Tự đánh giá: Sông nước trong tiếng miền Nam

Đọc văn bản “Sông nước trong tiếng miền Nam” (SGK Ngữ văn 11 - Bộ Cánh diều, trang 122 - 123) và thực hiện các yêu cầu sau:

I. Trắc nghiệm

Câu trắc nghiệm mã số: 33961
Câu trắc nghiệm mã số: 33960
Câu trắc nghiệm mã số: 33959
Câu trắc nghiệm mã số: 33958
Câu trắc nghiệm mã số: 33957

II. Tự luận

Câu 6: Tác giả đã dẫn ra các từ ngữ nào để làm sáng tỏ nhận xét: “Số từ ngữ chỉ những sự vật, hiện tượng liên quan đến sông nước vì vậy vô cùng phong phú [...]?

Tác giả đã dẫn ra các từ ngữ để làm sáng tỏ nhận xét: rạch, xẻo, con lươn, bùng binh, tắt, rỗng, vàm, lung, láng, bưng, bàu, cù lao, cồn, giồng...; nước lớn, nước ròng, nước rong, nước nổi, nước kém, nước đứng, nước nhửng, nước ương,...; ghe, tam bản, xuồng, vỏ lãi, tắc rằng,..."

Câu 7: Mục đích của người viết văn bản Sông nước trong tiếng miền Nam là gì? Câu văn, đoạn văn nào liên quan đến mục đích ấy?

- Mục đích của người viết: muốn nhấn mạnh tác động của thiên nhiên đến môi trường sống, và ảnh hưởng đến cách sử dụng ngôn từ đặc trưng của mỗi vùng, miền.

- Câu văn, đoạn văn nào liên quan đến mục đích: Đoạn sa pô - “Bài viết này muốn nhấn mạnh tác động của thiên nhiên đến môi trường sống,... và ảnh hưởng đến cách sử dụng ngôn từ đặc trưng của mỗi vùng, miền."

Câu 8: Theo tác giả, vì sao các tỉnh miền Nam lại hay đặt địa danh gắn liền với sông nước?

- Theo tác giả, các tỉnh miền Nam hay đặt địa danh gắn liền với sông nước vì Nam Bộ là nơi có mạch sông nước dồi dào và phần lớn bộ phận các tỉnh thành Nam Bộ đều nằm hai bên bờ sông rạch.

Câu 9: Hình ảnh minh hoạ trong văn bản có tác dụng gì?

- Hình ảnh minh họa trong văn bản giúp cho văn bản sinh động và hấp dẫn hơn. Các hình ảnh đó giúp cho lời thuyết minh trong văn bản được cụ thể hóa hơn và được minh chứng rõ ràng, giúp người đọc hình dung dễ hơn.

Câu 10: Văn bản mang lại cho em những thông tin bổ ích gì?

- Các từ ngữ địa phương Nam Bộ → Sự đóng góp vào ngôn ngữ toàn dân → Sự giàu đẹp, phong phú của tiếng Việt.

- Nguồn gốc và lí do vì sao mà các tỉnh miền Nam lại hay đặt địa danh gắn liền với sông nước.

  • 8 lượt xem
Sắp xếp theo