã hội Việt Nam trước cách mạng tháng Tám, họ phải hi sinh bản thân để cống hiến những màn trình diễn trọn vẹn → những giọt nước mắt sau ánh đèn sân khấu ấy đã giúp cho chúng ta có cái nhìn thấu hiểu và trân trọng hơn đối với người nghệ sĩ.

→ Trái ngược với sự vui nhộn bên ngoài là cái bi kịch ẩn sâu bên trong, Kép Tư Bền là sự hi sinh cao cả của người nghệ sĩ vì họ mất đi nhiều thứ để cống hiến những tác phẩm trọn vẹn cho độc giả và cho cuộc đời.

Câu 10: Viết một đoạn văn (khoảng 12 – 15 dòng) nêu suy nghĩ của em về một vấn đề xã hội đặt ra từ truyện Kép Tư Bền.

Gợi ý triển khai

Vấn đề: Thân phận người nghệ sĩ trong sự đối lập nghiệt ngã giữa tài năng và hiện thực.

Ám ảnh độc giả ở truyện ngắn “Kép Tư Bền” là hình ảnh một anh kép hát vô tình bị người đời bắt diễn trò bông lơn giữa lúc cha anh đang hấp hối. Thế là anh phải quên đi tấn bi kịch của đời mình, để diễn hài kịch trên sân khấu, để mà bông, mà đùa, mà pha trò cho khán giả hét lên mà cười, cười đến nỗi phải lăn ra cả đất. “Cái cảnh thương tâm của anh Tư Bền, đi đôi với cái bông lơn, cứ diễn ra mãi, mà mỗi chốc lại càng thương tâm hơn.” Mà nguyên nhân của tình thế bi hài ấy không gì khác chính là do đồng tiền - do cha anh bệnh và món nợ với ông chủ rạp càng lớn lên - anh phải nhận lời diễn, thậm chí phải kí giao kèo bán tự do của mình cho ông chủ rạp, vì ông sợ nếu hôm diễn cha anh có mệnh hệ gì thì anh cũng không thể bỏ được!

Chỉ trong vòng hai tháng thôi mà Tư Bền, một nghệ sĩ tài danh đã bị đẩy vào một bi kịch hết sức éo le (buộc phải diễn trò bông lơn khi cha hấp hối) để rồi sẽ phải ân hận, dằn vặt suốt cuộc đời. Đó là một bằng chứng cho thấy trong xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám, cuộc sống và số phận con người lao động thật bấp bênh, không có gì đảm bảo.

Kép Tư Bền đã cho thấy những bi kịch sau vầng hào quang sân khấu mà ít ai hiểu được, tác phẩm khiến độc giả phải dừng lại để suy nghĩ, từ đó giúp chúng ta biết cách lắng nghe và trân trọng người nghệ sĩ nhiều hơn.

  • 146 lượt xem
Sắp xếp theo